

Hoàng Thị Dung
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1 :
Anh gầy trong *"Anh béo và anh gầy"* là nhân vật phản ánh bi kịch của con người trước sự phân cấp xã hội. Ban đầu, anh vui mừng khi gặp bạn cũ, kể về gia đình với niềm tự hào giản dị. Tuy nhiên, khi biết anh béo là viên chức cấp cao, anh đột ngột thay đổi: từ thân mật thành kính cẩn, từ tự tin thành hèn kém. Chi tiết "cười hi hi như chú Tàu" và "co rúm người" cho thấy sự tự ti đến mức lố bịch. Qua nhân vật này, Sê-khốp phê phán thói xu nịnh và sự tha hóa nhân cách do áp lực địa vị. Đồng thời, anh gầy cũng gợi lên sự thương cảm khi trở thành nạn nhân của một xã hội coi trọng danh vọng hơn tình người.
Câu 2 :
Cuộc sống giống như một khu vườn kỳ diệu, nơi mỗi người có thể nhìn thấy những bụi hồng kiêu sa lẫn những bụi gai góc. Có người than phiền vì những chiếc gai nhọn trên thân hoa hồng, nhưng cũng có người vui mừng khi phát hiện đóa hồng rực rỡ ẩn mình giữa bụi gai khô cằn. Câu nói này đã gợi mở một bài học sâu sắc về cách chúng ta lựa chọn góc nhìn đối với cuộc đời - liệu chúng ta sẽ tập trung vào những khó khăn, bất toàn hay luôn tìm kiếm những điều tốt đẹp ẩn chứa trong mỗi hoàn cảnh?
Trước hết, "bụi hồng có gai" là hình ảnh ẩn dụ cho những điều tưởng chừng hoàn hảo nhưng vẫn tồn tại khiếm khuyết. Trong cuộc sống, không có điều gì là tuyệt đối hoàn mỹ. Ngay cả những thứ đẹp đẽ nhất như đóa hồng kiều diễm cũng có những chiếc gai sắc nhọn. Nếu chỉ chăm chăm vào những chiếc gai ấy, chúng ta sẽ đánh mất niềm vui khi được ngắm nhìn vẻ đẹp của hoa. Cũng giống như khi đối mặt với khó khăn, nếu chỉ tập trung vào những thử thách, chúng ta sẽ bỏ lỡ những bài học và cơ hội quý giá ẩn chứa trong đó.
Ngược lại, "bụi gai có hoa hồng" lại là biểu tượng của lòng lạc quan và sự kiên trì. Giữa những khó khăn tưởng chừng như không lối thoát, nếu biết cách nhìn nhận, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những điều tốt đẹp. Như nhà bác học Thomas Edison từng nói: "Tôi không thất bại, tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động". Chính thái độ sống tích cực ấy đã giúp ông kiên trì theo đuổi đến cùng và phát minh ra bóng đèn điện, thay đổi cả thế giới.
Trong văn học, nhân vật anh gầy trong truyện ngắn "Anh béo và anh gầy" của Sê-khốp là minh chứng rõ nét cho việc lựa chọn cách nhìn nhận vấn đề. Ban đầu, anh vui mừng khi gặp lại người bạn cũ, kể về gia đình với niềm tự hào giản dị. Thế nhưng, khi biết anh béo có chức vụ cao hơn, anh đột ngột thay đổi thái độ, trở nên khúm núm, sợ sệt. Anh đã chọn nhìn vào sự cách biệt địa vị thay vì trân trọng tình bạn thuở thiếu thời. Nếu anh gầy giữ được cái nhìn lạc quan, có lẽ cuộc gặp gỡ đã kết thúc trong niềm vui và sự ấm áp.
Thực tế cuộc sống cho thấy, những người biết nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực thường có cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn. Họ không phủ nhận khó khăn, nhưng luôn tìm cách vượt qua và rút ra bài học từ đó. Như Helen Keller - người phụ nữ khiếm thị, khiếm thính nổi tiếng đã nói: "Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng chúng ta thường nhìn quá lâu vào cánh cửa đã đóng mà không thấy được cánh cửa đang mở cho mình."
Cuộc sống luôn tồn tại song song những thuận lợi và khó khăn, niềm vui và nỗi buồn. Việc lựa chọn cách nhìn nhận vấn đề tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ sống của mỗi người. Thay vì than phiền vì những chiếc gai trên bụi hồng, sao chúng ta không học cách trân trọng vẻ đẹp của đóa hoa? Thay vì sợ hãi trước những bụi gai góc, sao không kiên nhẫn tìm kiếm những bông hoa ẩn giấu? Bởi lẽ, như nhà văn Marcel Proust từng nói: "Hành trình khám phá thực sự không phải là đi tìm những vùng đất mới, mà là có đôi mắt mới." Khi chúng ta thay đổi cách nhìn, thế giới xung quanh cũng sẽ thay đổi theo.
Câu 1 : Truyện ngắn
Câu 2 : Đoạn văn từ "Anh gầy bỗng dựng tai mắt, ngây ra như phỗng đá..." đến "Cả ba người đều sững sờ một cách dễ thị vị."
Câu 3 : Tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hai người bạn cũ (anh béo và anh gầy) tại nhà ga. Sự khác biệt về địa vị xã hội (anh béo là viên chức bậc ba, anh gầy chỉ là viên chức bậc tám) khiến thái độ của anh gầy và gia đình thay đổi đột ngột từ thân mật sang kính cẩn, hèn kém.
Câu 4 :
- Trước khi biết cấp bậc: Thân mật, vui vẻ, xưng hô "cậu – mình", ôm hôn, kể chuyện hồi nhỏ.
- Sau khi biết cấp bậc: Kính cẩn, sợ hãi, xưng hô "quan trên – tôi", cúi gập người, cười nịnh bợ ("hi hi hi"), gia đình cũng co rúm lại.
Câu 5 : Văn bản phê phán thói xu nịnh, háo danh và sự phân biệt địa vị trong xã hội. Qua cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn, tác giả cho thấy sự tha hóa của con người khi đặt danh vọng lên trên tình bạn, đồng thời thể hiện niềm thương cảm với những kẻ nhỏ bé, tự ti trước quyền lực.
- Số dân đông tạo cho Nhật Bản có một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh.
- Cơ cấu dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động trong tương lai, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.
- Dân cư tập trung với mật độ cao ở các vùng đô thị cũng nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm..
Trung Quốc có địa hình và đất đai đa dạng, có thể chia thành hai miền chính:
* Miền Tây:
* Địa hình chủ yếu là núi cao, sơn nguyên đồ sộ, xen kẽ với các bồn địa và hoang mạc lớn.
* Đất đai chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
* Miền Đông:
* Địa hình đa dạng hơn, bao gồm đồng bằng châu thổ rộng lớn, đồi núi, và các vùng ven biển.
* Các đồng bằng châu thổ lớn như: đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam.
* Đất đai ở miền đông màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra, địa hình Trung Quốc còn có đặc điểm cao dần từ tây sang đông, tạo ra sự khác biệt lớn về khí hậu và cảnh quan giữa hai miền.
Câu 1 :
Trong khổ thơ cuối bài Tương tư, hình ảnh "giầu" (trầu) và "cau" không chỉ là những vật thể quen thuộc trong đời sống làng quê Việt Nam mà còn trở thành biểu tượng nghệ thuật đặc sắc. "Giầu" và "cau" vốn là cặp đôi không thể tách rời trong tục ăn trầu, tượng trưng cho sự gắn bó, hòa hợp. Nguyễn Bính đã khéo léo nhân hóa chúng để diễn tả nỗi nhớ mong da diết của chàng trai với cô gái thôn Đông. Cách ví von này khiến tình cảm con người trở nên gần gũi, mộc mạc mà vẫn đậm chất thơ. Đồng thời, hình ảnh này còn gợi lên không gian văn hóa làng quê truyền thống, nơi tình yêu đôi lứa luôn gắn liền với những phong tục, tập quán dân dã. Qua đó, nhà thơ không chỉ bày tỏ nỗi lòng của nhân vật trữ tình mà còn ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu chân quê, giản dị nhưng sâu nặng nghĩa tình.
Câu 2:
Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng, ý kiến của Leonardo DiCaprio: "Hành tinh của chúng ta là nơi duy nhất mà chúng ta có thể sống, chúng ta cần bảo vệ nó"* đã trở thành lời cảnh tỉnh sâu sắc cho toàn nhân loại. Đây không chỉ là quan điểm cá nhân mà còn là chân lý hiển nhiên, bởi Trái Đất chính là ngôi nhà chung duy nhất nuôi dưỡng sự sống của con người và muôn loài.
Trước hết, Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có đủ điều kiện để duy trì sự sống. Không khí trong lành, nguồn nước ngọt dồi dào, hệ sinh thái đa dạng... là những yếu tố thiết yếu mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trong vũ trụ. Dù khoa học đang nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh, nhưng cho đến nay, chưa có nơi nào có thể thay thế được Trái Đất. Mọi sự sống của con người, từ hơi thở, thức ăn đến không gian sinh tồn, đều phụ thuộc hoàn toàn vào hành tinh này. Nếu chúng ta tiếp tục tàn phá môi trường, chẳng khác nào tự hủy hoại tương lai của chính mình.
Thế nhưng, thực trạng hiện nay lại vô cùng đáng báo động. Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ Trái Đất tăng cao, băng ở hai cực tan chảy, mực nước biển dâng lên đe dọa nhấn chìm nhiều vùng đất. Rừng Amazon - lá phổi xanh của hành tinh - đang bị tàn phá nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước đã trở thành vấn nạn toàn cầu. Rác thải nhựa tràn ngập đại dương, giết chết hàng triệu sinh vật biển mỗi năm. Những thảm họa thiên nhiên như cháy rừng, lũ lụt, hạn hán xảy ra ngày càng khốc liệt. Tất cả đều là hậu quả của việc con người khai thác thiên nhiên quá mức và thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
Bảo vệ Trái Đất không phải là trách nhiệm của riêng ai. Mỗi cá nhân đều có thể đóng góp bằng những hành động thiết thực. Chúng ta cần giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách sử dụng túi vải, chai thủy tinh thay cho đồ nhựa dùng một lần. Tiết kiệm điện, nước và chuyển sang dùng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió. Hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường đi bộ, xe đạp hoặc phương tiện công cộng để giảm khí thải. Trồng thêm cây xanh, bảo vệ rừng và các loài động vật hoang dã. Đặc biệt, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ thông qua giáo dục. Các quốc gia cần chung tay bằng những chính sách mạnh mẽ, như giảm phát thải khí nhà kính, phát triển bền vững, và xử phạt nghiêm những hành vi hủy hoại môi trường.
Như nhà bảo vệ môi trường nổi tiếng Jacques Cousteau từng nói: "Chúng ta chỉ bảo vệ những gì chúng ta yêu quý, chỉ yêu quý những gì chúng ta hiểu biết, và chỉ hiểu biết những gì chúng ta được dạy."* Hãy yêu lấy Trái Đất - ngôi nhà duy nhất của chúng ta - bằng những hành động cụ thể ngay hôm nay. Bảo vệ môi trường không chỉ vì chính chúng ta mà còn vì các thế hệ tương lai. Mỗi hành động nhỏ sẽ góp phần tạo nên thay đổi lớn, giúp hành tinh xanh mãi là nơi đáng sống cho tất cả mọi người.
Câu 1: Thể thơ lục bát
Câu 2: Nỗi "chín nhớ mười mong một người" không chỉ đầy ắp, da diết trong lòng chàng trai đa tình mà còn tràn ngập cả xóm thôn, cả thôn Đông lẫn thôn Đoài
Câu 3: Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ: dùng địa danh để chỉ người sống trên địa danh đó: Thôn Đoài - Thôn Đông → Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị
Câu 4: Câu thơ gợi nỗi khắc khoải, hy vọng mong manh về sự đoàn tụ. "Hoa" và "bướm" là hình ảnh đẹp nhưng đầy xót xa, vì chúng thuộc hai thế giới khác nhau (khuê các cao sang vs. giang hồ phóng khoáng), ám chỉ sự khác biệt hoặc rào cản giữa đôi lứa.
Câu 5: Bài thơ kể về mối tình đơn phương của chàng trai thôn Đoài dành cho người con gái thôn Đông
Câu 1:
Bài thơ Chân quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.
Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Con đê chính là một biểu hiện của làng quê xưa. Đó cũng chính là cái để bảo vệ xóm làng trước bão lũ, cũng là ranh giới giữa các địa phương. Đây là một hình ảnh vô cùng thân thuộc ở các làng quê. Tâm trạng của chàn trai lúc này là bồi hồi chờ đợi và có cả nhớ mong, trong khung cảnh làng quê ta càng cảm nhận được sâu sắc điều đó.
Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiêc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê. Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.
Nào đâu cái уếm lụa ѕồi?
Cái dâу lưng đũi nhuộm hồi ѕang хuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Tuy nhiên đó cũng chỉ là những sự thay đổi bên ngoài. Cái đáng nói ở đây chính là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng nhà thơ đã thể hiện được sâu csw điều đó. Rộn ràng không chỉ thể hiện ở tiếng của những loại quần áo này mà còn là sự thay đổi tinh thần của các cô gái. Nó cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hí hởn với trang phục mới của mình.
Và sự thay đổi của cô gái này làm chàng trai đau đớn. Tuy nhiên chàng vẫn cố nén lòng mình và trách yêu nhẹ nhàng “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Đoạn đầu bài thơ chàng trai đang vui vẻ xưng em nhưng đến phần này lại xưng tôi. Đó cũng chính là một cách để thể hiện thái độ trách móc đối với người mình yêu. Sự trách móc ấy cũng chính là nỗi xót xa và tiếc nuối bởi các giá trị của thôn quê đã bị mai một.
Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được. Vốn các vật dụng ấy không đáng trách tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh này nó không phù hợp. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chân quê muốn gửi gắm.Nhận thức rõ điều đó từ xưng tôi chàng đã sửa lại thành xưng anh. Điều đó thể hiện sự xuống thang của chàng trai này. Việc sử dụng các thanh bằng trắc đã thể hiện được giá trị mà bài thơ muốn chuyển tải. Đây cũng chính là một sự kết hợp tài tình giữa thơ mới và thơ cũ như là một sự phá cách.
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Qua đoạn này ta cảm nhận được một sự dè dặt thận trọng khi bày tỏ tình yêu của mình. Chính cách nói này rất gần gũi với ca dao. Chàng trai đã van xin người mình yêu và cũng nhắc nhở cô gái hãy giữ lại những giá trị văn hóa tuyền thống lâu đời. Bởi nó chính là bản sắc và cũng chính là cái gốc nhân bản mà cha ông ta thường tạo dựng nên. Đó cũng chính là lý do mà cuối bài chàng trai viết nên các câu thơ tâm sự trùng trùng. Là sự day dứt và cũng là những dự cảm đáng sợ về những thay đổi ở thôn quê.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Bài thơ Chân quê đã thổi hồn vào những người con trên mảnh đất quê mình. Đó là hình ảnh chàng trai muốn níu giữ nét chân chất thật thà khi người yêu đi tỉnh về. Bởi ở đó cô đã bị nhiễm lối sống phương Tây xa lạ. Tuy nhiên đó là điều không được. Đó cũng chính là ly do đọc bài thơ Chân quê ta cảm nhận được sự ám ảnh khôn nguôi.
Câu 2
Trong bối cảnh xã hội phát triển, chúng ta không chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế mà còn dành sự chú ý đặc biệt cho môi trường khí hậu. Trên khắp thế giới, biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm hàng đầu khi ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta.
Biến đổi khí hậu của Trái Đất là sự thay đổi trong hệ thống khí hậu, do cả yếu tố tự nhiên và tác động nhân tạo trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó bao gồm sự nóng lên của trái đất, tăng mực nước biển do tan băng, thay đổi cường độ của quá trình hoàn lưu khí quyển, và chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên, cũng như các hiện tượng như nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính,...
Những thách thức của biến đổi khí hậu không còn xa lạ khi chúng ta thường xuyên nghe về tăng nhiệt độ trung bình ở nhiều quốc gia. Các hiện tượng kỳ lạ xuất hiện, như tuyết rơi ở sa mạc hoặc nhiệt độ lên đến gần 60 độ C. Số liệu thống kê cho thấy cơn bão ở biển Đông có chiều hướng gia tăng, mùa bão kéo dài và quỹ đạo của bão trở nên không dự đoán được. Trong khi ở Mỹ, lũ lụt kinh hoàng gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
Đằng sau biến đổi khí hậu là sự giải thích cho nhiều hiện tượng này. Một phần nhỏ là do sự biến đổi tự nhiên, nhưng phần lớn là do con người. Dân số gia tăng, nhu cầu về nhà ở và thực phẩm tăng cao, cùng với việc khai thác gỗ một cách không kiểm soát và đốn hạ rừng quý hiếm. Các nhà máy và xí nghiệp đang xả thải nước chưa qua xử lý trực tiếp vào biển, gây ô nhiễm nặng như vụ xả thải của xí nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh, Việt Nam. Khói bụi từ xe máy và công nghiệp gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Con người chính là nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu mang lại nhiều hậu quả tiêu cực, từ lụt lội và mất mát rừng, đến sự suy giảm đa dạng sinh học và nhiều loại cây quý hiếm đang trên bờ vực tuyệt chủng. Đối diện với những thách thức này, chúng ta cần có biện pháp ngăn chặn. Mỗi người cần thức tỉnh và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường: giảm rác thải, trồng cây xanh, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường,... Chính phủ cũng cần thực hiện chính sách khai thác có trách nhiệm và kêu gọi sự hợp tác toàn cầu để bảo vệ hành tinh chung của chúng ta.
Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta, vì vậy, chúng ta phải đoàn kết và hành động để bảo vệ nó khỏi ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chỉ khi chúng ta đồng lòng, ngôi nhà này mới giữ được vẻ xanh tươi và tồn tại mãi mãi.
Câu 1:
Bài thơ Chân quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.
Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Con đê chính là một biểu hiện của làng quê xưa. Đó cũng chính là cái để bảo vệ xóm làng trước bão lũ, cũng là ranh giới giữa các địa phương. Đây là một hình ảnh vô cùng thân thuộc ở các làng quê. Tâm trạng của chàn trai lúc này là bồi hồi chờ đợi và có cả nhớ mong, trong khung cảnh làng quê ta càng cảm nhận được sâu sắc điều đó.
Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiêc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê. Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.
Nào đâu cái уếm lụa ѕồi?
Cái dâу lưng đũi nhuộm hồi ѕang хuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Tuy nhiên đó cũng chỉ là những sự thay đổi bên ngoài. Cái đáng nói ở đây chính là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng nhà thơ đã thể hiện được sâu csw điều đó. Rộn ràng không chỉ thể hiện ở tiếng của những loại quần áo này mà còn là sự thay đổi tinh thần của các cô gái. Nó cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hí hởn với trang phục mới của mình.
Và sự thay đổi của cô gái này làm chàng trai đau đớn. Tuy nhiên chàng vẫn cố nén lòng mình và trách yêu nhẹ nhàng “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Đoạn đầu bài thơ chàng trai đang vui vẻ xưng em nhưng đến phần này lại xưng tôi. Đó cũng chính là một cách để thể hiện thái độ trách móc đối với người mình yêu. Sự trách móc ấy cũng chính là nỗi xót xa và tiếc nuối bởi các giá trị của thôn quê đã bị mai một.
Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được. Vốn các vật dụng ấy không đáng trách tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh này nó không phù hợp. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chân quê muốn gửi gắm.Nhận thức rõ điều đó từ xưng tôi chàng đã sửa lại thành xưng anh. Điều đó thể hiện sự xuống thang của chàng trai này. Việc sử dụng các thanh bằng trắc đã thể hiện được giá trị mà bài thơ muốn chuyển tải. Đây cũng chính là một sự kết hợp tài tình giữa thơ mới và thơ cũ như là một sự phá cách.
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Qua đoạn này ta cảm nhận được một sự dè dặt thận trọng khi bày tỏ tình yêu của mình. Chính cách nói này rất gần gũi với ca dao. Chàng trai đã van xin người mình yêu và cũng nhắc nhở cô gái hãy giữ lại những giá trị văn hóa tuyền thống lâu đời. Bởi nó chính là bản sắc và cũng chính là cái gốc nhân bản mà cha ông ta thường tạo dựng nên. Đó cũng chính là lý do mà cuối bài chàng trai viết nên các câu thơ tâm sự trùng trùng. Là sự day dứt và cũng là những dự cảm đáng sợ về những thay đổi ở thôn quê.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Bài thơ Chân quê đã thổi hồn vào những người con trên mảnh đất quê mình. Đó là hình ảnh chàng trai muốn níu giữ nét chân chất thật thà khi người yêu đi tỉnh về. Bởi ở đó cô đã bị nhiễm lối sống phương Tây xa lạ. Tuy nhiên đó là điều không được. Đó cũng chính là ly do đọc bài thơ Chân quê ta cảm nhận được sự ám ảnh khôn nguôi.
Câu 2
Trong bối cảnh xã hội phát triển, chúng ta không chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế mà còn dành sự chú ý đặc biệt cho môi trường khí hậu. Trên khắp thế giới, biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm hàng đầu khi ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta.
Biến đổi khí hậu của Trái Đất là sự thay đổi trong hệ thống khí hậu, do cả yếu tố tự nhiên và tác động nhân tạo trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó bao gồm sự nóng lên của trái đất, tăng mực nước biển do tan băng, thay đổi cường độ của quá trình hoàn lưu khí quyển, và chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên, cũng như các hiện tượng như nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính,...
Những thách thức của biến đổi khí hậu không còn xa lạ khi chúng ta thường xuyên nghe về tăng nhiệt độ trung bình ở nhiều quốc gia. Các hiện tượng kỳ lạ xuất hiện, như tuyết rơi ở sa mạc hoặc nhiệt độ lên đến gần 60 độ C. Số liệu thống kê cho thấy cơn bão ở biển Đông có chiều hướng gia tăng, mùa bão kéo dài và quỹ đạo của bão trở nên không dự đoán được. Trong khi ở Mỹ, lũ lụt kinh hoàng gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
Đằng sau biến đổi khí hậu là sự giải thích cho nhiều hiện tượng này. Một phần nhỏ là do sự biến đổi tự nhiên, nhưng phần lớn là do con người. Dân số gia tăng, nhu cầu về nhà ở và thực phẩm tăng cao, cùng với việc khai thác gỗ một cách không kiểm soát và đốn hạ rừng quý hiếm. Các nhà máy và xí nghiệp đang xả thải nước chưa qua xử lý trực tiếp vào biển, gây ô nhiễm nặng như vụ xả thải của xí nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh, Việt Nam. Khói bụi từ xe máy và công nghiệp gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Con người chính là nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu mang lại nhiều hậu quả tiêu cực, từ lụt lội và mất mát rừng, đến sự suy giảm đa dạng sinh học và nhiều loại cây quý hiếm đang trên bờ vực tuyệt chủng. Đối diện với những thách thức này, chúng ta cần có biện pháp ngăn chặn. Mỗi người cần thức tỉnh và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường: giảm rác thải, trồng cây xanh, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường,... Chính phủ cũng cần thực hiện chính sách khai thác có trách nhiệm và kêu gọi sự hợp tác toàn cầu để bảo vệ hành tinh chung của chúng ta.
Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta, vì vậy, chúng ta phải đoàn kết và hành động để bảo vệ nó khỏi ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chỉ khi chúng ta đồng lòng, ngôi nhà này mới giữ được vẻ xanh tươi và tồn tại mãi mãi.
a. + Là nước đông dân, năm 2020 là 126,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
+ Cơ cấu dân số già, số dân ở nhóm 0-14 tuổi chiếm 12% dân số, số dân ở nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% dân số; tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).
+ Mật độ dân số trung bình khoảng 228 người/km2, phân bố dân cư không đều.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, nhiều đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị như Ô-xa-ca, Kô-bê, Tô-ky-ô,…
+ Có các dân tộc: Ya-ma-tô (98% dân số) và Riu-kiu, Ai-nu. Tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật.
b. - Hiện tượng già hóa dân số gia tăng phát sinh các vấn đề lớn về tăng trưởng kinh tế và chế độ phúc lợi xã hội.
+ Do già hóa dân số và giảm tỉ lệ sinh, lực lượng lao động giảm, dẫn tới sự trì trệ của tăng trưởng kinh tế.
+ Số người cao tuổi tăng cao sẽ dẫn tới những khó khăn trong phúc lợi xã hội liên quan tới y tế và điều dưỡng.
Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.
- Vùng Trung ương
+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.
+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.
+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.
+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.
+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.
+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.
- Vùng Trung tâm đất đen
+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.
+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.
+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.
+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.
+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.
- Vùng U-ran:
+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.
+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.
+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.
+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.
+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.
- Vùng Viễn Đông:
+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.
+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.
+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.
+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...
+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.