

Vàng Séng Mỷ
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1.Thể thơ: Thơ tự do
Câu 2.Một số từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh biển đảo và đất nước:– “Biển”, “Hoàng Sa”, “bám biển”, “sóng dữ”, “máu ngư dân”, “giữ biển”, “Tổ quốc”, “màu cờ nước Việt”…
Câu 3.Biện pháp tu từ so sánh: “Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta / Như máu ấm trong màu cờ nước Việt”.Nhằm thể hiện sự gắn bó thiêng liêng, máu thịt giữa con người và đất nước; cho thấy tình yêu và sự che chở của Tổ quốc luôn hiện diện trong mỗi người dân Việt Nam.
Câu 4.Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc, tự hào dân tộc, biết ơn những người giữ biển, và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của nhà thơ.
Câu 5.Là một công dân Việt Nam, em nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ biển đảo quê hương. Em sẽ tích cực tìm hiểu, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, biết trân trọng những hi sinh của người lính biển và ngư dân. Đồng thời, em sẽ học tập tốt, rèn luyện bản thân để sau này góp sức mình vào công cuộc xây dựng và giữ gìn Tổ quốc thân yêu.
Câu 1.Văn bản thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi sống nơi đất khách (San Diego, Mỹ) và bồi hồi nhớ quê hương.
Câu 2.Những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như quê ta:
– Nắng trên cao
– Màu trắng của mây bay xa
– Đồi nhuộm vàng
– Nắng soi vào cây, lá
Câu 3.Cảm hứng chủ đạo của văn bản là nỗi nhớ quê hương da diết khi sống nơi đất khách.
Câu 4.– Khổ 1: Tâm trạng xao xuyến, ngỡ ngàng, tưởng như đang ở quê khi nhìn cảnh vật giống quê nhà.
– Khổ 3: Tâm trạng chùng xuống, nhận rõ mình là kẻ xa xứ, cảm giác lạc lõng, cô đơn nơi đất khách.
Câu 5.Hình ảnh ấn tượng nhất: “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ” – vì nó gợi nỗi cô đơn, thân phận kẻ xa quê, như một người đang lênh đênh giữa hành trình không thuộc về đâu.
Câu 1:Ngôi kể của văn bản là ngôi thứ ba.
Câu 2:Điểm nhìn trong đoạn trích là điểm nhìn của nhân vật Chi-hon (con gái thứ ba của bà mẹ bị lạc).
Câu 3:Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là đối lập (tương phản).
-Tác dụng: Làm nổi bật sự đối lập giữa hai tình huống-trong khi mẹ bị lạc và hoảng loạn ở ga tàu điện ngầm, thì con gái lại đang bận rộn với công việc ở một nơi xa xôi. Điều này thể hiện sự vô tâm, xa cách của người con đối với mẹ, đồng thời nhấn mạnh sự ân hận muộn màng của cô khi nhận ra mình đã không quan tâm đủ đến mẹ.
Câu 4:Những phẩm chất của người mẹ thể hiện qua lời kể của người con gái là:
-Tận tụy, hi sinh: Mẹ luôn quan tâm, lo lắng cho con cái, dù cuộc sống có khó khăn.
-Nhẫn nhịn, chịu đựng: Mẹ có thể có những mong muốn, sở thích riêng nhưng luôn đặt gia đình lên trên hết.
-Bao dung, yêu thương: Mẹ luôn dành tình yêu thương vô điều kiện cho các con.
-Giản dị, tần tảo: Hình ảnh người mẹ quê mùa với chiếc khăn cũ kỹ cho thấy sự chấp nhận cuộc sống đơn sơ, lam lũ vì gia đình.
Câu 5:Chi-hon đã hối tiếc:Đã vô tâm với mẹ, không lắng nghe và thấu hiểu những mong muốn nhỏ bé của mẹ, chẳng hạn như khi mẹ muốn cô thử chiếc váy xếp nếp nhưng cô đã từ chối thẳng thừng.
Bài làm
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta vô tình làm tổn thương những người thân yêu nhất chỉ vì sự vô tâm của chính mình. Như Chi-hon trong câu chuyện, cô đã không nhận ra mẹ yêu thích chiếc váy xếp nếp và chỉ muốn chia sẻ niềm vui nhỏ bé đó với con gái. Những lời nói vô tình hay sự thờ ơ của chúng ta có thể khiến cha mẹ buồn lòng mà chúng ta không hay biết. Chỉ khi mất đi một điều gì đó, con người mới thực sự hiểu được giá trị của nó. Vì vậy chúng ta hãy quan tâm, lắng nghe và trân trọng gia đình khi còn có thể đừng để đến khi đánh mất rồi mới biết hối hận.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
Câu 2:
Cậu bé Ngạn chạy sang nhà bà để tránh những trận đòn của ba.
Câu 3:
Dấu ba chấm trong câu “Hồi nhỏ, nhỏ xíu, tôi không có bạn gái. Suốt ngày tôi chỉ chơi với… mẹ tôi và bà nội tôi.” có tác dụng tạo sự ngập ngừng, nhấn mạnh và gây bất ngờ cho người đọc về hai người thân thiết nhất của nhân vật.
Câu 4:Nhân vật người bà trong văn bản là một người hiền từ, yêu thương cháu, bao dung và che chở cho cháu mỗi khi gặp khó khăn.
Câu 5:
Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đó là nơi mang lại tình yêu thương, sự che chở và cảm giác an toàn. Như nhân vật trong văn bản, dù sợ bị ba đánh đòn, cậu bé vẫn có bà là chỗ dựa vững chắc. Gia đình không chỉ là nơi nuôi dưỡng mà còn giúp mỗi người trưởng thành về tâm hồn, hình thành nhân cách và tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống.