

Đỗ Lệ Quyên
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản là: Nghị luận. Vì văn bản nêu ra những luận điểm về sự vận động, trải nghiệm cuộc sống và rút ra bài học từ những trải nghiệm đó. Câu 2: Hai lối sống mà con người đối lập được tác giả nêu trong đoạn trích: Lối sống an toàn, khép kín: Chỉ tìm sự an toàn trong yên ổn, ngại thay đổi, không dám bước ra khám phá thế giới. Lối sống vận động, trải nghiệm: Khuyến khích mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn, dám dấn thân để trưởng thành. Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu: "Sông nhỏ chỉ chảy loanh quanh vách núi, như chính cái đầm lầy" Làm nổi bật sự nhỏ bé, tù túng, bế tắc của những con sông (cũng như những con người chỉ sống trong vùng an toàn, không dám bước ra ngoài). Gợi sự đối lập giữa lối sống hạn chế và cuộc sống trải nghiệm, rộng mở. Câu 4: "Tiếng gọi chạy đi sông đi" hiểu là: Lời thúc giục con người không nên sống mãi trong sự an toàn, chật hẹp mà cần vận động, bứt phá, dấn thân ra biển rộng, vượt qua khó khăn để trưởng thành, khám phá những điều mới mẻ. Câu 5: Bài học rút ra: Chúng ta cần phải can đảm từ bỏ sự an toàn, dám bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, khám phá cuộc sống rộng lớn ngoài kia. Vì chỉ có sự vận động, trải nghiệm thực tế mới giúp con người trưởng thành, mạnh mẽ, đạt được thành công và hạnh phúc.
Câu 1:
Cuộc sống là một hành trình ngắn ngủi, và mỗi cơ hội ta gặp được đều vô cùng quý giá. Câu nói của Mark Twain đã nhắc nhở chúng ta rằng, trong tương lai, điều khiến ta tiếc nuối không phải là những việc đã làm sai, mà chính là những cơ hội đã bỏ lỡ vì sợ hãi, vì do dự. Thực tế cho thấy, nhiều người vì ngại khó khăn, sợ thất bại mà không dám thử sức, để rồi khi thời gian trôi qua, chỉ còn lại nỗi ân hận. Ngược lại, những ai dám bước ra khỏi giới hạn bản thân, dù thành công hay thất bại, đều có được bài học quý báu và trải nghiệm đáng giá. Do đó, thay vì lo sợ rủi ro, chúng ta nên sống can đảm, dám hành động và chấp nhận thử thách. Chính những lần dấn thân ấy mới thực sự làm cho cuộc đời thêm ý nghĩa. Bởi lẽ, tiếc nuối vì "không làm" luôn day dứt hơn nhiều lần so với tiếc nuối vì "đã làm". Hãy sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, để sau này nhìn lại, ta không phải hối tiếc vì những điều mình chưa kịp thực hiện. Câu 2:
Trong đoạn trích "Trở về" của Thạch Lam, nhân vật Tâm hiện lên là một người con xa quê hương, sau thời gian dài bôn ba học tập, làm việc nơi thành phố, nay trở về thăm nhà. Qua những cảm xúc, hành động và lời thoại của Tâm, ta thấy rõ một con người giàu tình cảm nhưng cũng chất chứa những nỗi ân hận, tiếc nuối. Khi trở về, Tâm cảm nhận được sự thay đổi: ngôi nhà cũ đã cũ kỹ hơn, cuộc sống quê nhà lặng lẽ, đượm buồn. Tâm không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến sự cô đơn, nhớ mong của bà cụ - người thân yêu luôn trông ngóng anh. Cuộc đối thoại giữa Tâm và bà cho thấy anh có phần bối rối, ngượng ngùng trước sự quan tâm của bà, bởi suốt những năm tháng xa quê, anh đã quên lãng gia đình, không một lần hỏi han, thăm nom. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài im lặng, Tâm lại âm thầm mang trong lòng nỗi buồn và sự dằn vặt. Anh nhận ra rằng, cuộc sống nơi thành phố với những bộn bề đã khiến mình vô tâm với quê hương, với những người thân yêu. Hình ảnh Tâm run run lấy gói bạc tặng bà, rồi lặng lẽ bước ra ngoài trong tâm trạng buồn bã, là biểu hiện rõ nhất cho sự hối hận chân thành. Nhân vật Tâm là đại diện cho những con người trẻ tuổi xa quê, bị cuốn theo guồng quay cuộc sống hiện đại mà dần quên đi cội nguồn. Qua nhân vật này, Thạch Lam gửi gắm thông điệp sâu sắc về giá trị của tình thân, sự biết ơn và tấm lòng hiếu thảo.
