

Vi Thị Lệ Quyên
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1 :
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo là một bước tiến lớn đối với loài người. Chat GPT - một trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty OpenAI phát triển. Nó được thiết kế để trò chuyện, trả lời câu hỏi, hỗ trợ học tập, viết lách, lập trình, và nhiều công việc khác thông qua ngôn ngữ tự nhiên (như tiếng Việt, tiếng Anh,...).Chat GPT là một trí tuệ nhân tạo được sử dụng phổ biến, tính đến tháng 4 năm 2025, ChatGPT đã đạt được hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tuần trên toàn cầu. Chat GPT giúp đỡ chúng ta trong nhiều lĩnh vực từ học tập, làm việc hay trò chuyện tâm sự như một người bạn. Nó cung cấp nhiều thông tin phong phú, đa dạng, ý tưởng sáng tạo, cách giải quyết vấn đề,... Điều này giúp chúng ta dễ dàng tìm kiếm thông tin học tập, nghiên cứu, giải quyết các bài toán khó. Nhưng cũng chính vì vậy mà con người dần trở nên ỷ lại, dựa dẫm vào Chat GPT. Nhiều bạn học sinh khi làm bài tập về nhà thường nhờ AL giải, sau đó chép dù không có kiến thức hay hiểu bài. Điều này tạo ra lỗ hổng kiến thức khiến học sinh mất đi nền tảng cơ bản, hạn chế sự tư duy, sáng tạo. Khi mọi việc từ làm thơ, viết văn, giải toán, giải quyết vấn đề,... đều được Chat GPT giúp đỡ, con người sẽ trở nên lười suy nghĩ, không có sự độc lập và tìm tòi, khám phá. Đồng thời, vì vậy mà những lúc không có nó, con người ta chẳng thể làm được gì. Bên cạnh những lợi ích, Chat GPT cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực nếu chúng ta sử dụng không đúng cách và hợp lý. Chúng ta nên coi Chat GPT như một công cụ để hỗ trợ chứ không phải thay thế tư duy cá nhân. Bên cạnh đó, trong quá trình tìm kiếm thông tin chúng ta cũng cần chọn lọc, tìm hiểu kĩ càng trước khi sử dụng trong học tập, làm việc. Mỗi người cần rèn luyện tư duy phản biện tự nhiên thay vì tập trung vào Chat GPT. Con người đã tạo ra trí tuệ nhân tạo, vì vậy đừng để con người bị "điều khiển" bởi chúng. Hãy sử dụng Chat GPT hợp lý để xây dựng bản thân và cuộc sống phát triển, tốt đẹp hơn.
Câu 2:
Bài thơ "Mẹ" của Bằng Việt, sáng tác năm 1972 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, là một khúc trữ tình sâu lắng, xúc động về hình ảnh người mẹ. Bài thơ không chỉ khơi dậy tình cảm cá nhân mà còn gợi mở chiều sâu về trách nhiệm, tình yêu quê hương đất nước.
Mở đầu bài thơ là những ký ức và kỉ niệm của người lính về mẹ:
Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao...
Hoàn cảnh của người lính đang bị thương – "nằm lại một mùa mưa", một cách nói đầy ẩn dụ cho quãng thời gian gian khó giữa rừng Trường Sơn. Trong hoàn cảnh đó, hình ảnh người mẹ hiện lên âm thầm, giản dị mà đầy yêu thương, như ngọn lửa ấm trong ký ức. Không gian quê nhà của mẹ hiện về trong nỗi nhớ: " Nhà yên ắng", " mái lá", " vườn cây", " dãy bưởi sai", " hàng khế ngọt", " nhãn đầu mùa", " chim đến bói lao xao",... Tất cả là những hình ảnh yên bình, gắn bó và mẹ – một hậu phương vừa bình dị vừa tha thiết. Biện pháp tu từ liệt kê những trái chín trong vườn của mẹ đã gợi lên sự phong phú, đa dạng trong vườn cây sau nhà mẹ. Đồng thời, cũng thể hiện nỗi nhớ da diết của người lính dành cho mẹ.
