

Vũ Lan Phương
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Trong xã hội hiện nay, khi mọi thứ thay đổi chóng mặt và cuộc sống trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết, lối sống chủ động trở thành yếu tố quan trọng giúp con người đạt được thành công và hạnh phúc. Ta có thể hiểu lối sống chủ động là thái độ sống mà mỗi người không chỉ chờ đợi cơ hội đến mà còn tích cực tạo ra cơ hội, chủ động giải quyết vấn đề và không ngừng cải thiện bản thân. Đối với mỗi người, lối sống chủ động mang lại nhiều lợi ích. Trước hết , việc chủ động mọi việc trong đời sống, giúp chúng ta trở nên tự tin hơn, quản lý được thời gian hiệu quả, làm chủ công việc và cuộc sống của mình. Chẳng hạn, những người chủ động trong học tập sẽ luôn chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, không bị động chờ đợi kết quả mà luôn tìm cách học hỏi và phát triển bản thân. Bên cạnh đó, lối sống này còn giúp cải thiện mối quan hệ xã hội, vì người chủ động luôn sẵn sàng giao và hỗ trợ mọi người xung quanh, chính điều này sẽ giúp họ được mọi người yêu quý và tôn trọng . Trong cuộc sống, đã có nhiều người thành công nhờ lối sống chủ động. Một trong số đó là Steve Jobs, người sáng lập Apple. Thay vì chỉ ngồi chờ cơ hội đến, ông đã chủ động sáng tạo và đổi mới ngành công nghiệp công nghệ, đem lại những sản phẩm mang tính cách mạng như iPhone, iPad. Lối sống chủ động của ông đã giúp tạo ra những sản phẩm thay đổi cả thế giới.Tuy nhiên trong xã hội hiện nay , vẫn có những con người sống một cách thụ động và chỉ đứng tại chỗ chờ đợi cơ hội đến với mình , họ đáng bị phê phán. Nhưng đặc biệt ta cần phân biệt rõ lối sống chủ động với việc luôn kiểm soát mọi thứ một cách quá mức. Nếu ta luôn có gắn kiểm soát mọi thứ quá gay gắt sẽ khiến chính bản thân trở nên căng thẳng và mệt mỏi . Biết được tầm quan trong của lối sống chủ động , chúng ta rút ra bài học quan trọng: trong cuộc sống, nếu không chủ động, ta sẽ dễ bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, ta cần biến bản thần trở lên chủ động hơn trong mọi hoạt động để có tiếp tục vươn lên phía trước.
Câu 2:
Bài làm
Bài thơ "Bảo kính cảnh giới" của Nguyễn Trãi là một tác phẩm đặc sắc thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người và đặc biệt là đối với quê hương đất nước. Trong bài thơ , ẩn dưới sự an nhàn hưởng thụ khi lui về ở ẩn của tác giả, chính là lỗi suy tư , trăng trở khi nghĩ về những khó khăn đất nước phải đối mặt. Bài thơ không chỉ là bức tranh sinh động về thiên nhiên và cuộc sống mà còn chứa đựng những suy ngẫm sâu sắc , những ước mong về tương lai tươi đẹp của đất nước.
Trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm, tác giả Nguyễn Trãi bộc lộ trạng thái thư thả, an nhàn, thể hiện khát vọng hòa mình vào thiên nhiên để tìm kiếm sự tĩnh lặng,và tâm hồn ông thì lo nghĩ về quê hương đất nước . Qua hành động "Rồi hóng mát thuở ngày trường" ta cảm nhận được tấm lòng giao cảm với thiên nhiên của nhà thơ . Ông coi thiên nhiên như một người bạn để bộc bạch hết những suy tư , trằn trọc của bản thân về triều đình về dân tộc .Đến với ba câu thơ tiếp theo. Cảnh sắc thiên nhiên ngày hè đã được Nguyễn Trãi khắc họa rất sinh động với hình ảnh "Hoè lục đùn đùn tản rợp trương," "Thạch lựu hiên còn phun thức đó," và "Hồng liên trì đã tịn mùi hương." Mỗi hình ảnh thiên nhiên đều mang đến một vẻ đẹp rực rỡ, sống động. Đặc biệt hơn cả, vẻ đẹp của những hình ảnh ấy không chỉ khắc họa qua những màu sắc rực rỡ mà còn được nhà thơ thể hiện đầy tế bởi sức sống căng tràn nội tại của những hình ảnh bằng các động từ mạnh: " đùn đùn", " phun thức đỏ" ," tịn mùi hương" . Không chỉ vậy,q bài thơ còn miêu tả sinh động cuộc sống con người, đặc biệt là cảnh sinh hoạt trong làng chài: "Lao xao chợ cả làng ngư phủ." Hình ảnh "lao xao" và "chợ cả" tạo ra một không gian sống động, tấp nập, phản ánh một sự sôi nổi, tích cực trong lao động của người dân. Bên cạnh đó , tác gải đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để đặt các từ láy lên đầu câu thơ , qua đó nhấn mạnh được cuộc sống sung túc , no đủ của người dân .Những câu thơ này không chỉ mô tả sự bận rộn của người dân mà còn thể hiện sự gắn kết, sự cần cù của người lao động trong cuộc sống hàng ngày. Cuộc sống nơi đây đầy sức sống và nhiệt huyết, phản ánh một cộng đồng hạnh phúc, vui tươi, tràn đầy năng lượng. Vậy trong sáu câu thơ đầu tiên , tác giả đã miêu tả bức tranh thiên nhiên từ gần tới xa với sự kết hợp hài hòa giữa đường nét màu sắc với âm thanh, giữa con người và cảnh vật .Tất cả đều gần gữi và bình dị ,tình ở bên ngoài nhưng căng tràn sức sống bên trong.
Sau khi miêu tả cảnh thiên nhiên ngày hè , những khát vọng ,mong ước của tác giả đã được đặt vào 2 câu thơ cuối tác phẩm ." Lẽ có ngu cầm đàn một tiếng " tác giả luôn mong muốn có được cây đàn của vua Thuần để đánh lên khúc Nam Phong với ước nguyện thiên hạ thái bình , no đủ . Câu thơ cuối , tác giả đã sử dụng câu 6 chữ để có thêm sự cô đọng nhấn mạnh niềm mong ước . Ông không hề nghĩ đến bản thân mà toàn tâm toàn ý lo cho dân , nghĩ cho dân.
Bài thơ "Bảo kính cảnh giới" của Nguyễn Trãi là một tác phẩm mang đậm tư tưởng nhân nghĩa của tác giả, vừa thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên vừa bộc lộ tấm lòng yêu nước sâu sắc của tác giả. Bằng ngôn ngữ giản dị nhưng đầy tính hình ảnh, bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ và một cuộc sống con người đầy sinh khí. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện ước vọng của tác giả về một xã hội tốt đẹp, công bằng. Về nghệ thuật, Nguyễn Trãi sử dụng các hình ảnh gần gũi, dễ hiểu nhưng lại có sức truyền tải mạnh mẽ cảm xúc và tư tưởng. Cấu trúc bài thơ chặt chẽ, nhịp điệu nhẹ nhàng, dễ tiếp cận và dễ ghi nhớ.
Bài thơ "Bảo kính cảnh giới" của Nguyễn Trãi là một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, vừa thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên vừa bộc lộ tấm lòng yêu nước sâu sắc của tác giả. Bằng ngôn ngữ giản dị nhưng đầy tính hình ảnh, bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ và một cuộc sống con người đầy sinh khí. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện ước vọng của tác giả về một xã hội tốt đẹp, công bằng. Về nghệ thuật, Nguyễn Trãi sử dụng các hình ảnh gần gũi, dễ hiểu nhưng lại có sức truyền tải mạnh mẽ cảm xúc và tư tưởng. Cấu trúc bài thơ chặt chẽ, nhịp điệu nhẹ nhàng, dễ tiếp cận và dễ ghi nhớ.
Câu 1 : thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2
Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc thanh cao của tác giả : ăn măng trúc, anh giá, tắm hồ sen, tắm áo
Câu 3:
-Biện pháp tu từ : liệt kê ( một mai, một cuốc , một cần câu )
-Tác dụng : + tạo nhịp điệu , sự cân xứng cho câu thơ
+ nhấn mạnh sự lựa chọn của tác giả là lối sống giản dị ,an nhàn thày vì lối sống sang giàu phú quý.
Câu 4 :
- Qua hai câu thơ ta thấy được quan niệm khôn - dại của nhà thơ :
+ Khôn : " Đến chốn lao xao" - nơi xô bồ , bon chen
+ Dại : " tìm nơi vắng vẻ" - nơi tĩnh lặng , thảnh thơi
=> nhà thơ đã sử dụng cách nói ngược với lẽ thường
=> Qua đó , tác giả thể hiện sự cương quyết đối với lựa chọn lối sống của bản thân ,mặc cho thiện hạ sống bộn bề
Câu 5:
Bài thơ " Nhàn " của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ta cảm nhận được những vẻ đẹp nhân cách của tác giả . Ông là một người lựa chọn sống theo lối giản dị , thanh bạch . Ông luôn cảm thấy đủ đầy và thoải mái trong cuộc sống bình di , yên bình đó ,Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" . Không chỉ vậy , nhà thơ còn là một con người vô cùng bản lĩnh , ông không coi trọng danh lợi, phú quý , mà coi nó như một thứ tầm thường không đáng chú ý " tựa chiêm bao " . Đối với tác giả , ông chỉ muốn một cuộc sống an nhàn , thanh bạch , bổ mặc hết hư vinh, phú quý ngoài thiên hạ.
Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp:
- Dân cư và lao động (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành
Khoa học - công nghệ: Tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong nông nghiệp (cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa hóc hóa, cách mạng xanh và công nghệ sinh học, ứng dụng cách mạng 4.0) tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nước.
Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: Thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp; tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường: Tác động đến phương hướng sản xuất, cơ cấu ngành, quy mô sản xuất; xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
+ Chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp.
+ Vốn đầu tư tác động đến quy mô sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hoá,...
+ Thị trường tiêu thụ (trong nước, ngoài nước) tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng chuyên môn hóa.
- Khoa học - công nghệ: Tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong nông nghiệp (cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa hóc hóa, cách mạng xanh và công nghệ sinh học, ứng dụng cách mạng 4.0) tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nước.
Ví dụ: Công nghệ tưới tiêu hiện đại và hệ thống nhà kính tại Nhật Bản giúp phát triển mạnh mẽ ngành trồng rau, hoa chất lượng cao.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: Thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp; tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Ví dụ: Các tuyến giao thông kết nối vùng sản xuất nông nghiệp lớn như Tây Nguyên với các cảng xuất khẩu (Cảng Quy Nhơn, Cảng TP.HCM) giúp tăng giá trị xuất khẩu cà phê.
- Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường: Tác động đến phương hướng sản xuất, cơ cấu ngành, quy mô sản xuất; xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
+ Chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp.
+ Vốn đầu tư tác động đến quy mô sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hoá,...
+ Thị trường tiêu thụ (trong nước, ngoài nước) tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng chuyên môn hóa.
Ví dụ: Chính sách thủy lợi hóa và đầu tư giống lúa chất lượng cao của Chính phủ Việt Nam giúp tăng năng suất lúa tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
) Phân loại nguồn lực phát triển kinh tế
- Căn cứ vào nguồn gốc, có các nguồn lực phát triển kinh tế:
+ Vị trí địa lí: vị trí địa lí tự nhiên. vị trí địa lí kinh tế chính trị, giao thông.
+ Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
+ Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, thương hiệu quốc gia, lịch sử - văn hoá, đường lối chính sách.
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có các loại nguồn lực phát triển kinh tế:
+ Nguồn lực trong nước: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, lịch sử - văn hoá, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách.
+ Nguồn lực nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài, lao động nước ngoài; tri thức, kinh nghiệm tổ chức và quản lí, khoa học - công nghệ.
b) Phân tích tác động của nguồn lực vị trí địa lí đến phát triển kinh tế
Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau:
- Thuận lợi:
+ Giao thương và hội nhập quốc tế: Vị trí địa lí gần các tuyến đường giao thông quốc tế (đường biển, đường bộ, hàng không) giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và tăng cường giao lưu kinh tế.
+ Tác động đến sự phát triển ngành kinh tế: kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp,...
+ Thu hút các nhà đầu tư: Vị trí địa lí chiến lược, gần các trung tâm kinh tế lớn hoặc ở khu vực giao thương nhộn nhịp, sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
+ Điều kiện tự nhiên: quyết định kiểu khí hậu, tài nguyên phong phú,...
- Khó khăn:
+ Chịu ảnh hưởng của thiên tai.
+ Hạn chế xa trung tâm kinh tế lớn.
Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
Tóm lại, trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.