Sân Thị Huyền Chang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Sân Thị Huyền Chang
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Bài làm

Hình ảnh "hàng rào dây thép gai" trong bài thơ Người cắt dây thép gai của Hoàng Nhuận Cầm mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, vừa mang tính hiện thực, vừa đậm chất nghệ thuật. Trước hết, đó là biểu tượng của chiến tranh, chia cắt, đau thương. Những hàng rào dây thép gai ngăn cách không chỉ địa lý mà còn ngăn cách tình cảm, con người với con người, cò mẹ với cò con, người lính với quê hương và người yêu dấu. Đồng thời, hình ảnh ấy cũng tượng trưng cho mọi rào cản khắc nghiệt, bạo tàn mà chiến tranh mang lại cho đất nước và dân tộc. Tuy nhiên, vượt lên trên hiện thực tăm tối ấy, hàng rào dây thép gai còn là biểu tượng cho hành trình đấu tranh kiên cường và khát vọng hòa bình mãnh liệt. Mỗi lần nhân vật trữ tình "cắt" đi một hàng rào, là mỗi lần con người xích lại gần nhau hơn, thiên nhiên hồi sinh, cuộc sống trở lại. Hành động cắt dây thép gai không chỉ là hành động vật lý mà còn là hành động mang tính chất thiêng liêng – hành động của người lính vì tình yêu, vì nhân dân và vì Tổ quốc. Như vậy, hình ảnh hàng rào dây thép gai trở thành biểu tượng sống động của khổ đau chiến tranh và khát vọng thống nhất, hòa bình của cả một dân tộc.

Câu 2

Bài làm

"Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng". Con người chúng ta sống không chỉ là sống riêng cho bản thân mình mà còn sống vì cộng đồng, xã hội. Con người chính là nhân tố cấu thành nên xã hội, mỗi nhân tố sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với xã hội. Để xã hội ngày một tốt hơn, mỗi con người cần phải sống có trách nhiệmSống có trách nhiệm là việc mỗi cá nhân phải biết hoàn thành những công việc, nghĩa vụ mà mình được giao. Có tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng dốc hết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Khi phạm lỗi, dám đối mặt với những lỗi lầm mình gây ra, không né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm. Mỗi người chúng ta cần nên sống có trách nhiệm, vì đó thể hiện lòng tự trọng của mỗi con người. Sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn đặc biệt trong cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay thì việc mỗi người được sinh ra với một sứ mệnh, nhiệm vụ riêng càng cần phải có trách nhiệm. Việc xác định trách nhiệm của mỗi người là một việc rất quan trọng. Khi còn là một học sinh ta phải xác định được trách nhiệm của mình là học tập thật tốt. Chúng ta cần chú tâm học tập, tìm tòi, khám phá bởi kiến thức không chỉ có trong sách vở mà nó có ở trong cuộc sống thực tế. Có rất nhiều những bài học không có trong sách, đòi hỏi con người phải tự mình trải nghiệm để rút ra bài học, những bài học đó đôi khi phải trả một cái giá rất đắt, nhưng nó giúp chúng ta trưởng thành hơn. Cũng không nên học quá nhiều mà không có chất lượng, học vẹt, học xuông chính những điều đó sẽ giết chết tri thức. Gia đình là một tế bào của xã hội, muốn xã hội tốt đẹp thì mỗi tế bào cần trở lên tốt đẹp. Gia đình chính là nền tảng nuôi dưỡng tư cách đạo đức cá nhân, có ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ và hành động của mỗi người. Đối với gia đình phải là một người con có trách nhiệm với cha mẹ, lễ phép "kính trên nhường dưới" là một tiêu chuẩn quan trọng trong mối quan hệ gia đình Đối với đất nước, ta phải có trách nhiệm sống và cống hiến hết mình cho đất nước, cho cộng đồng. Chúng ta không thể sống tách biệt được với cộng đồng, mỗi chúng ta cần phải tự ý thức được việc phải tham gia hoà mình vào tập thể, để trải nghiệm những cái tốt đẹp rút ra bài học cuộc sống cho bản thân. Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy để đất nước ngày càng phát triển, chúng ta cần có trách nhiệm với chính nơi mình sinh sống. Những trách nhiệm đó không quá cần to lớn, chúng tới từ những hành động nhỏ nhất như không xả rác, không hút thuốc, giữ gìn vệ sinh chung... Việc sống có trách nhiệm được thể hiện qua các hành động thường ngày như đúng giờ, đúng hẹn, giữ chữ tín. Bên cạnh những bạn trẻ có ý thức, sống có trách nhiệm thì vẫn có một bộ phận giới trẻ sống vô trách nhiệm. Những hành động vô trách nhiệm đó sẽ gây lên những hậu quả nghiêm trọng. Thái độ đó thật đáng trách. Mỗi thanh niên hiện nay cần sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Việc sống có trách nhiệm khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là biểu cảm, kết hợp với tự sự và miêu tả. Câu 2 Nhân vật trữ tình trong văn bản là người lính – người cắt dây thép gai Câu 3 Văn bản có hình thức thơ tự do Câu 4 Mạch cảm xúc của văn bản đi từ hiện thực đau thương của chiến tranh (những hàng rào thép gai chia cắt, dòng sông gãy, cây nhựa chảy, nhịp cầu đổ…) đến khát vọng đoàn tụ, thống nhất (cắt dây thép gai để con cò bay về, để nhịp cầu nối lại, con sông lại chảy…). Câu 5 Thông điệp ý nghĩa nhất rút ra từ văn bản là: Khát vọng hòa bình, thống nhất và tình yêu đất nước mãnh liệt có thể giúp con người vượt qua mọi gian khổ, hy sinh. Thông điệp này nhắc nhở bản thân em trân trọng hiện tại, biết ơn quá khứ và không ngừng vun đắp cho tương lai bằng tình yêu và trách nhiệm với Tổ quốc.

