Phạm Mai Phương

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Mai Phương
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Trong thời đại công nghệ và tri thức phát triển không ngừng, tính sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với thế hệ trẻ. Sáng tạo không chỉ giúp các bạn trẻ tìm ra những ý tưởng mới, cách làm mới mà còn là chìa khóa để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Trong học tập, sáng tạo giúp học sinh, sinh viên tiếp thu kiến thức linh hoạt, không rập khuôn, từ đó phát triển tư duy phản biện và khả năng thích ứng. Trong công việc, những người trẻ có tư duy sáng tạo luôn được đánh giá cao. Bên cạnh đó, sáng tạo còn giúp thế hệ trẻ tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân, dám nghĩ, dám làm và vượt qua giới hạn của chính mình. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, sáng tạo chính là yếu tố then chốt để mỗi cá nhân tạo dựng vị thế và đóng góp tích cực cho xã hội. Tiêu biểu là nhà bác học Edison.Bằng niềm tin và sự kiên trì, ông đã sáng tạo ra bóng đèn điện.Nó đã làm thay đổi toàn bọi thế giới loài người.Tuy nhiên, còn có những người sống bị động,lừoi biếng, không chịu suy nghĩ. Thật đáng bị phê phán. Vì vậy, rèn luyện tư duy sáng tạo là điều cần thiết để thế hệ trẻ không ngừng phát triển và thành công trong tương lai.

Câu 2:

 Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Nam Bộ hiện đại. Với giọng văn chân thực, mộc mạc nhưng sâu sắc, chị đã khắc họa thành công hình ảnh con người miền Tây Nam Bộ trong từng câu chuyện. Truyện ngắn Biển Người Mênh Mông không chỉ là câu chuyện về những phận người trôi nổi giữa dòng đời mà còn phản ánh rõ nét tính cách con người Nam Bộ qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo.

    Phi là một người đàn ông từng trải, từng làm thuê khắp nơi, nhưng đến cuối cùng vẫn lạc lõng, chênh vênh giữa cuộc đời rộng lớn. Anh là điển hình cho những con người Nam Bộ mang trong mình sự phóng khoáng, tự do nhưng cũng đầy nỗi niềm.
    Phi không có một điểm tựa nhất định, không có quê hương để trở về, không có người thân để nương tựa. Anh lang bạt, sống bằng nghề chài lưới, xuôi ngược trên những dòng sông, bến bờ miền Tây. Nhưng ẩn sâu trong tâm hồn ấy là một sự cô đơn vô định, một sự kiếm tìm không hồi kết. Ở Phi, ta thấy được sự trăn trở của những con người Nam Bộ trước thời cuộc, giữa những đổi thay của xã hội.
     Dù cuộc sống vất vả, Phi vẫn giữ được bản chất hiền lành, lương thiện. Anh không mưu mô, không toan tính, mà sống theo lẽ tự nhiên, như những con nước mênh mông miền Tây. Nhưng cũng chính vì thế, Phi dễ bị cuộc đời xô đẩy, dễ bị tổn thương bởi những bất trắc. Nhân vật Phi cho thấy một phần tính cách con người Nam Bộ: chân chất, thật thà nhưng cũng mang những nỗi buồn sâu kín.
     Nếu Phi mang nét trầm buồn, lạc lõng thì ông Sáu Đèo lại là một biểu tượng khác của con người Nam Bộ: lạc quan, dẻo dai và đầy nghị lực. Dù cuộc sống khó khăn, ông vẫn giữ thái độ bình thản, vui vẻ, như thể mọi sóng gió chỉ là chuyện nhỏ trong cuộc đời.
    Ông Sáu Đèo là hình ảnh của những con người miền Tây Nam Bộ luôn gắn bó với thiên nhiên, sống chan hòa, không bon chen. Ở ông có sự từng trải, có chất phóng khoáng của người dân vùng sông nước. Ông dạy Phi nhiều điều về cuộc đời, về cách sống đơn giản nhưng không buông xuôi.
    Điểm nổi bật nhất ở ông Sáu Đèo là tinh thần lạc quan, dù cuộc đời có vất vả, ông vẫn nhìn đời bằng ánh mắt nhẹ nhàng. Đây cũng chính là phẩm chất đẹp của con người Nam Bộ: luôn vui vẻ, sống chan hòa với thiên nhiên và con người, không dễ bị khuất phục bởi khó khăn.
     Qua nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa hai nét tính cách tiêu biểu của con người Nam Bộ. Họ có thể là những kẻ lang bạt không nơi nương tựa như Phi, nhưng vẫn giữ được sự chân chất, hiền lành. Họ cũng có thể là những con người từng trải như ông Sáu Đèo, bình thản đối diện với cuộc đời bằng một nụ cười lạc quan.
     Con người Nam Bộ hiện lên trong Biển Người Mênh Mông không chỉ là những cá thể riêng lẻ, mà còn là biểu tượng của một vùng đất trù phú nhưng cũng lắm gian truân. Dù cuộc đời có bấp bênh, họ vẫn sống với tấm lòng rộng mở, vẫn đối đãi với nhau bằng sự chân thành, mộc mạc.
    Nguyễn Ngọc Tư không chỉ kể câu chuyện về những số phận trôi dạt mà còn khắc họa hình ảnh con người Nam Bộ với những nét đẹp riêng biệt. Qua nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, ta thấy được một miền Tây Nam Bộ chân thực, nơi con người vừa mạnh mẽ, kiên cường nhưng cũng đầy nỗi niềm. Chính điều đó đã làm nên sức hút và chiều sâu của tác phẩm Biển Người Mênh Mông, khiến người đọc không khỏi suy ngẫm về những phận người và vùng đất nơi cuối sông, cùng trời.

