

Trần Phạm Ngọc Ánh
Giới thiệu về bản thân



































1. If the city don't fix the traffic lights, there might be more accidents
2. the team was discussing the repair plan when the manager walked in last night
1. There were so many customer that we had to work overtime
2. People won't feel safe cycling if more bike lanes aren't added
3. I expect to get feedback on my job application
đạo đức sinh học đề cập việc đánh gias được các lợi ích rủi ro của công nghệ để mỗi nguoi kiểm soát hành vi khi ứng dụng công nghệ một cách chính đáng và tuân thủ các quy định phuf hợp với đạo đức xã hội
trong khi Lamarck cho rằng các đặc điểm thu được trong suốt đời sống của cá thể sẽ được di truyền cho thế hệ sau, thì Darwin tin rằng sự thay đổi là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên, trong đó những cá thể có đặc điểm thuận lợi cho sinh tồn sẽ có cơ hội sống sót và di truyền đặc điểm đó.
*Tế bào thực hiện phân bào:
-nguyên phân :tế bào somatic(tế bào cơ thể)
- giảm phân:tế bào sinh dục(tinh trùng, noãn)
*kết quả phân bảo từ tế bào mẹ(2n)
-nguyên phân: hai tế bào con (2n)
-giảm phân: 4 tế bào con(n)
*Số lượng nst trong tế bào con
-nguyên phân :bằng số luong nst trong tế bao mẹ (2n)
-giảm phân:giảm một nửa so với tế bào mẹ(n)
*Các tế bào con có bộ nst giống hay khac tế bào mẹ
-nguyên phân: giống bộ nst của te bào mẹ
-giam phân:khác bộ nst của tế bào mẹ(do hoan vị gen và phân li nst)
Câu 1:
Ngôn ngữ dân tộc như một dòng sông uốn lượn qua chiều dài lịch sử dân tộc, mang trong mình những giá trị văn hoá, tinh thần vô giá.Việc gìn giữ ngôn ngữ dân tộc là điều vô cùng quan trọng. Vậy chúng ta cần làm gì để gin giữ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc? Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, học hỏi và truyền đạt các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc là bảo sự phong phú đa dạng và tính chính xác của ngôn ngữ, tránh sử dụng các từ ngữ cách diễn đạt sai lệch không phù hợp.Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hóa, ngôn ngữ dân tộc có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoại lai, đặc biệt là tiếng Anh và các phương tiện truyền thông quốc tế. Sự pha trộn từ ngữ, cách dùng sai lệch, sử dụng các thuật ngữ không phù hợp có thể làm mất đi vẻ đẹp và sự trong sáng của ngôn ngữ mẹ đẻ.Vậy để giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc trước tiên mỗi các nhân cần có ý thức sử dụng ngôn ngữ dân tộc một cách đúng đắn chuẩn mực, không sử dụng từ ngữ tục tĩu phản cảm.Xây dụng một môi trường giao tiếp lành mạnh, ko sử dụng ngôn ngữ sai lệch.Có ý thức sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực lành mạnh trên mạng xã hội, tránh có những từ ngữ phản cảm.Thường xuyên đọc sách báo bằng tiếng mẹ đẻ để nâng cao vốn từ ngữ. Cha mẹ cần tạo cho con môi trường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động ngoại khoá như ngày hội sách, hoạt động kể chuyện,.. để phát huy giá trị của ngôn ngữ dân tộc.Nhà trường cần đổi mới phương pháp dạy học, không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn chú trọng vào việc khơi dậy niềm đam mê và lòng tự hào về tiếng mẹ đẻ.Các trang báo trí truyền thông cần tích cực quảng bá giá trị, vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Xã hội cần tạo một môi trường giao tiếp ngôn ngữ dân tộc lành mạnh nhắm phát huy giá trị của nó.Bản thân em cũng đã có ý thức sử dụng ngôn ngữ dân tộc một cách chuẩn mực,tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc.Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc là trách nhiệm của mỗi người, vì vậy mỗi chúng ta hay chung tay bảo vệ và phát huy giá trị của dân tộc để ngôn ngữ đó mãi là niềm tự hào của dân tộc là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Câu 2:
Bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình thể hiện tình yêu sâu sắc đối với tiếng Việt, đồng thời khẳng định giá trị vô cùng quan trọng của ngôn ngữ dân tộc trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước. Nội dung bài thơ thể hiện sự trường tồn và sự sống động của tiếng Việt qua các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, thời chiến tranh cho đến thời kỳ hiện đại.
Trong phần đầu, tác giả mở đầu bằng hình ảnh tiếng Việt xuất hiện từ thuở ban đầu:
Tiếng Việt chúng mình có từ thời xa lắm
Thuở mang gươm mở cõi dựng kinh thành
Vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả
Vẽ nên hồn Lạc Việt giữa trời xanh
Bao thế hệ đam mê sống lại thời chiến trận
Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh
Cả dân tộc thương nàng Kiều rơi lệ
Lời Bác truyền gọi ta biết sống vượt lên mình.
khi đất nước mở cõi, thể hiện sự gắn bó sâu sắc của ngôn ngữ với lịch sử dân tộc. Từ "Vó ngựa hãm Cổ Loa" đến "mũi tên thần bắn trả" là những hình ảnh của chiến tranh, những bước tiến của dân tộc trong lịch sử dựng nước. Tiếng Việt cùng với dân tộc trải qua bao thăng trầm, từ những chiến trận oai hùng đến những giai thoại văn học như "nàng Kiều" hay "Bác Hồ", những biểu tượng vĩnh cửu của văn hóa dân tộc.Tiếng việt nó như linh hồn của Việt Nam,là một phân không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.Tiếng việt đã trải qua bao năm lịch sử từ những thời chiến trận khốc liệt cho đến thời bình.
Trong những câu thơ tiếp theo là vẻ đẹp của tiếng việt qua những hình ảnh giản dị mà giàu cảm xúc:
Tiếng Việt ngàn năm trong ta là tiếng mẹ
Là tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà
Xốn xang lời ru tình cờ qua xóm nhỏ
Ơi tiếng Việt mãi nồng nàn trong câu hát dân ca!
Anh lại cùng em bước vào thiên niên kỷ
Bỗng gặp lại quê hương qua lời chúc mặn mà
Lời chúc sớm mai, ngày mồng một Tết
Qua tấm thiếp gửi thăm thầy, thăm mẹ, thăm cha.
"Tiếng mẹ", "tiếng em thơ", "lời ru tình cờ" là những âm thanh thân quen, gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ, là những ngọt ngào, bình yên của cuộc sống, đó là những hình ảnh thật quen thuộc của người dân Việt Nam. Những lời ru ngọt ngào là những lời ru vô cùng êm đềm dịu dàng của những người mẹ Việt Nam. Trong đó, tiếng Việt cũng không ngừng phát triển và "trẻ lại", thể hiện sự tươi mới, sinh động của ngôn ngữ dù trải qua bao thế hệ. Những lời chúc mừng Tết, thiệp xuân, những câu hát dân ca là minh chứng cho sự sống động của tiếng Việt qua thời gian.Tiếng việt còn được sử dụng trong những bài hát, câu thơ thể hiện những giá trị văn hoá tốt đẹp của ngôn ngữ Việt Nam.Tiếng việt còn xuất hiện trong những lời chúc tâm thiệp thể hiện sự gần gũi gắn bó thân thuộc của người dân Việt Nam.
Trong những câu thơ cuối tác giả muốn khẳng định Tiếng việt vẫn luôn được gìn giữ phát huy qua bao năm tháng bề dày của lịch sử:
Tiếng Việt ngàn đời hôm nay như trẻ lại
Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ
Bóng chim Lạc bay ngang trời, thả hạt vào lịch sử
Nảy lộc đâm chồi, thức dậy những vần thơ.
Câu thơ "tiếng việt ngàn đời hôm nay như trẻ lại" thể hiện sự sinh động, đa dạng đổi mới của ngôn ngữ Việt, tiếng việt vẫn luôn được gìn giữ phát triển theo năm tháng, ngôn ngữ Việt ngày càng sinh động hấp dẫn tạo ra những giá trị tốt đẹp.' Bánh chưng xanh", "bóng chim lạc bay ngang trời" là những hình ảnh quen thuộc của người dân Việt, những hình ảnh đó vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ. Những truyền thống quý báu của dân tộc vẫn được lưu truyền lại cũng như tiếng việt đang ngày càng đa dạng và sinh động.Những từ ngữ Việt được nhiều tác giả sử dụng trong thơ ca một cách hấp dẫn.Tiếng Việt đang không ngừng phát triển và "trẻ lại", thể hiện sự tươi mới, sinh động của ngôn ngữ dù trải qua bao thế hệ.
Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng những hình ảnh rất giàu tính biểu cảm và gợi hình. Tác giả đã khéo léo sử dụng các hình ảnh lịch sử, văn hóa dân tộc như "vó ngựa hãm Cổ Loa", "mũi tên thần", "nàng Kiều", "lời Bác truyền" để tạo nên sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa những giá trị văn hóa lâu đời và những thành tựu của dân tộc trong thời kỳ mới. Cùng với đó, hình ảnh "Tiếng Việt mãi nồng nàn trong câu hát dân ca" hay "Bánh chưng xanh" đều mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, giúp người đọc cảm nhận được sự thiêng liêng và quý giá của ngôn ngữ.
Tóm lại, "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" là bài thơ ca ngợi tiếng Việt, ngôn ngữ của sự sống và tình yêu đất nước. Qua đó, Phạm Văn Tình đã gửi gắm thông điệp về sự bảo vệ, gìn giữ và phát huy tiếng mẹ đẻ trong mọi hoàn cảnh, để ngôn ngữ này mãi trường tồn và phát triển trong tương lai.
Câu 1:
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nghị luận
Câu 2:
Vấn đề được đề cập trong văn bản là: các biển hiệu quảng cáo, sách báo của Việt Nam nhưng lại in chữ nước ngoài khá nhiều
Câu 3:
Để làm sáng tỏ luận điểm tác giả đã đưa ra nhưng bằng chứng lí lẽ: -ở một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
-ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta, có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai”, trong khi đó, người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin
Câu 4:
- Thông tin khách quan và một ý kiến chủ quan mà tác giả đưa ra trong văn bản là:
* thông tin khách quan:Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh.
*Ý kiến chủ quan: Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm.
Câu 5:
Cách lập luận của tác giả rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục. Tác giả sử dụng bằng chứng cụ thể từ thực tế để so sánh hai quốc gia trong việc sử dụng ngôn ngữ, từ đó rút ra những kết luận sâu sắc về thái đọ của mỗi quốc gia đối với ngôn ngữ của mình.