Những dòng thơ tiếp theo gợi nên sự vun đắp tình yêu thương, quan tâm và chăm sóc của mẹ :
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!
Người mẹ hiện lên như người chăm lo từng chút một cho con, từ bữa ăn, giấc ngủ, từ việc hái trái, nấu ăn đến việc an ủi tinh thần. Những món ăn quê hương giản dị ( canh tôm nấu khế, khoai nướng, ngôi bung ) trở thành biểu tượng của tình mẫu tử đậm đà, nuôi dưỡng cả thể xác lẫn tinh thần người con lính trận. " Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa" - mẹ còn là người gánh vác cả gia đình, thay cha nuôi con, và là biểu tượng cho những người mẹ Việt Nam tiễn chồng, tiễn con ra chiến trường mà không oán trách. " Tỉnh ra rồi, có mẹ, hóa thành quê!" - Câu thơ mang chiều sâu cảm xúc: Mẹ chính là quê hương, là gốc rễ, là nơi người lính luôn tìm về giữa những lặng lẽ và khốc liệt của chiến tranh. Sử dụng sự đối lập giữa " núi rừng xa lạ" - " quê hương" gợi nên tình yêu thương của "mẹ" có thể khiến nơi xa lạ trở thành nhà.
Ba khổ thơ tiếp theo khiến người đọc dâng trào cảm xúc, thấu hiểu được nỗi lòng của một người mẹ:
Ông mất lâu rồi...” - Mẹ kể con nghe
Những chuyện làm ăn, những phen luân lạc,
Mắt nhoà đục và mái đầu tóc bạc
Cả cuộc đời chèo chống bấy nhiêu năm...
Những lúc hiếm hoi, mưa tạnh, trời trăng,
Mẹ hể hả ngắm con hồng sắc mặt
Con ra ngõ, núi chập chùng xanh ngắt
Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi.
Mẹ cười xoà, nước mắt ứa trên mi:
- “Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ!
Súng đạn đó, ba lô còn treo đó,
Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?”
Mẹ là người gìn giữ ký ức gia đình, kể lại những thăng trầm cuộc sống với đôi mắt mờ và mái đầu bạc – biểu tượng của thời gian và gian khổ, ý chí kiên cường. “Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ! /Súng đạn đó, ba lô còn treo đó"- Lời mẹ nói mang vẻ hài hước nhưng chứa đầy nỗi đau xót và lòng tự hào. Người mẹ không giữ con ở lại, bởi bà hiểu con đường của người trai thời loạn – ra đi vì Tổ quốc. Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình kết hợp với đối thoại tự nhiên, chân thực mang tính khẩu ngữ "tau" - "mi" giúp cho người mẹ hiện lên gần gũi, thân thương.
Những dòng thơ cuối như lời tâm tình của người lính dành cho mẹ già nơi bản làng heo hút giữa năm tháng chiến tranh :
..Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm
Con đã đi rồi, mấy khi trở lại?
Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái
Những mùa mưa bạc trắng cả cây rừng!
Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn,
Cũng đất nước, phơ phơ đầu tóc mẹ...
Từng giọt máu trong người con đập khẽ,
Máu bây giờ đâu có của riêng con?
Hình ảnh “mẹ già trên bản vắng xa xăm” gợi một không gian cách trở, hun hút, nơi mẹ sống trong lặng lẽ và chờ đợi. Người con nhận ra thực tại đau lòng: “Con đã đi rồi, mấy khi trở lại?” – câu hỏi tu từ như một tiếng thở dài, thể hiện nỗi xót xa và bất lực trước sự chia ly triền miên do chiến tranh. Trường Sơn hiện lên không chỉ là một địa danh mà còn là biểu tượng của những thử thách cam go, khốc liệt với “những mùa gió trái”, “mùa mưa bạc trắng” – gợi cảm giác mịt mù, hiểm trở. Trong hành trình ấy, người lính không còn thấy bóng dáng mái nhà hay vườn cây – những hình ảnh gắn bó với quê hương, với tuổi thơ – mà chỉ thấy “phơ phơ đầu tóc mẹ” – một hình ảnh đầy ám ảnh và xúc động, biểu hiện của sự già nua, tảo tần, lo lắng. Đặc biệt, hai câu thơ kết đẩy đoạn thơ lên tầm triết lý: “Từng giọt máu trong người con đập khẽ / Máu bây giờ đâu có của riêng con?”. Máu người lính – biểu tượng cho sự sống và sự hy sinh – không còn là của riêng bản thân mà đã hóa thân vào dòng máu của Tổ quốc, của nhân dân. Đó là sự tự nguyện cống hiến, là tinh thần vị quốc vong thân cao cả. Giọng điệu trầm lắng, da diết, thể hiện tâm trạng vừa thương nhớ, vừa ý thức sâu sắc về lý tưởng chiến đấu.
Bài thơ "Mẹ" thể hiện tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người lính dành cho mẹ trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Qua nỗi nhớ da diết khi nằm lại giữa rừng Trường Sơn, người lính hồi tưởng về người mẹ già tảo tần nơi quê nhà – người đã yêu thương, chăm sóc, nuôi nấng và tiễn con ra trận bằng tất cả tấm lòng hy sinh lặng lẽ. Bên cạnh đó, thể thơ tám chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt, phù hợp diễn tả cảm xúc chân thành, dạt dào. Đồng thời, sử dụng thủ pháp đối lập, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, tạo chiều sâu cảm xúc và tư tưởng. Ngôn ngữ mộc mạc, mang chất khẩu ngữ, giúp hình ảnh người mẹ hiện lên gần gũi, chân thực và xúc động.
Bài thơ “Mẹ” của Bằng Việt cùng viết về chủ đề với tác phẩm “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm, bởi cả hai cùng ca ngợi hình ảnh người mẹ Việt Nam tảo tần, giàu lòng yêu nước và thầm lặng hy sinh giữa những năm tháng chiến tranh:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Nếu như mẹ trong thơ Bằng Việt hiện lên qua nỗi nhớ của người lính bị thương, là điểm tựa tinh thần giữa Trường Sơn gian khổ, thì mẹ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm lại là hình ảnh trực tiếp nơi mặt trận sản xuất, vừa ru con, vừa góp phần đánh giặc. Qua đó, cả hai nhà thơ đều khẳng định vẻ đẹp bất diệt của người phụ nữ Việt Nam: vừa dịu dàng trong tình mẫu tử, vừa mạnh mẽ trong ý chí vì Tổ quốc.
Bài thơ “Mẹ” không chỉ là lời tri ân sâu sắc của người lính dành cho mẹ mà còn là bản hòa ca đẹp đẽ về tình mẫu tử, tình quê hương và lý tưởng sống cao cả. Hình ảnh người mẹ trong thơ hiện lên vừa chân thực, gần gũi, vừa mang giá trị biểu tượng sâu sắc, trở thành điểm tựa tinh thần cho người con giữa những năm tháng chiến tranh gian khổ. Đọc bài thơ, em càng thấm thía hơn công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ, và trân trọng hơn những điều bình dị mà mẹ dành cho em mỗi ngày. Từ đó, em càng ý thức phải sống tốt hơn, biết yêu thương, biết sẻ chia và nỗ lực học tập để không phụ lòng mẹ.
