

Nguyễn Ôn Hải Anh
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Văn bản “Giữa người với người” là một lát cắt chân thực, sắc lạnh về đời sống hiện đại, nơi mà lòng người dường như ngày một trở nên xa cách. Không có cốt truyện cụ thể, tác giả sử dụng những dòng suy tư xen kẽ giữa nhân vật “em” và người kể chuyện để phản ánh một cách sâu sắc mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Thông qua hình ảnh những người bán hàng rong bị vu oan vì tin đồn vô căn cứ và sự im lặng đáng sợ của cộng đồng, tác giả lên án mạnh mẽ những tờ báo lá cải, đồng thời bày tỏ sự thương cảm với những con người nhỏ bé, ít tiếng nói trong xã hội. Nghệ thuật liệt kê được vận dụng khéo léo giúp phơi bày tính chất lan rộng, khốc liệt của tin giả, trong khi điểm nhìn linh hoạt giữa “chị” và “em” làm nổi bật cảm xúc bất an, xót xa, bức xúc. Qua đó, văn bản không chỉ đặt ra một vấn đề xã hội nghiêm trọng mà còn gợi nhắc người đọc về bổn phận đạo đức, về trách nhiệm gìn giữ lòng nhân ái giữa đời sống hiện đại lạnh lùng.
Câu 2
Trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống trở nên hối hả và công nghệ ngày càng phát triển, con người tưởng chừng được kết nối nhiều hơn, nhưng thực chất lại ngày càng xa cách. Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của thực trạng đó chính là sự thờ ơ, vô cảm — căn bệnh tinh thần đang gặm nhấm dần những giá trị nhân văn của cộng đồng.
Thờ ơ, vô cảm là trạng thái lãnh đạm, dửng dưng trước những nỗi đau, khó khăn hay bất công xảy ra xung quanh. Nó có thể biểu hiện bằng sự im lặng khi thấy người khác bị bắt nạt, bằng thái độ dửng dưng khi người gặp nạn, hoặc thậm chí bằng hành động tệ hại hơn là hôi của, tung tin giả để trục lợi. Những hành vi như vậy không chỉ là thiếu trách nhiệm với xã hội, mà còn là sự thụt lùi trong nhân cách mỗi con người.
Thực trạng này đang diễn ra ngày một phổ biến. Chúng ta có thể bắt gặp trên mạng xã hội những người sẵn sàng chia sẻ thông tin sai lệch, tung tin đồn, chụp lại những khoảnh khắc đau thương để câu view thay vì giúp đỡ. Nhiều người chọn quay clip tai nạn thay vì gọi cứu thương, chia sẻ “phẫn nộ” nhưng không hề hành động thực tế để thay đổi điều gì. Đó chính là biểu hiện rõ ràng nhất của một xã hội đang mất đi sự đồng cảm.
Nguyên nhân của sự vô cảm có thể xuất phát từ lối sống cá nhân ngày càng phổ biến, từ việc con người ngày nay bị cuốn vào công việc, học hành, những toan tính riêng tư. Bên cạnh đó, mạng xã hội – thay vì gắn kết – lại khiến con người ngày càng cô lập hơn, ít giao tiếp thật và sống trong thế giới ảo nhiều hơn. Nhiều người trẻ lớn lên mà không được giáo dục đầy đủ về tình thương, sự chia sẻ, dẫn đến việc mất đi nền tảng đạo đức cơ bản.
Hậu quả của sự thờ ơ là vô cùng nghiêm trọng. Nó khiến con người trở nên cô đơn, sống ích kỉ và lạnh lùng. Xã hội sẽ dần trở thành một tập hợp những cá thể sống cạnh nhau nhưng không sống cùng nhau. Sự đoàn kết bị đe dọa, những giá trị nhân văn truyền thống bị mai một. Nếu tiếp tục để sự vô cảm lan rộng, chúng ta sẽ phải đối mặt với một tương lai đáng lo ngại về đạo đức và lòng người.
Để khắc phục, mỗi cá nhân cần học cách quan tâm, lắng nghe và hành động tích cực. Giáo dục về lòng nhân ái cần được chú trọng từ gia đình đến nhà trường. Mỗi người cần tập nhìn cuộc sống bằng con mắt đồng cảm, hãy đặt mình vào vị trí người khác để hành xử bằng trái tim thay vì sự dửng dưng vô hồn.
Sự thờ ơ là một vết nứt trong đạo đức cộng đồng, nhưng nếu mỗi người chịu bước ra khỏi vùng an toàn, chịu mở lòng, chịu hành động thì chúng ta vẫn có thể hàn gắn lại điều đó. Sống giữa xã hội hiện đại, hãy là người giữ lửa nhân văn thay vì để mình bị cuốn theo cơn lốc vô cảm.
