

Lộc Mai Phương
Giới thiệu về bản thân



































Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường lan rộng và tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, câu nói của Leonardo DiCaprio không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là một lời nhắc nhở sâu sắc: Trái Đất là ngôi nhà duy nhất của nhân loại, và trách nhiệm bảo vệ nó thuộc về tất cả chúng ta.
Thật vậy, cho đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa khám phá ra một hành tinh nào khác có điều kiện sống phù hợp như Trái Đất. Từ không khí trong lành để hít thở, nguồn nước để duy trì sự sống, cho đến hệ sinh thái đa dạng giúp con người tồn tại và phát triển — tất cả đều là những món quà quý giá mà hành tinh xanh ban tặng. Không có nơi nào khác trong vũ trụ mà con người có thể sinh sống một cách tự nhiên như trên Trái Đất. Bởi vậy, bảo vệ hành tinh không đơn thuần là một lựa chọn, mà là một nghĩa vụ sống còn.
Tuy nhiên, con người đang dần quên mất điều đó. Những cánh rừng bị chặt phá để lấy đất canh tác, rác thải nhựa ngập tràn đại dương, khói bụi công nghiệp làm ô nhiễm bầu không khí – tất cả đều là kết quả của lối sống tiêu dùng vô tội vạ và sự thờ ơ trước thiên nhiên. Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ chóng mặt: băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao, thiên tai xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn. Nếu không hành động ngay từ bây giờ, hậu quả sẽ không chỉ là mất mát về thiên nhiên mà còn là sự diệt vong của chính nhân loại.
Câu nói của Leonardo DiCaprio cũng phản ánh một thực tế rằng bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng ai. Mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức đều phải có hành động thiết thực để góp phần vào công cuộc bảo vệ hành tinh. Có thể bắt đầu từ những việc nhỏ: không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần, trồng thêm cây xanh, tiết kiệm năng lượng,... Những hành động nhỏ nếu được nhân rộng sẽ tạo thành sức mạnh to lớn.
Ở một góc độ khác, bảo vệ Trái Đất cũng chính là bảo vệ tương lai của các thế hệ sau. Chúng ta không có quyền để lại cho con cháu một hành tinh hoang tàn, cằn cỗi. Hãy để lại cho họ một môi trường trong lành, một hệ sinh thái cân bằng và một nền văn hóa biết yêu quý thiên nhiên.
Tóm lại, câu nói của Leonardo DiCaprio là một thông điệp đầy tính nhân văn và thời sự. Hành tinh này là nhà của tất cả chúng ta – duy nhất, mong manh và quý giá. Mỗi người trong chúng ta cần ý thức rằng bảo vệ Trái Đất không còn là khẩu hiệu, mà phải trở thành hành động thiết thực và cấp bách. Bởi vì không có hành tinh B, và không có tương lai nếu không có Trái Đất.
Câu 1.
Thể thơ: lục bát.
Câu 2.
Cụm từ "chín nhớ mười mong" diễn tả một nỗi nhớ thương khắc khoải, da diết và sâu sắc.
Câu 3.
- biện pháp tu từ hoán dụ khi dùng địa danh để chỉ người sống trên địa danh đó.
-biện pháp hoán dụ: thể hiện cách biểu đạt tình cảm kín đáo, tế nhị của chàng trai dành cho cô gái.
Câu 4.
+ Trong văn học dân gian, hình ảnh bến, hoa biểu trưng cho người con gái; đò, bướm biểu trưng cho người con trai. Nguyễn Bính đã thổi vào những hình ảnh ấy chất lãng mạn của thời đại.
+ Hai dòng thơ này diễn tả sự vô vọng của nhân vật trữ tình trước mộng tưởng xa xôi về tình yêu.
Câu 5.
Nội dung: Tương tư của Nguyễn Bính đã thể hiện rất đỗi sâu sắc tình yêu đơn phương trong sáng, da diết của một chàng trai thôn quê qua ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ bình dị, mộc mạc và đậm chất thôn quê.
