

Vũ Thị Quỳnh Anh
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Trong cuộc sống hiện đại đầy biến động, lối sống chủ động đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp con người làm chủ vận mệnh của chính mình. Chủ động – có thể được hiểu là tự mình lập kế hoạch, thực hiện, và chịu trách nhiệm với mọi vấn đề trong cuộc sống mà không chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh bên ngoài. Người có lối sống chủ động không chờ đợi cơ hội đến, mà họ tự tạo ra cơ hội. Họ không đổ lỗi cho hoàn cảnh, mà tìm cách thích nghi, vượt qua khó khăn. Khi chủ động, ta có thể kiểm soát thời gian, công việc và cảm xúc, từ đó xây dựng một cuộc sống ý nghĩa hơn. Chỉ có sống và làm chủ bản thân, Bill Gates hay Mark mới bỏ ngang trường đại học danh giá nhất nước Mỹ để thực hiện ước mơ của mình. Và cũng chỉ có thế chủ động, bất cứ ai trong chúng ta mới có thể sẵn sàng đối diện với sóng gió. Ngược lại, nếu sống thụ động, ta dễ rơi vào trạng thái trì hoãn, phụ thuộc vào người khác và đánh mất cơ hội phát triển. Trong xã hội đầy thách thức này, chỉ khi biết chủ động, ta mới có thể tự tin bước đi trên con đường mình chọn, không bị cuốn theo dòng chảy của cuộc đời. Vì thế, hãy chủ động nắm lấy cơ hội, hành động quyết liệt để chạm đến ước mơ, bởi tương lai nằm trong chính tay ta!
Câu 2:
Em không biết làm thầy ơi! Cuối kì II em làm được không ạ?
Câu 1:
Bài thơ "Nhàn" được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mỗi dòng có tám câu, mỗi câu bảy chữ, gieo vần theo luật bằng trắc.
Câu 2:
Những hình ảnh thể hiện lối sống giản dị, thanh cao của tác giả:
- "Một mai, một cuốc, một cần câu"
- "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá"
- "Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"
Câu 3:
"Một mai, một cuốc, một cần câu"
"Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"
Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ liệt kê (một mai, một cuốc, một cần câu).
- Tác dụng:
- Nhấn mạnh ý, làm tăng hiệu quả biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Cho thấy rõ tư tưởng buông bỏ danh lợi, tìm kiếm niềm vui đơn sơ trong cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
- Qua đó thấy được ở tác giả sự giản dị, tinh thần thoải mái và thảnh thơi hàng ngày.
Câu 4:
"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ"
"Người khôn, người đến chốn lao xao"
Ta thấy được, quan niệm “dại” và “khôn” khác biệt so với bình thường và trong hai câu thơ:
"Dại" không phải là ngu ngốc, khờ mà ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn nói đến là hành động ông tự nguyện cáo quan ở ẩn để tìm sự bình yên.
"Khôn" không phải là thông minh, mà là chen lấn, đấu tranh vì danh, vì lợi, khiến cuộc sống trở nên vất vả, mệt mỏi vô cùng.
Cách dùng từ cho thấy ở Nguyễn Bỉnh Khiêm một triết lý sống sâu sắc: đôi khi, từ bỏ danh lợi mới thực sự là khôn ngoan, còn chạy theo quyền lực, tiền tài lại là rất dại dột vì không khác nào tự đưa mình vào tròng, thi nhau tranh giành, hơn thua với nhau.
Câu 5:
Từ văn bản trên, ta thấy được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm – một con người thanh cao, giản dị, thấu hiểu cuộc sống lẽ đời thường. Ông không ham tiền tài danh vọng, giàu sang phú quý mà lựa chọn lối sống đạm bạc, giản dị nhưng bình yên, gần gũi với thiên nhiên. "Nhàn" của ông không chỉ là cáo quan ở ẩn, tránh né làm quan mà còn thể hiện sự buông bỏ để tâm hồn bản thân được thanh thản. Qua đó, ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người có trí tuệ sâu sắc, nhìn thấu đời người: sự phù phiếm của vinh hoa phú quý chỉ là nhất thời và chọn cho mình một cách sống an nhiên, đáng kính trọng bởi người đời.
Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp:
Dân số và lao động: Khu vực đông dân có lực lượng lao động lớn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
Thị trường tiêu thụ: Nhu cầu tiêu dùng cao tạo động lực phát triển các sản phẩm nông nghiệp phù hợp.
Chính sách phát triển: Nhà nước hỗ trợ vốn, kỹ thuật và quy hoạch hợp lý giúp sản xuất ổn định.
Khoa học - công nghệ: Ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông, thủy lợi phát triển giúp vận chuyển hàng hóa thuận lợi.
=> Các nhân tố kinh tế - xã hội quyết định sự phát triển và phân bố nông nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân.
1, Các nguồn lực phát triển kinh tế gồm:
Nguồn lực tự nhiên: Đất đai, khoáng sản, khí hậu, tài nguyên nước…
Nguồn lực kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, khoa học - công nghệ, vốn, thị trường…
Nguồn lực vị trí địa lí: Vị trí tự nhiên, địa chính trị, giao thông…
2, Tác động của nguồn lực vị trí địa lí đến phát triển kinh tế:
- Thuận lợi cho giao thương, xuất nhập khẩu.
- Phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ.
- Ảnh hưởng đến phân bố dân cư, đô thị hóa.
- Tạo lợi thế trong hợp tác và quan hệ quốc tế.