Câu 1 Thể loại của văn bản trên là Tùy bút
Câu 2 Đề tài của văn bản trên là về sự thờ ơ giữa con người với con người
Câu 3 Tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê thông qua nhiều hình ảnh như: người bán bắp luộc “chết giấc” vì tin đồn nước luộc có pin đèn, giới hủ tiếu gõ sập tiệm vì tin nước dùng nấu từ chuột cống, người bán chè dừa non thì lo sợ báo đăng tin chè bưởi có thuốc rầy, rồi đến một bà cụ bán chè ở cổng trường cũng bị vu oan làm học sinh ngộ độc. Việc liệt kê liên tiếp các tình huống không chỉ làm nổi bật tính chất phổ biến và phi lý của tin đồn thất thiệt, mà còn thể hiện sự phẫn nộ của tác giả trước sự vô trách nhiệm của báo lá cải. Các nhân vật trong ví dụ đều là những người lao động nhỏ, không có tiếng nói, dễ bị tổn thương và khó minh oan. Qua đó, tác giả vừa thể hiện thái độ mỉa mai đối với sự vô cảm của truyền thông, vừa bày tỏ niềm thương cảm đối với những con người lương thiện đang bị cuốn vào vòng xoáy oan ức
Câu 4
"Một vụ cướp tiền giữa ban ngày, người ta chỉ thấy giấy bạc bay mà không thấy nạn nhân. Hôi bia cũng vì chỉ thấy bia lăn lóc ra đường" – hai câu văn này đã trực tiếp bóc mẽ đạo đức con người hiện nay. Chúng thể hiện sự vô cảm, thờ ơ của con người khi chỉ chăm chú vào lợi ích vật chất trước mắt, mà không quan tâm đến nỗi đau, tổn thất của người khác. Những kẻ vô cảm ấy không những không giúp đỡ, mà còn nhân cơ hội người khác gặp nạn để kiếm lợi cho bản thân. Chỉ qua hai câu văn, tác giả đã chỉ ra sự vô tâm, thờ ơ của một bộ phận người trong xã hội. Đoạn văn cũng thể hiện thái độ mỉa mai đối với những người không có sự quan tâm đến người khác, sống chỉ vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua giá trị tình người..
Câu 5
Văn bản trên, tác giả đã đưa những hình ảnh như người bán bắp luộc, người bán hủ tiếu gõ, hay bắp non bị vu oan giá họa đến mức sập tiệm. Những người này đều là những người có ít tiếng nói trong xã hội nên khó mà minh oan cho mình được. Lợi dụng điều đó mà cấc tin báo lá cải đã viết ra những bài báo có thông tin sai lệch, trái với thực tế để câu view, câu like để kiếm lợi cho mình. Tác giả đã dựng lên câu truyện trên để lên án sự thờ ơ, vô cảm của con người trong xã hội hiện nay. Đồng thời qua đó nhấn mạnh vai trò của những cá nhân trong việc bảo vệ nhân phẩm, đạo đức. Chúng ta không nên chỉ vì lợi ích trước mắt mà bôi nhọ danh dự hay tung tin đồn thất thiệt về người khác. Bởi những điều ấy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những cá nhân, gia đình hay cả một dân tộc. Mạng xã hội chính là môi trường làm gia tăng sự xuất hiện của các bài báo lá cải. Vì vậy, chúng ta cần tiếp nhận và xử lý thông tin một cách tỉnh táo, có chọn lọc, để không bị cuốn vào vòng xoáy của dư luận. Đó cũng là bài học quan trọng mà em rút ra được từ đoạn văn này.
Câu 1
những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là thuyết minh
Câu 2
Do có nhiều chính quyền địa phương cho biết không thể thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết để bảo tồn hoa anh đào do thiếu lao động và ngân sách.Nên hệ thống có tên "Sakura AI Camera" sẽ tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định tuổi và sức sống của cây anh đào thông qua máy ảnh trên điện thoại thông minh. Chính quyền các địa phương Nhật Bản sau đó có thể tận dụng dữ liệu này để theo dõi hiện trạng và bảo tồn cây.
Câu 3
Nhan đề và sapo của bài viết rất ngắn gọn, súc tích nhưng đã nêu được nội dung chính của toàn bài. Hơn nữa, với sự uyển chuyển của mình, tác giả đã tạo được sự cuốn hút, hấp dẫn ở ngay phần đầu của văn bản, từ đó khơi dậy sự hứng thú tìm hiểu toàn bộ văn viết
Câu 4
Văn bản trên đã đưa hỉnh ảnh chiếc điện thoại - một phương tiên phi ngôn ngữ vào văn bản. Nó đã giúp văn bản càng thêm hấp dẫn, khiến độc giả không bị mơ hồ mà dễ hiểu, dễ nắm bắt được thông tin.Không chỉ vậy, nó còn biến một văn bản thông tin khô khan, nhàm chán trở thành một văn bản rất thú vị, lôi cuốn bạn đọc
Câu 5
Công nghệ AI – trí tuệ nhân tạo – đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Trong giáo dục, AI có thể đóng vai trò như một gia sư riêng, hỗ trợ chấm bài, chữa bài và xây dựng lộ trình học tập phù hợp với từng cá nhân, ví dụ như các ứng dụng Preps, Learn English hay Duolingo. Trong giao thông, AI được tích hợp vào các hệ thống xe tự lái, camera giám sát và định vị đường đi thông minh. Trong y tế, AI hỗ trợ chẩn đoán bệnh qua hình ảnh, theo dõi sức khỏe từ xa và nâng cao hiệu quả làm việc cho các y bác sĩ thông qua các thiết bị hiện đại. Qua những ví dụ trên, có thể thấy AI đang dần hòa nhập vào đời sống, góp phần nâng cao chất lượng sống và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng cho con người.
32
a, 0,24
b, 0,94
a/√6