

Hoàng Phúc Minh Dũng
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Trong một xã hội hiện đại đầy biến động hiện nay, lối sống chủ động là yếu tố quan trọng giúp con người phát triển và đạt được thành công. Sống chủ động là tự giác hành động, không chờ đợi người khác thúc ép hay hoàn cảnh quyết định thay mình. Người có lối sống chủ động luôn biết lập kế hoạch, nắm bắt cơ hội và không ngại đối mặt với khó khăn, thách thức. Khi chủ động, con người có thể kiểm soát cuộc sống của mình, không bị hoàn cảnh chi phối hay lãng phí thời gian vào những thứ vô nghĩa. Một ví dụ tiêu biểu về lối sống chủ động trong thực tiễn là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Ông không chờ đợi mà chủ động phát động chiến dịch phòng, chống tham nhũng mạnh mẽ, được ví như "lò nóng" ngày càng cháy mạnh, xử lí nghiêm nhiều cán bộ sai phạm, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước. Hay trong học tập,khi ta muốn nâng cao kiến thức, ta không chỉ nên học theo chương trình trên lớp mà còn chủ động tìm tài liệu. tham gia các khóa học trực tuyến và chủ động đặt câu hỏi khi có vấn đề. Ngược lại, những người thụ động thường trì hoãn, dễ bị động trước khó khăn và bỏ lỡ nhiều cơ hộ quý giá. Vì vậy, để rèn luyện lối sống này mọi người phải hình thành thói quen tự giác, có tư duy tích cực và tinh thần trách nhiệm
Câu 2
Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà thơ, nhà chính trị kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Ông không chỉ có công lớn trong sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh, xây dựng đất nước mà còn để lại nhiều tác phẩm văn học giá trị. "Cảnh ngày hè" là một bài thơ tiêu biểu trong tập "Quốc Thi âm tập', thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của tác giả.
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi vẽ nên một bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống:
" Rồi hóng mát thuở ngày trường.
Hòe lục đùn đùn tán rợp trương,
Thạch lựu hiieen còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương."
Câu thơ đầu tiên thể hiện khoảng thời gian nhàn hạ của tác giả. "Rồi" ở đây không đơn thuần là nghỉ ngơi mà còn là cơ hội để ông quan sát, hòa mình vào thiên nhiên. Cảnh vật mùa hè hiện lên sống động với màu sắc rực rỡ: màu xanh mướt của hoè, màu đỏ tươi của hoa lựu, hương thơm lan tỏa của đầm sen. Các động từ "đùn đùn", "phun", "tiễn" không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn gợi tả sự tràn đầy sức sống của thiên nhiên.
Bức tranh không chỉ có màu sắc mà còn có âm thanh, nhịp điệu của cuộc sống con người:
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ:
Dắng dỏi cầm ve lẩu tịch dương."
Tiếng "lao xao" của chợ cá, tiếng "dắng dỏi" của ve sầu tạo nên sự đối lập: một bên là sự nhộn nhịp của cuộc sống mưu sinh, một bên là âm thanh quen thuộc của thiên nhiên lúc hoàng hôn. Điều này cho thấy Nguyễn Trãi không chỉ say mê thiên nhiên mà còn quan tâm đến đời sống lao động của nhân dân.
Hai câu cuối bài thơ thể hiện rõ nhất tấm lòng của tác giả:
" Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đồi phương"
Ông ước ao có cây đàn của vua Ngu Thuấn – vị vua nổi tiếng hiền đức – để tấu lên khúc nhạc thái bình, cầu mong cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Đây chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi, thể hiện tấm lòng trung quân ái quốc, lo cho dân, cho nước.
Bài thơ "Cảnh ngày hè" không chỉ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên mà còn chứa đựng lý tưởng nhân văn cao đẹp của Nguyễn Trãi. Ông không chỉ say mê trước cảnh sắc mà còn luôn đau đáu nỗi lo về cuộc sống của nhân dân. Bằng ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh sinh động, bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc về một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và một tấm lòng vì nước vì dân.
Câu 1: Thể thơ là thất ngôn bát cú đường luật
Câu 2: Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả: ăn măng trúc, ăn giá, tắm hồ sen, tăm ao
Câu 3
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu trên là liệt kê
- Tác dụng
+) Khắc họa lối sống thanh cao, dơn giản
+) Thái độ coi thường danh lợi
+) Tạo ra sự nhịp nhàng, cân đối, sinh động cho bài thơ
Câu 4
- "dại" : ông tự nhân mình dại vì chọn cuộc sống an nhàn, tránh xa vòng danh tlợi
-"khôn": là những người lao vào chốn quan trường đầy bon chen, tranh đấu
Qua đó, tác giả bộc lọ thái độ coi nhẹ danh lợi, đề cao sự an nhiên, thanh bình
Câu 5
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ, nhà triết lý lớn, ông có nhân cách cao đẹp. Qua bài thơ, ta là người có tư tưởng sống nhàn, coi nhẹ danh lợi, lựa chọn cuộc sống thanh bạch, an nhiên nơi thôn dã. Ông không chạy theo quyền lực, tiền tài mà tìm về thiên nhiên, giữ trọn cốt cách thanh cao. Nhân cách ấy thể hiển trí tuệ thông minh, biết đâu là giá trị đích thưc của đời người
- các nhân tố kinh tế – xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
+) Vốn đầu tư tác động đến quy mô sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hoá,...
+) Chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp
+) Dân cư và lao động ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành
a) Nguồn lực phát triển kinh tế căn cứ vào nguồn gốc
- Tự nhiên: đất, nước, khoáng sản, khí hậu, biển, sinh vật
- Vị trí địa lí: vị trí địa lí kinh tế chính trị, giao thông, tự nhiên
- Kinh tế - xã hội: khoa học - kĩ thuật và công nghệ, vốn, thị trường, lịch sử - văn hoá
Nguồn lực phát triển kinh tế căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
- Nguồn lực nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài, lao động nước ngoài; tri thức, kinh nghiệm tổ chức và quản lí, khoa học - công nghệ
- Nguồn lực trong nước: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, khoa học - công nghệ,đường lối chính sách
b) Tác động của nguồn lực vị trí địa lí đến phát triển kinh tế
- Thuận lợi
+) Giao thương và hội nhập quốc tế
+) Tác động đến sự phát triển ngành kinh tế: kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp
+) Điều kiện tự nhiên: quyết định kiểu khí hậu, tài nguyên phong phú
- Khó khăn
+) Chịu ảnh hưởng của thiên tai