Câu 1: Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi trong văn bản "chiếu cầu hiền tài" ông đã dùng những lập luận đầy đủ và thấu đáo để chỉ ra những người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ đốt với đất nước,đồng thời thể hiện nhân cách và phẩm chất của Lê Lợi trong buổi đầu xây dựng nhà nước phong kiến ông đã một mặt phát triển chế độ khoa cử làm phương thức đào tạo quan lại chủ yếu, nhưng mặt khác vẫn sử dụng rộng rãi chế độ tiến cử, “cầu hiền” để kén chọn thêm quan lại.
Câu 2:
Trong bối cảnh phát triển kinh tế,xã hội hiện nay đã và đang trở thành vấn đề lo ngại đối với nhiều quốc gia,trong đó có Việt Nam do hiện tượng "chảy máu chất xám" .Thuật ngực này chỉ việc những người có tài và trình độ học vấn cao,kỹ năng vững vàng rời khỏi đất nước để kiếm cơ hội học tập và nghề nghiệp và môi trường đóng ở các quốc gia phát triển khác.Việc này không chỉ là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh t ế,khoa học của đất nước.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do sự chênh lệch lớn về điều kiện sống và cơ hội phát triển.Nhiều người tài giỏi,đặc biệt là những sinh viên xuất sắc,các nhà khoa học,kỹ sư...tìm được một môi trường sống và nơi làm việc tốt hơn cùng với mức thu nhập cao,điều kiện nghiên cứu cũng thuận lợi hơn và môi trường chính trị và kinh tế không ổn định trong nước ta cũng là một trong nhsố ẽng yếu tố khiến họ rời đi.Do sự mong muốn bản thân có công việc ổn định và có cơ hội phát triển nghề nghiệp lâu dài mà không bị hạn chế do yếu tố bên ngoài.Việc "chảy máu chất xám" không những gây thiệt hại về nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đất nước.Do mất đi những người tài giỏi,thiếu nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực quan trọng như:giáo dục,y tế,nghiên cứu khoa học...,dẫn tới tình trạng giảm đi khả năng sáng tạo,đổi mới và phát triển bền vững của nền kinh tế.Các nghành công nghiệp và công nghệ,cần sự đóng góp của các chuyên gia cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tiến xa hơn do thiếu những người có khả năng dẫn dắt và đổi mới.Nhưng hiện tượng "chảy máu chất xám" cũng có mặt tích cực chứ không phải không có.Một số chuyên gia sau khi ra nước ngoài họ có thể tích lũy được nhiều kiến thức và các mỗi quan hệ quốc tế.Sau khi trở về, họ sẽ đem lại nguồn lực để phát triển đất nước,giúp cải thiện công nghệ và nghiên cứu làm đổi mới sự sáng tạo.
Để giảm thiểu tình trạng "chảy máu chất xám" Việt Nam ta cần có những chính sách cụ thể để giữ chân nhân tài,đầu tư mạnh vào nền giáo dục và nghiên cứu khoa học,tạo môi trường làm việc sáng tạo hơn,công bằng hơn là những yếu tố rất quan trọng để giữ chân nhân tài.Cơ chế đãi ngộ hợp lí,và sự phát triển hệ thống công nghệ,khoa học giúp người tài cảm thấy có giá trị và có thêm động lực cống hiến lâu dài cho đất nước.
Tuy vậy nhưng vấn đề "chảy máu chất xám" là vấn đề không thể xem nhẹ được trong quá trình phát triển đất nước của bất kỳ quốc gia nào.Mặc dù có một vài lợi ích nhất định,nhưng nếu không có giải pháp hợp lí sẽ làm cho giảm sức cạnh tranh của nước ta trên quốc tế và kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là nghị luận
Câu 2: Chủ thể bài viết là Nguyễn Trãi.
Câu 3: Mục đích chính của văn bản "Chiếu cầu hiền tài" là tìm ra người tài giúp việc triều chính.
- Những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản trên là:
+) người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt
Câu 4: Người viết đã đưa ra dẫn chứng:" Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà(2) tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri(3) tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt(4) tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung(5) tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng tất thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ."
Câu 5: Phẩm chất của chủ thể bài viết là một người trọng tài.coi trọng ý kiến dân,có tấm lòng vì dân vì nước