 

câu 1 Kiểu văn bản là văn bản thông tin

câu 2 một số hình ảnh,chi tiết cho thấy cách giao thương, mua bán thú vị trên chợ nổi:

+ Rao hàng bằng " cây bẹo" cắm dựng đứng trên ghe xuống

+ "Bẹo" hàng bằng các âm thanh lạ tai từ những chiếc kèn

+ Các cô gái bán đồ ăn thức uống thì "bẹo hàng" bằng lời rao

Câu 3 Sử dụng địa danh trong bài làm thêm sinh động, có tính minh bạch, xác đáng và phong phú

Câu 4 Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cho ngừoi đọc có cái nhìn trực tiếp qua về thông tin, tăng tính xác thực

Câu 5 Chợ nổi là một nét văn hoá vùng sông nước vô cùng độc đáo với ngừoi dân miền Tây cũng như khách du lịch trên toàn thế giới.Đối với ngừoi miền Tây sống nước, chợ nổi như một bức tranh cuộc sống sinh động tạo nên nét văn hoá đặc sắc của ngừoi dân vùng đồng bằng 

 

câu 1 

Lối sống chủ động đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại, giúp mỗi người kiểm soát vận mệnh của chính mình thay vì để hoàn cảnh chi phối. Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng và cạnh tranh khốc liệt, những người chủ động luôn biết đặt mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch cụ thể và kiên trì hành động để đạt được thành công. Họ không chờ đợi cơ hội mà tự tạo ra nó, không lùi bước trước khó khăn mà tìm cách vượt qua. Ngược lại, lối sống thụ động khiến con người dễ rơi vào trạng thái trì trệ, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển bản thân. Khi chủ động, ta không chỉ cải thiện hiệu suất công việc mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, duy trì tinh thần tích cực và tự tin. Tuy nhiên, chủ động không có nghĩa là hấp tấp hay liều lĩnh mà cần đi đôi với sự suy xét kỹ lưỡng và trách nhiệm. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện thói quen chủ động ngay từ những việc nhỏ trong cuộc sống hằng ngày để từng bước xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.

cau 2 Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” của Nguyễn Trãi vẽ nên một bức tranh thiên nhiên bình dị mà tràn đầy sức sống, đồng thời gửi gắm những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc với sắc xanh rợp bóng của cây hoè, sắc đỏ rực rỡ của thạch lựu và hương sen thoang thoảng trong làn gió. Mỗi hình ảnh đều rất sống động, chân thực, tạo cảm giác về một cuộc sống thanh bình, an nhàn. Âm thanh của cuộc sống cũng được Nguyễn Trãi khắc họa tinh tế: tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu râm ran trong buổi chiều tà. Đó không chỉ là âm thanh của thiên nhiên mà còn là nhịp sống êm đềm, giản dị của con người nơi thôn quê.

Nhưng giá trị lớn nhất của bài thơ lại nằm ở hai câu cuối. Hình ảnh “Ngu cầm đàn một tiếng” vừa gợi sự thư thái, vừa là biểu tượng của sự hài hòa, yên bình. Ước vọng của Nguyễn Trãi không chỉ là sự an yên cho riêng mình mà là khát khao về một cuộc sống “dân giàu đủ khắp đòi phương”. Đây là ước mơ lớn lao của một con người luôn trăn trở với cuộc sống của nhân dân, mong cho mọi người đều được ấm no, hạnh phúc.

