

Nguyễn Tùng Chi
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Trong cuộc sống ngày nay, lối sống chủ động có tầm quan trọng rất lớn với mỗi chúng ta. Ta có thể hiểu lối sống chủ động là cách sống mà con người chủ động kiểm soát, định hướng hành động và quyết định trong cuộc sống.Trước tiên, lối sống chủ động sẽ giúp ta xây dựng kế hoạch cho riêng mình, xác định mục tiêu và hành động để đạt được chúng. Bên cạnh đó, nó giúp ta luôn chủ động đối mặt với thử thách, không bị động chờ đợi giải pháp mà tìm cách giải quyết vấn đề. Không chỉ vậy, khi ta biết sống chủ động,ta sẽ tạo cho bản thân động lực và sự bền bỉ gip ta luôn bước về phía trước ngay cả khi đối diện với khó khăn hay thất bại. 1 trong những minh chứng cho lối sống này là Steve Jobs- người sáng lập Apple. Thay vì ngồi chờ đợi cơ hội, ông đã chủ động tạo ra những sản phâm sáng tạo, thay đôi ngành công nghệ và cách chúng ta sử dụng công nghệ. Thực tế, trong cuộc sống vẫn có những người sống thiếu quyết đoán, họ không tự đưa ra quyết định mà luôn sống phụ thuộc vào người khác, đây là hạnh động đáng bị phê phán và cần thay đổi.Tuy nhiên, lối sống chủ động là tốt nhưng không có nghĩa là hành động vội vàng, cần cân bằng giữa suy nghĩ và hành động, biết khi nào nên hành động hay kiên nhẫn để đạt được kết quả hiệu quả.Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của lối sống chủ động. Từ đó, ta hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng cho bản thân và quản lí thời gian của mình 1 cách hiệu quả.Tóm lại, lối sống chủ động không chỉ giúp ta đạt được mục tiêu mà còn mang lại sự kiểm soát và cân bằng trong cuộc sống, từ đó tạo ra 1 cuộc sống đầy ý nghĩa hơn.
Câu 2:
Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” của Nguyễn Trãi vẽ nên một bức tranh thiên nhiên bình dị mà tràn đầy sức sống, đồng thời gửi gắm những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc với sắc xanh rợp bóng của cây hoè, sắc đỏ rực rỡ của thạch lựu và hương sen thoang thoảng trong làn gió. Mỗi hình ảnh đều rất sống động, chân thực, tạo cảm giác về một cuộc sống thanh bình, an nhàn. Âm thanh của cuộc sống cũng được Nguyễn Trãi khắc họa tinh tế: tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu râm ran trong buổi chiều tà. Đó không chỉ là âm thanh của thiên nhiên mà còn là nhịp sống êm đềm, giản dị của con người nơi thôn quê.
Nhưng giá trị lớn nhất của bài thơ lại nằm ở hai câu cuối. Hình ảnh “Ngu cầm đàn một tiếng” vừa gợi sự thư thái, vừa là biểu tượng của sự hài hòa, yên bình. Ước vọng của Nguyễn Trãi không chỉ là sự an yên cho riêng mình mà là khát khao về một cuộc sống “dân giàu đủ khắp đòi phương”. Đây là ước mơ lớn lao của một con người luôn trăn trở với cuộc sống của nhân dân, mong cho mọi người đều được ấm no, hạnh phúc.
Bài thơ vì thế không chỉ đẹp bởi những hình ảnh thiên nhiên mà còn bởi lý tưởng sống cao đẹp của Nguyễn Trãi. Đó là tấm lòng của một con người gắn bó với đất nước, yêu thiên nhiên và luôn hướng về cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Câu 1: thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật
Câu 2:Những hình ảnh
- Một mai, một cuốc, một cần câu
-Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
-Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao
Câu 3:
-Biện pháp tu từ liệt kê" một mai, một cuốc, một cần câu"
-Tác dụng
+ Nội dung: Câu thơ thể hiện nếp sống giản dị, thanh cao, gần fuix với thiên nhiên của tác giả,đồng thời bộc lộ quan niệm sống an nhiên, tránh xa danh lợi
+ Nghệ thuật: nhấn mạnh sự đầy đủ của những vật dụng gắn liền với cuộc sống thanh đạm. Nhịp thơ chậm rãi làm nổi bật sự ung dung, thư thái của tác giả
Câu 4:
- 2 câu thơ thê hiện quan niệm sống đối lập: "dại" là rời xa danh lợi, chọn cuộc sống an nhiên thanh tịnh; 'Khôn" là lao vào chốn quan trường xô bồ
-Nguyễn Bỉnh Khiêm coi trọng sự ung dung, tự tại, đề cao lối sống giản dị, thanh cao, tránh xa bon chen quyền lực
Câu 5:
Nguyễn Bỉnh Khiêm là 1 con người có nhân cách cao đẹp, không chạy theo danh lợi mà chọn cuộc sống an nhiên, tự tại. Ông xem phú quý chỉ như giấc chiêm bao, đề cao lối sống giản dị, hòa mình với thiên nhiên.Qua bài thơ, tác gia thể hiện quan niệm sống sâu sắc: rời xa chốn quan trường ồn ào để tìm đến cuộc sống thanh bạch, yên bình. Đây không phai là sự trốn tránh mà là 1 sự lựa chọn khôn ngoan, thể hiện tâm hồn cao thượng, thanh cao của tác giả.
- Lao động và trình độ sản xuất: khu vực có lao động dồi dào, trình độ canh tác cao sẽ phát tiển nông nghiệp hiệu quả
VD: Đồng bằng sông Hồng
- Thị trường tiêu thụ: nơi gần thị trường lớn hoặc có điều kiện xuất khẩu thuận lợi sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
VD: Đông Nam Bộ với các cây nông nghiệp như cao su, cà phê
-Chính sách nông nghiệp: nhà nước hỗ trợ về đất đai, vốn, kĩ thuật giúp định hướng sản xuất
VD: Nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng
-Khoa học-Công nghệ: ứng dụng mới, cơ giới hóa giúp tăng năng suất và chất lượng sản phâm
VD: Nuôi tôm công nghệ cao ơ Đồng bằng sông Cửu Long
-Cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi phát triển giúp sản xuất và tiêu thụ thuận lợi
VD: Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống thủy lợi tốt , trồng lúa nước hiệu quả
*Nguồn lực kinh tế phát triển gồm 3 nhóm:
+ Nguồn lực tự nhiên
+Nguồn lực con người-xã hội
+Nguồn lực kinh tế- kĩ thuật
*Tác động:
+ Giao thông, giao thương: quốc gia có vị trí gần tuyến đường biển, cửa khẩu quốc tế thuận lợi cho giao thương, xuất nhập khẩu
+Phát triển ngành kinh tế:-Kinh tế biển:vị trí giáp biển giúp phát triển thủy sản, du lịch, khai thác dầu khí
-Nông nghiệp: khí hậu, thổ nhưỡng do vị trí quyết định loại cây trồng, vật nuôi
-Công nghiệp: gần nguyên liệu và thị trường giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả
+Thu hút đầu tư, phát triển đô thị: vị trí chiến lược giúp thu hút vốn đầu tư, phát triển khu công nghiệp, đô thị