Phạm Thị Ngọc Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Thị Ngọc Linh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Trong cuộc sống hiện đại đầy biến động, lối sống chủ động đóng vai trò quan trọng, giúp mỗi người làm chủ vận mệnh của mình. Sống chủ động nghĩa là không chờ đợi cơ hội đến mà tự tạo ra nó, không phụ thuộc vào hoàn cảnh mà biết cách thích nghi và vượt qua thử thách. Người có lối sống chủ động luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch cụ thể và nỗ lực hết mình để đạt được điều mình mong muốn. Điều này không chỉ giúp họ phát triển bản thân mà còn tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Ngược lại, lối sống bị động khiến con người dễ rơi vào trạng thái trì trệ, phụ thuộc và mất đi ý chí phấn đấu. Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, những ai chủ động học hỏi, trau dồi kỹ năng sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện tư duy chủ động ngay từ những việc nhỏ nhất, dám bước ra khỏi vùng an toàn để khám phá và khẳng định bản thân. Chỉ khi làm chủ cuộc sống, chúng ta mới có thể đạt được những điều ý nghĩa và sống một cách trọn vẹn.

 

 

 

 

Câu 1

Bài thơ trên được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

 

Câu 2

Những hình ảnh thể hiện nét sinh hoạt đạm bạc, thanh cao của tác giả:

“Một mai, một cuốc, một cần câu”

 “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”

“Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

 

Câu 3

Biện pháp tu từ liệt kê: “một mai, một cuốc, một cần câu”.

Tác dụng: Nhấn mạnh lối sống thanh bạch, giản dị của tác giả. Chỉ với những vật dụng thô sơ, ông vẫn có thể sống an nhàn, tự tại, không màng danh lợi.

 

Câu 4

Quan niệm “dại - khôn” trong hai câu thơ mang tính triết lý sâu sắc.Tác giả tự nhận mình “dại” vì chọn cuộc sống ẩn dật, xa rời chốn quan trường đầy bon chen. Ngược lại, ông gọi những người tìm đến nơi “lao xao” là “khôn”, nhưng thực chất đó chỉ là sự khôn ngoan trong vòng danh lợi.Quan niệm này thể hiện trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: ông xem nhẹ vinh hoa, phú quý, đề cao sự thanh tịnh trong tâm hồn.

 

Câu 5

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một con người có nhân cách thanh cao, giản dị và trí tuệ sâu sắc. Ông không chạy theo danh lợi mà chọn cuộc sống ẩn dật, hòa mình với thiên nhiên, an nhiên tự tại. Qua bài thơ, ta thấy một bậc hiền triết coi phú quý như giấc mộng, trân trọng sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn. Đây chính là vẻ đẹp nhân cách đáng ngưỡng mộ của ông.

 

Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp:

- Dân cư và lao động (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành

Ví dụ: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lực lượng lao động nông nghiệp lớn, giàu kinh nghiệm canh tác lúa nước, giúp khu vực này trở thành vựa lúa lớn nhất Việt Nam.

- Khoa học - công nghệ: Tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong nông nghiệp (cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa hóc hóa, cách mạng xanh và công nghệ sinh học, ứng dụng cách mạng 4.0) tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nước.

Ví dụ: Công nghệ tưới tiêu hiện đại và hệ thống nhà kính tại Nhật Bản giúp phát triển mạnh mẽ ngành trồng rau, hoa chất lượng cao.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: Thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp; tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Ví dụ: Các tuyến giao thông kết nối vùng sản xuất nông nghiệp lớn như Tây Nguyên với các cảng xuất khẩu (Cảng Quy Nhơn, Cảng TP.HCM) giúp tăng giá trị xuất khẩu cà phê.

- Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường: Tác động đến phương hướng sản xuất, cơ cấu ngành, quy mô sản xuất; xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

+ Chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp.

+ Vốn đầu tư tác động đến quy mô sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hoá,...

+ Thị trường tiêu thụ (trong nước, ngoài nước) tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng chuyên môn hóa.

Ví dụ: Chính sách thủy lợi hóa và đầu tư giống lúa chất lượng cao của Chính phủ Việt Nam giúp tăng năng suất lúa tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

a) Phân loại nguồn lực phát triển kinh tế

- Căn cứ vào nguồn gốc, có các nguồn lực phát triển kinh tế:

+ Vị trí địa lí: vị trí địa lí tự nhiên. vị trí địa lí kinh tế chính trị, giao thông.

+ Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.

+ Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, thương hiệu quốc gia, lịch sử - văn hoá, đường lối chính sách.

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có các loại nguồn lực phát triển kinh tế:

+ Nguồn lực trong nước: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, lịch sử - văn hoá, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách.

+ Nguồn lực nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài, lao động nước ngoài; tri thức, kinh nghiệm tổ chức và quản lí, khoa học - công nghệ.

b) Phân tích tác động của nguồn lực vị trí địa lí đến phát triển kinh tế

Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau:

- Thuận lợi:

+ Giao thương và hội nhập quốc tế: Vị trí địa lí gần các tuyến đường giao thông quốc tế (đường biển, đường bộ, hàng không) giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và tăng cường giao lưu kinh tế.

+ Tác động đến sự phát triển ngành kinh tế: kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp,...

+ Thu hút các nhà đầu tư: Vị trí địa lí chiến lược, gần các trung tâm kinh tế lớn hoặc ở khu vực giao thương nhộn nhịp, sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

+ Điều kiện tự nhiên: quyết định kiểu khí hậu, tài nguyên phong phú,...

- Khó khăn:

+ Chịu ảnh hưởng của thiên tai.

+ Hạn chế xa trung tâm kinh tế lớn.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

Tóm lại, trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.