Đoàn Lê Hưng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đoàn Lê Hưng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Môi trường tự nhiên đang trở thành một vấn đề có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với đời sống và sức khỏe của toàn cộng đồng, và thật đáng tiếc, môi trường đang phải chịu sự đe dọa đáng lo ngại, chủ yếu do tác động từ con người. Chúng ta cần nhận thức và hiểu rõ rằng bảo vệ môi trường là đảm bảo cuộc sống của chúng ta. Môi trường không chỉ đơn giản là nơi chúng ta sống, mà còn là một hệ thống phức tạp và đa dạng bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên là nơi tồn tại của đất đai, sông ngòi, không khí, cây cỏ, động thực vật và nhiều yếu tố khác. Môi trường nhân tạo, ngược lại, là kết quả của sự can thiệp của con người, gồm đường xá, nhà máy, và các cơ sở sản xuất. Tất cả những yếu tố này gây ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của con người. Đúng vậy, môi trường và cuộc sống của chúng ta có một mối quan hệ mật thiết. Rừng xanh nguyên sơ không chỉ cung cấp bầu không khí trong lành cho chúng ta mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chúng khỏi bão lụt và là môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, rừng đang chịu sự tàn phá không trói buộc từ con người, dẫn đến tình hình thiên tai và lũ lụt ngày càng trầm trọng. Ngoài ra, việc nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề do chất thải từ các nhà máy, gây tổn thương đến môi trường nước và sức khỏe con người. Các thành phố đông đúc giao thông nhiều xe cộ đã gây ra ô nhiễm không khí đáng lo ngại và tai nạn giao thông thương tâm. Ở nông thôn, khi sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không đúng cách đã gây hại đến đất đai và năng suất nông nghiệp. Tất cả những vấn đề này đã làm cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về sự ảnh hưởng của môi trường đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có nhận thức về tình hình khẩn cấp này và hành động. Là học sinh, chúng ta có thể tham gia trồng cây, gây rừng và duy trì sạch đẹp trường học của mình. Cùng với đó, việc thu gom rác thải, tái chế và xử lý chất thải độc hại đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng. Chúng ta cần hưởng ứng các sự kiện và ngày lễ môi trường, cùng với sự hỗ trợ của chính phủ, cần phải có chính sách và luật pháp hạn chế khí CO2 từ ngành công nghiệp và ứng phó với các vấn đề môi trường. Tóm lại, môi trường có một tác động lớn đến cuộc sống và sức khỏe của cộng đồng. Chúng ta cần thức tỉnh và tự xây dựng ý th ức về việc bảo vệ môi trường. Là học sinh, chúng ta có nhiều cách để tham gia bảo vệ môi trường và góp phần vào việc duy trì cuộc sống của chúng ta.

Câu1:

Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước.

Câu2:

Theo trình tự từ:

-Giải thích về khái niệm “tiếc thương sinh thái”; -Biểu hiện của hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu (nơi ảnh hưởng trực tiếp).

-Biểu hiện của hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở nơi “hậu phương” của biến đổi khí hậu (ảnh hưởng từ nỗi lo về biến đổi khí hậu)

-Đối tượng chịu tác động của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”

-Hệ luỵ của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”

Câu3:

Tác giả đã sử dụng những bằng chứng khoa học (các con số thống kê, các công trình nghiên cứu, những suy luận logic) và những ví dụ thực tiễn để cung cấp những thông tin xác thực cho người đọc về hiện tượng tâm lí “tiếc thương sinh thái”, một hậu quả của biến đối khí hậu.

Câu5:

Thông điệp được rút ra về việc cần có nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập giúp cho mỗi chúng ta có hiểu biết đầy đủ hơn về biến đổi khí hậu và những hậu quả của nó, không chỉ tác động đến môi trường và sức khoẻ vật chất của con người mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần mà hiện tượng tâm lí “tiếc thương sinh thái” với những biểu hiện tiêu cực của con người là một lời cảnh báo. Từ đó mỗi người có thể xác định những suy nghĩ và hành động thiết thực từ góc nhìn cá nhân để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu 4:

Tác giả tiếp cận vấn đề biến đối khí hậu theo thứ tự, từ việc giải thích khái niệm về tiếc thương sinh thái cho đến biểu hiện, đối tượng và hệ lụy.