Câu1: thể thơ của đoạn trích trên là: thể thơ tám chữ

Câu 2: những hình ảnh của biển đảo nước ta là: sóng dữ, biển tổ quốc,

Câu3: -biện pháp tu từ so sánh là:"mẹ tổ quốc như máu ấm trong màu cờ nước Việt

-tác dụng:

+Làm cho câu văn thêm sinh động hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm

+Nhấn mạnh chủ quyền biển đảo phải đánh đổi bằng máu và sương

+Thể hiện sự tự hào của tác giả về biển đảo quê hương

Câu4: đoạn trích trên thể hiện tình cảm của tác giả là: tự hào, trân trọng, giữ gìn

Câu5: trong thời đại hiện nay, việc giữ gìn biển đảo không chỉ là trách nhiệm của nhà nước hay quân đội mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người. Là học sinh em sẽ tuyên truyền nâng cao hiểu biết về biển đảo, giữ gìn môi trường biển đảo, phê phán tố cáo những hành vi xâm phạm biển đảo

Câu1: văn bản thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh nơi đất khách

Câu 2: những hình ảnh khiến nhân vật ngỡ như quê ta là: nắng, trắng màu mây, đồ nhuộm vàng

Câu 3: cảm hứng chủ đạo của văn bản trên là: buồn, nhớ nhung, hoài niệm của một người nhớ quê nhà nơi đất khách

Câu 4: tâm trạng của nhân vật trữ tình khi cảm nhận hình ảnh nắng vàng ,mây trắng trong khổ thơ đầu tiên là buồn nhớ về quê hương còn khổ thơ thứ ba là sự chấp nhận, ngắm nhìn những điều mới

Câu5: em ấn tượng nhất với hình ảnh mây trắng trong bài đọc vì nó là biểu tượng của quê hương ,của tự do mong muốn của tác giả