Bạn đã bao giờ nghe đến một truyền thuyết kể về một loài chim “chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian” bởi vì khi nó cất tiếng hót cũng đồng nghĩa với việc nó phải từ bỏ sự sống? Câu chuyện ấy khiến tôi nhớ đến câu nói của tổng thống Mĩ vĩ đại Abraham Lincoln: “Đừng cảm thấy tiếc vì bụi hoa hồng có gai, mà hãy vui vì trong bụi gai có hoa hồng”. Trong câu nói đầy ẩn ý này, “hoa hồng” được hiểu là một cuộc sống đầy đủ, thành công có nhiều sắc màu không bao giờ bị phai nhạt. Còn “bụi gai” là những khó khăn trên con đường tìm kiếm cuộc sống hoàn hảo, cần phải có trắc trở để cuộc đời trọn vẹn thêm kinh nghiệm nắm bắt cơ hội trong cuộc sống. Thật vậy, câu nói của Abraham Lincoln muốn nhấn mạnh đến cách chúng ta nên nhìn nhận những sự việc theo chiều hướng tích cực hơn trong cuộc sống. Bạn thích có một cuộc sống như thế nào? Luôn sợ hãi trốn tránh trước những thử thách hay vui vẻ lạc quan tự chính mình vượt qua chông gai tìm hiểu mọi khía cạnh của cuộc sống mở ra cánh cửa thành công? Một kiếp người rất ngắn ngủi, thay vì dùng con mắt hạn hẹp đánh giá cuộc đời sao bạn lại không cho mình một cơ hội mở rộng tấm lòng nhìn ngắm biển trời tìm tòi những điều bạn chưa biết chưa nghĩ tới.
Đừng thấy khó khăn trước mắt mà bỏ qua vẻ đẹp, thành công đang vẫy gọi. Như Colleen McCullough trong lời tựa tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" đã từng viết rằng: "tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại". Khi chúng ta càng biết chấp nhận khó khăn gian khổ, những đau đớn về thể xác và tinh thần, vượt lên sóng gió cuộc đời bằng ý chí, nghị lực, niềm đam mê, khát khao cống hiến thì khi đó những thành quả ta có được càng trở nên đẹp đẽ, có giá trị. Chính Lincoln cũng không phải là một người may mắn. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo và không hạnh phúc, thậm chí con đường trở thành tổng thống của ông cũng gian nan và đầy rẫy những thất bại. Nhưng không vì thế mà ông mất đi niềm tin của mình vào cuộc sống, nhờ niềm tin ấy mà sau hàng loạt các thất bại cuối cùng ông cũng đạt được thành công. Bên cạnh những người dũng cảm dám nghĩ dám làm, lạc quan vui vẻ với cuộc đời ta phải phê phán những người có lối sống tiêu cực, không biết phấn đấu chỉ biết oán trách cuộc đời bất công mà dễ lầm bước vào con đường đen tối xa lánh màu sắc tươi sáng của cuộc sống. Mỗi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho cuộc đời những điều đẹp đẽ, quý giá, để trở thành một bông hồng kiêu sa dù gai góc bao quanh nhưng vẫn khiến cho mọi người trân trọng và khen ngợi.
Câu 1.
Thể loại: truyện ngắn.
Câu 2.
Đoạn văn thể hiện sự thay đổi đột ngột về trạng thái, biểu cảm của gia đình anh gầy: "Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười mặt mày nhăn nhúm; dường như mắt anh ta sáng hẳn lên. Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm... Cả mấy thứ va-li, hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhăn nhó... Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra; thằng Na-pha-na-in thì rụt chân vào và gài hết cúc áo lại..."
Câu 3.
Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn học cũ vốn dĩ vui mừng nhưng sau khi biết được cấp bậc của người bạn cũ, anh gầy liền tỏ ra sợ hãi, khép nép và khiến cho người bạn cảm thấy xa cách, chán nản. Chính tình huống này kết hợp với cử chỉ, điệu bộ quá đỗi khuôn phép của anh gầy đã đem đến tiếng cười cho câu chuyện.
Câu 4.
+ Trước: vui vẻ, xởi lởi giới thiệu về gia đình, công việc và cuộc sống của bản thân.
+ Sau: bất ngờ, rúm ró, khúm núm, khép nép, hành động khuôn phép, xóa đi sự thân mật gần gũi ban đầu khiến cho người bạn cảm thấy e ngại, chán nản.
Câu 5.
Nội dung: văn bản thông qua cuộc gặp gỡ của hai người bạn cũ lâu ngày không ngày. Những tưởng mối quan hệ gần gũi này sẽ giúp họ có một cuộc trò chuyện vui vẻ, thân mật, nhưng sau khi biết cấp bậc của bạn, anh gầy ngay lập tức thay đổi thái độ thân mật ban đầu bằng sự khúm núm của những kẻ nhát gan, sợ hãi trước quyền uy, khiến cho mối quan hệ giữa hai người trở nên xa cách. Thái độ của anh gầy chính là biểu hiện cho nỗi sợ cường quyền của xã hội Nga lúc bấy giờ. Và Sê-khốp đã rất tinh ý, khéo léo khi phát hiện và thể hiện điều đó qua một tình huống truyện giản dị, xen lẫn tiếng cười trào phúng.
Ta có \(4^{x} - 3. 2^{x + 2} + m = 0 \Leftrightarrow 4^{x} - 12. 2^{x} + m = 0\) (1)
Đặt \(t = 2^{x} , \left(\right. t > 0 \left.\right)\) phương trình (1) trở thành \(t^{2} - 12 t + m = 0\) \(\left(\right. 2 \left.\right)\).
YCBT \(\Leftrightarrow \left(\right. 2 \left.\right)\) có hai nghiệm dương phân biệt \(t = t_{1} ; t = t_{2}\) và log2t1+log2t2=5log2t1+log2t2=5
MÀ: 36-m>0; m>0;m=32
\(\Leftrightarrow m = 32\).
a) Gọi \(C\) là biến cố: "Lần bắn thứ nhất trúng bia, lần bắn thứ hai không trúng bia".
P(C)=0,3.0,8=0,24\(\)
b) Gọi biến cố \(D\): "Có ít nhất một lần bắn trúng bia".
P(D)=1-0,06=0,94\(\)\(\)
ΔSAB vuông tại \(A \Rightarrow S A ⊥ A B\).
\(\Delta S A D\) vuông tại \(A \Rightarrow S A ⊥ A D\).
Suy ra \(S A ⊥ \left(\right. A B C D \left.\right)\).
Gọi \(I\) là giao điểm của \(B M\) và \(A D\).
Dựng \(A H\) vuông góc với \(B M\) tại \(H\).
Dựng \(A K\) vuông góc với \(S H\) tại \(K\).
Mà: \(B M ⊥ A H\)
\(\Rightarrow B M ⊥ \left(\right. S A H \left.\right)\).
\(\Rightarrow d \left(\right. A , \left(\right. S B M \left.\right) \left.\right) = A K\)
Xét \(\Delta I A B\) có \(M D\) // \(A B \Rightarrow \frac{I D}{I A} = \frac{M D}{A B} = \frac{\frac{1}{2} C D}{A B} = \frac{1}{2}\)
\(\Rightarrow D\) là trung điểm của \(I A\) \(\Rightarrow I A = 2 A D = 2 a\).
\(\Delta A B I\) vuông tại \(A\) có \(A H\) là đường cao \(\Rightarrow \frac{1}{A H^{2}} = \frac{1}{A B^{2}} + \frac{1}{A I^{2}} = \frac{1}{a^{2}} + \frac{1}{4 a^{2}} = \frac{5}{4 a^{2}}\).
\(\Delta S A H\) vuông tại \(A\) có \(A K\) là đường cao \(\Rightarrow \frac{1}{A K^{2}} = \frac{1}{S A^{2}} + \frac{1}{A H^{2}} = \frac{1}{4 a^{2}} + \frac{5}{4 a^{2}} = \frac{6}{4 a^{2}}\)
\(\Rightarrow A K^{2} = \frac{4 a^{2}}{6}\)\(\Rightarrow A K = \frac{2 a}{\sqrt{6}} \Rightarrow d \left(\right. A , \left(\right. S B M \left.\right) \left.\right) = \frac{2 a}{\sqrt{6}}\).
\(\frac{d \left(\right. D , \left(\right. S B M \left.\right) \left.\right)}{d \left(\right. A , \left(\right. S B M \left.\right) \left.\right)} = \frac{D I}{A I} = \frac{1}{2}\)
\(\Rightarrow d \left(\right. D , \left(\right. S B M \left.\right) \left.\right) = \frac{1}{2} d \left(\right. A , \left(\right. S B M \left.\right) \left.\right) = \frac{a}{\sqrt{6}}\).
Nhắc đến nhà thơ Nguyễn Bính chúng ta biết rằng ông nhà thơ tiêu biểu cho thơ hiện đại. Ông được mệnh danh là “nhà thơ của tình quê” với giọng điệu thơ rất riêng, mang sắc thái quê mùa, dân dã khó trộn lẫn. Lời thơ của ông luôn luôn bình dị nhưng đầy chan chứa tình cảm. Trong đó nổi bật từ cấu tứ và hình ảnh trong thơ Nguyễn Bính thì nổi bật là bài thơ ” Chân quê”.
Chân quê là một bài thơ nói về tình yêu của một đôi nam nữ thật trong sáng nơi thôn quê và câu chuyện thay đổi của đôi nam nữ này. Tại sao tác giả lại dùng từ ” chân quê” chúng ta có thể hiểu đó là quê hương, nơi gốc gác của mỗi người. Nó chính cội nguồn, gốc rễ của mỗi chúng ta.
Nếu nói về đặc sắc thì chúng ta sẽ thấy tác giả sử dụng các hình ảnh trong bài thơ rất đơn giản, gần gũi mà lại đem đến cho ta nhiều cảm xúc. Chẳng hạn, những trang phục như khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuу bấm là những trang phục của người thành thị, với lối ѕống хa hoa đua đòi. Nó dành cho các cô gái lẳng lơ, ѕuốt ngàу rong chơi đàn đúm. Ấу thế mà giờ, nó lại vận vào người em. Sự thay đổi của người ” em” không còn áo уếm lụa ѕồi, chẳng còn cái dâу lưng đũi mà hai người mới nhuộm hồi ѕang хuân. Cả cái khăn mỏ quả, cả cái quần nái đen… Tất cả những trang phục truуền thống, những vẻ đẹp tiêu biểu của thôn quê đã biến đi đâu mất.
Hay đó là hình ảnh ” hoa chanh nở giữa vừa chanh” đó là cách mà chàng trai muốn nhắc đến cô gái rằng hoa chanh sẽ chỉ đẹp khi nó được nở trong vườn chanh. Hương thơm, vẻ đẹp của nó sẽ được tôn lên khi ở đúng vị trí mà theo lẽ thường nó nên ở. Không thể đặt hoa chanh ở vườn hoa hồng hay loài hoa khác vì điều đó sẽ chỉ khiến bông hoa chanh đơn giản, dân dã kia bị nhấn chìm mà thôi. Không chỉ vậy, gốc gác của mình đó là cha mẹ, là tổ tiên vẫn sống với nhau bằng những cái “chân quê” như vậy từ xưa tới nay.
Cấu tứ trong bài thơ tác giả sử dụng thơ lục bát, cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung. Nhưng cũng có sự thay đổi khi muốn khẳng định sức nặng của những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Bài thơ ” Chân quê” sẽ mãi là một bài thơ nổi bật và yêu thích. Nó sẽ luôn nhắc nhở chúng ta rằng phải luôn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Và thêm yêu những tâm hồn Việt.
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.
Câu 2.
Cảm xúc, thái độ của người viết được thể hiện ở phần (1) của văn bản là nỗi cô đơn và nỗi nhớ nhà thường trực.
Câu 3.
Trong phần (1) của văn bản, tác giả đã chỉ ra nét khác biệt của Tràng giang so với thơ xưa khi cùng tái tạo cái "tĩnh vắng mênh mông" thông qua "cảm nhận bằng nỗi cô đơn, bơ vơ" của nhân vật trữ tình (Cái thanh vắng của thơ xưa được cảm nhận bằng sự an nhiên tự tại. Còn sự trống vắng của "Tràng giang" được cảm nhận bằng nỗi cô đơn, bơ vơ.).
Câu 4.
Trong phần (4) của văn bản, để làm sáng tỏ "nhịp chảy trôi miên viễn", tác giả đã phân tích những từ láy (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn), những cặp câu tương xứng, các vế câu vừa cắt rời, vừa kết nối (Những cặp câu tương xứng như trùng lặp, nối tiếp, đuổi nhau không ngừng nghỉ: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song".).
Câu 5.
- Tràng giang dựng lên một không gian quạnh hiu, cơ hồ tuyệt đối hoang vắng. Đặc điểm này đã được tác giả bài viết phân tích và so sánh để chỉ ra nét gặp gỡ và nét riêng của ngòi bút Huy Cận so với thơ Đường.