Bài thơ vì thế không chỉ đẹp bởi những hình ảnh thiên nhiên mà còn bởi lý tưởng sống cao đẹp của Nguyễn Trãi. Đó là tấm lòng của một con người gắn bó với đất nước, yêu thiên nhiên và luôn hướng về cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

câu 1: thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

câu 2 những hình ảnh nói về sinh hoạt hằng ngày thanh cao của tác giả: ăn măng, đông ao giá, ăn trúc, tắm hồ sen

câu 3 biện pháp tu từ liệt ke :một mai, một cuốc,một cần câu

tác dụng nhấn mạnh sự lựa chọn phương châm sôngs, cách ứng xử của tác giả vừa thể hiện sắc thái mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quý

câu 4 Quan niệm khôn-dại của tác giả trong 2 câu là 

-Dại: tìm nơi vắng vẻ-nơi tĩnh lại của thiên nhiên,thảnh thơi của tâm hồn

-Khôn: đến chốn lao xao- chốn cửa quyền bon chen

=> Đó là cách nói ngược khôn mà khôn dại, dại mà dại khôn của tác giả

câu 5 Cuộc sống hiện lên trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đặc điểm giản dị:

- Ông như người nông dân tự lập với các công cụ như cuốc..

-Bữa ăn giản dị với măng trúc, giá đỗ, nếp thể hiện sự sinh hoạt qua từng mùa xuân hạ thu đông 

-Dù xung qunh có nhiều ạuw phức tạp ông vẫn kiên trì với lối sống chả bản thân

 

câu 1: thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

câu 2 những hình ảnh nói về sinh hoạt hằng ngày thanh cao của tác giả: ăn măng, đông ao giá, ăn trúc, tắm hồ sen

câu 3 biện pháp tu từ liệt ke :một mai, một cuốc,một cần câu

tác dụng nhấn mạnh sự lựa chọn phương châm sôngs, cách ứng xử của tác giả vừa thể hiện sắc thái mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quý

câu 4 Quan niệm khôn-dại của tác giả trong 2 câu là 

-Dại: tìm nơi vắng vẻ-nơi tĩnh lại của thiên nhiên,thảnh thơi của tâm hồn

-Khôn: đến chốn lao xao- chốn cửa quyền bon chen

=> Đó là cách nói ngược khôn mà khôn dại, dại mà dại khôn của tác giả

câu 5 Cuộc sống hiện lên trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đặc điểm giản dị:

- Ông như người nông dân tự lập với các công cụ như cuốc..

-Bữa ăn giản dị với măng trúc, giá đỗ, nếp thể hiện sự sinh hoạt qua từng mùa xuân hạ thu đông 

-Dù xung qunh có nhiều ạuw phức tạp ông vẫn kiên trì với lối sống chả bản thân

 

-Lao động và trình độ sản xuất; khu vực có lao động dồi dào,trình độ cao sẽ phát triển nông nghiệp hiệu quả
   VD: đồng bằng sông Hồng
-Thị trường tiêu thụ: nơi gần thị trường lớn hoặc có điều kiện xuất khẩu thuận lợi sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp   
    VD: ĐNB với các cây nông nghiệp như cao su..
-Chính sách nông nghiệp nhà nước hỗ trợ vfe đất đai,vốn, kĩ thuật giúp định hướng sản xuất 
    VD: nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng
-Khoa học và công nghệ: ứng dụng mới, cớ giới hóa giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
    VD: nuôi tôm công nghiepejj cao ở Đbang sông Cửu Long 

* Nguồn lực kinh tế phát triển gồm 3 nhóm:
+ nguồn lực tự nhiên
+ nguồn lực con người-xã hội
+ nguồn lực kinh tế-kĩ thuật
*Tác động
+ giao thông, giao thương:quốc gia có vị trí gần tuyến đường biển, cửa khẩu quốc tế thuận lời cho giao thương,xuất nhập khẩu
+ phát triển ngành kinh tế:
-kinh tế biển vị trí giáp biển giúp phát triển thủy sản,du lịch,khai thác dầu khí
-nông nghiệp khí hậu, thổ nhưỡng do vị trí quyết định loại cây trồng, vật nuôi
-công nghiệp gần nguyên liệu và thị trường giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả