

BÀN VĂN VÂN
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Bài thơ "Bàn giao" của Vũ Quần Phương để lại trong tôi nhiều cảm xúc sâu sắc về tình cảm gia đình và những giá trị cuộc sống. Không chỉ đơn thuần là việc chuyển giao những vật chất hay kỷ niệm, ông còn gửi gắm cả những cảm xúc, những khoảnh khắc đẹp đẽ và cả nỗi buồn man mác. Những hình ảnh như "gió heo may", "góc phố có mùi ngô nướng bay" gợi nhớ về những điều bình dị nhưng đầy ý nghĩa, phản ánh cuộc sống hàng ngày. Qua đó, ông không ngại chia sẻ những vất vả, đau thương mà ông đã trải qua, để cháu hiểu rằng cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách. Tuy nhiên, thông điệp chính vẫn là tình yêu thương, sự sẻ chia và những điều đẹp đẽ của cuộc sống, mà ông mong cháu sẽ gìn giữ. Câu thơ “Ông chỉ bàn giao một chút buồn” khiến tôi suy nghĩ về cách mà mỗi thế hệ đều mang theo những nỗi niềm riêng, nhưng lại có thể truyền lại sức mạnh và lòng kiên cường cho thế hệ tiếp theo. Đây là một bài thơ không chỉ thể hiện tâm tư của người ông mà còn là một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta về việc trân trọng những giá trị tinh thần và tình cảm trong cuộc sống.
Câu 2:
Mỗi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một môi trường hòa bình và tự do như hiện nay, đều may mắn vô cùng. Tuy nhiên, điều này không nên khiến chúng ta trở nên thụ động hay lãng phí trong xã hội. Ngay cả trong thời bình, chúng ta vẫn cần phải có trách nhiệm đối với quê hương và đất nước của mình. Mặc dù mỗi người có quan điểm và trách nhiệm riêng, nhưng là người trẻ, chúng ta cần phải sống có hoài bão và ước mơ. Tuổi trẻ là hai từ rất đỗi hoài niệm và thiêng liêng. Đó là lúc tâm hồn và cuộc sống của chúng ta tràn đầy những ước mơ, hoài bão, những khát khao cháy bỏng phi thường. Ước mơ là những khao khát, mong muốn con người muốn đạt được. Hoài bão lại là những giấc mơ lớn, là những cái đích lớn lao mà con người luôn hướng về. Mỗi chúng ta đều cần có ước mơ, hoài bão và sự nỗ lực để khiến cho cuộc sống thêm rực rỡ hơn. Những ước mơ, hoài bão như một chiếc dây cót cho ta thêm động lực, nhưng để đạt được thành quả mong muốn, chúng ta buộc phải hành động. Ắt hẳn, chúng ta đều có những con đường và đích đến khác nhau, nhưng hãy nhớ rằng, hướng đi nào cũng đều có một điểm chung là sẽ bị giăng gài vào cái cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng này. Tuy nhiên, chỉ cần có sự nỗ lực và dám nghĩ dám làm, ta sẽ nhận lại được phần thưởng xứng đáng. Câu chuyện về Walt Disney chính là minh chứng rõ ràng cho việc thành công nhờ quyết tâm theo đuổi ước mơ. Ông là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo và có một người cha rượu chè, bài bạc. Vì không có tiền học vẽ nên W.Disney dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Ông quyết tâm đến thành phố lớn để hiện thực hóa hoài bão. Sau này, cái tên W. Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao. Thế giới cổ tích mà Disney tạo nên đã thắp sáng thêm hàng triệu ước mơ khác của trẻ em toàn cầu. W. Disney đã từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình: mơ ước, can đảm, tin tưởng và suy nghĩ. Và đương nhiên, trên hành trình chinh phục ước mơ thì ta cần tỉnh táo, phân biệt rạch ròi giữa lý tưởng chân chính với suy nghĩ viển vông, hão huyền, xa rời thực tế. Những người không có ước mơ luôn vô định, chán nản. Những người này sẽ không thấy được giá trị, ý nghĩa của cuộc đời cũng như khó có được thành công trong cuộc sống. Hãy theo đuổi ước mơ của mình. Mỗi người có một ước mơ và hoài bão riêng, nhưng khi chúng ta cùng hợp sức và cố gắng, chúng ta có thể xây dựng một đất nước mạnh mẽ hơn. Không ai hoàn hảo, nhưng khi chúng ta dám cố gắng hoàn thiện bản thân và tiến về phía trước, chúng ta sẽ thu hoạch được những thành tựu xứng đáng với những nỗ lực mà chúng ta đã bỏ ra. Chính bạn là người vẽ nên bức tranh cuộc đời bản thân. Đừng để bản thân phải hối hận, phải thốt lên hai từ “giá như”.
Câu 1. Thể thơ của văn bản là thơ tự do. Câu 2. Trong bài thơ, người ông bàn giao cho cháu những thứ vô hình, tinh thần: lòng dũng cảm, sự kiên nhẫn, tình yêu thương, sự bao dung, và cả những bài học về cuộc sống, về cách đối mặt với khó khăn. Câu 3. Ở khổ thơ thứ hai, người ông không bàn giao cho cháu những thứ vật chất, cụ thể như: của cải vật chất, danh vọng, địa vị xã hội. Người ông không bàn giao những thứ đó vì chúng là những giá trị phù du, dễ mất đi, không bền vững và không phải là nền tảng cho một cuộc sống ý nghĩa. Ông muốn cháu tự mình nỗ lực, trải nghiệm để đạt được những điều đó, chứ không phải dựa dẫm vào những thứ sẵn có. Câu 4. Biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ là điệp ngữ "không". Tác dụng của điệp ngữ này là nhấn mạnh những điều mà người ông không muốn bàn giao cho cháu, làm nổi bật sự lựa chọn của ông: tập trung vào việc truyền lại những giá trị tinh thần bền vững hơn là những giá trị vật chất dễ phai nhạt. Điệp ngữ "không" tạo ra một giọng điệu trang trọng, nghiêm túc, thể hiện sự trân trọng và sâu sắc của người ông đối với việc giáo dục cháu. Câu 5. Chúng ta hôm nay đã thừa hưởng từ thế hệ cha ông biết bao điều quý giá: đất nước độc lập, tự do, nền văn hóa lâu đời, những bài học lịch sử, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường… Trước những di sản thiêng liêng ấy, chúng ta cần có thái độ trân trọng, biết ơn sâu sắc, đồng thời phải có trách nhiệm gìn giữ, phát huy và phát triển chúng. Chúng ta cần nỗ lực học tập, rèn luyện, cống hiến cho đất nước, xứng đáng với công lao của cha ông. Chỉ có như vậy, chúng ta mới xứng đáng với những gì đã được thừa hưởng. Việc kế thừa và phát triển những giá trị đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam.
Câu 1:
Đoạn thơ vẽ nên một bức tranh quê bình dị, đằm thắm và tĩnh lặng đến nao lòng. Âm thanh "kẽo kẹt" của chiếc võng, sự "lơ mơ" của chú chó, hình ảnh "bóng cây lơi lả" đều gợi lên một không gian yên ả, thư thái của buổi chiều tà. Sự tĩnh lặng bao trùm không gian được nhấn mạnh bằng từ "đêm vắng, người im, cảnh lặng tờ", tạo nên một bức tranh tĩnh vật sống động. Hình ảnh ông lão nằm chơi giữa sân, ánh trăng ngân trên tàu cau, thằng cu ngắm mèo, tất cả đều góp phần tô đậm vẻ đẹp giản đơn, chân chất của cuộc sống nông thôn. Không có sự náo nhiệt, xô bồ, chỉ có sự yên bình, tĩnh tại, toát lên một vẻ đẹp sâu lắng, gợi nhiều suy tư về một cuộc sống thanh bình, an nhiên. Bức tranh quê trong đoạn thơ không chỉ là cảnh vật mà còn là tâm trạng, là không khí của một làng quê Việt Nam thanh bình, đậm chất thôn dã. Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.
Câu 2:
Cuộc sống là một chặng hành trình dài. Khi chúng ta bước đi trên con đường, đôi lúc sẽ gặp phải khó khăn. Tinh thần vươn lên, không ngại thử thách là một điều vô cùng cần thiết. Thử thách là những điều tất yếu trong cuộc sống con người sẽ phải trải qua. Bởi vậy, chúng ta cần rèn luyện bản lĩnh, có được sự kiên trì và nghị lực. Không ngại khó khăn, nỗ lực vươn lên. Điều này đã được chứng minh trong thực tế cuộc sống. Abraham Lincoln là vị tổng thống thứ mười sáu của nước Mỹ. Ông chính là một tấm gương sáng chói của sự tự lập, biết phấn đấu vươn lên để trở thành người thành công. Xuất thân từ gia đình nghèo khổ, thiếu thốn. Cha mẹ của Lincoln là những người thất học. Bản thân ông cũng không được đến trường thường xuyên. Nhưng không vì vậy mà ông lựa chọn từ bỏ cố gắng. Năm hai mươi mốt tuổi, ông phải đánh xe bò và bắt đầu cuộc đời tự lập cho chính mình. Sau một thời gian trải qua nhiều nghề nhưng thất bại, ông phát hiện ra mình thích ngành luật. Vào năm 1836, ông đậu kỳ thi trở thành luật sư và bắt đầu hành nghề. Cuộc đời của A. Lincoln từng gặp phải nhiều thất bại nhưng ông chưa bao giờ lựa chọn từ bỏ bản thân.Một tấm gương khác rất tiêu biểu chính là Cao Bá Quát. Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng là một người tài hoa. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang nhờ ông viết giúp cho lá đơn để kêu oan. Những tưởng rằng lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp hơn. Kể từ đó, ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Câu 1: ngôi kể thứ nhất Câu 2. Một số chi tiết cho thấy chị Bót Dương không giận mẹ dù trước đó từng bị phân biệt đối xử: Khi mẹ mang đồ đạc đến ở chung, Bót rất mừng và còn khuyên mẹ: "Bu nghĩ kĩ đi. Chẳng sau này lại phiền bu ra, như chị Nở thì con không muốn..." Bót chăm sóc mẹ, đỡ đần công việc, nhờ vậy cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Bót không oán trách mà còn ôm mẹ, an ủi: "Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" Qua cách ứng xử đầy yêu thương và thấu hiểu, Bót đã xóa tan khoảng cách, nỗi buồn trong lòng mình. Câu 3. Hành động, lời nói của chị Bót thể hiện phẩm chất của một người phụ nữ nhân hậu, giàu lòng yêu thương và vị tha. Dù từng bị phân biệt đối xử, chị vẫn không oán hận mà còn mở lòng đón mẹ về chăm sóc. Sự dịu dàng, chu đáo, hiếu thảo của chị đã mang lại niềm vui, sự thanh thản cho mẹ lúc tuổi già Câu 4. Hành động ôm lấy vai mẹ và câu nói của chị Bót: "- Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" → Thể hiện sự yêu thương, an ủi và vỗ về mẹ. Chị muốn mẹ bớt mặc cảm, bớt day dứt vì những lỗi lầm trong quá khứ. Đó cũng là cách chị khẳng định rằng mình không hề oán trách, mà luôn yêu thương, tha thứ cho mẹ. Câu 5. Qua đoạn trích, em cảm nhận được tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cảm động. Người mẹ đau khổ, ân hận vì những lỗi lầm trong quá khứ, còn người con gái lại hết lòng yêu thương, vỗ về, an ủi mẹ. Tình cảm giữa mẹ và con được thể hiện bằng những hành động nhỏ nhưng chan chứa yêu thương, sự bao dung và lòng vị tha thiết