Câu 1 :
Việt Nam - mảnh đất thân thương hình chữ S, nơi sự độc lập - hòa bình đổi lại bằng máu của thế hệ đi trước. Tay họ cầm súng, vận mệnh đất nước đặt lên vai họ, với tinh thần " Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" có những con người mãi nằm lại nơi chiến trường, có những người ở lại vẫn đợi... Họ vẫn đợi đến khi đã hòa bình. Nhưng có những người mẹ đến lúc mất đi vẫn chưa thể gặp lại con mình. Bởi vậy, hòa bình đáng giá lắm! Công lao của cha ông là điều mà mỗi con người được sinh ra dưới bầu trời không còn bom đạn như chúng ta không được phép quên. Di tích lịch sử - nơi ghi dấn ấn oai hùng dân tộc ta qua hàng ngàn năm chính là tài sản quý báu. Nơi mà chúng ta được sống lại trong những thời kì lịch sử, được cảm nhận hơi thở của cha ông. Dù vậy, những di tích lịch sử hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Giải pháp bảo vệ di tích lịch sử cần được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Trước hết, cần nâng cao ý thức cộng đồng thông qua việc tuyên truyền, giáo dục toàn dân về tầm quan trọng của di tích lịch sử, đặc biệt là thế hệ trẻ thông qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu để từ đó hình thành tình yêu và trách nhiệm bảo vệ di sản. Bên cạnh đó, cần bảo vệ di tích khỏi những tác động tiêu cực bằng cách xây dựng các quy định chặt chẽ trong công tác bảo tồn, nghiêm cấm các hành vi phá hoại như vẽ bậy, xả rác bừa bãi, đồng thời hạn chế việc khai thác di tích phục vụ mục đích thương mại quá mức, gây ảnh hưởng đến kiến trúc và cảnh quan. Cuối cùng, việc trùng tu và bảo dưỡng di tích cần được thực hiện hợp lý, đảm bảo đúng kỹ thuật, giữ nguyên giá trị lịch sử và nét cổ kính vốn có; đồng thời cần có sự đầu tư tài chính từ Nhà nước và kêu gọi tài trợ từ các tổ chức, cá nhân để bảo tồn di sản một cách bền vững.
Câu 2 :
Yên Tử, với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và những giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc, từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Bài thơ "Đường vào Yên Tử" của Hoàng Quang Thuận là một trong những tác phẩm tiêu biểu, thể hiện rõ nét vẻ đẹp của mảnh đất này. Qua ngòi bút của tác giả, Yên Tử không chỉ hiện lên là một danh lam thắng cảnh, mà còn là nơi giao hòa giữa thiên nhiên và tâm linh, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình ảnh miêu tả sinh động, thơ mộng, bài thơ như một bức tranh vẽ về hành trình hành hương của con người và sự kỳ vĩ, thiêng liêng của Yên Tử.
Mở đầu bài thơ, con đường vào Yên Tử được hiện dần lên qua những hình ảnh thơ:
Đường vào Yên Tử có khác xưa
Vẹt đá mòn chân lễ hội mùa
Trập trùng núi biếc cây xanh lá
Đàn bướm tung bay trong nắng trưa.
Tác giả khơi gợi sự thay đổi của con đường hành hương: “Đường vào Yên Tử có khác xưa / Vẹt đá mòn chân lễ hội mùa”. Câu thơ vừa mang tính cảm thán, vừa như một lời nhắc về dấu ấn thiêng liêng của biết bao bước chân hành hương qua năm tháng, in hằn lên đá. Thiên nhiên Yên Tử hiện ra tươi đẹp, tràn đầy sức sống: “Trập trùng núi biếc cây xanh lá / Đàn bướm tung bay trong nắng trưa”. Cảnh vật vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, thể hiện qua nhịp thơ nhẹ nhàng, hình ảnh giàu màu sắc và nhạc điệu.
Sang khổ thơ thứ hai, vẻ đẹp của Yên Tử càng trở nên kỳ ảo và linh thiêng hơn:
Cây rừng phủ núi thành từng lớp
Muôn vạn đài sen mây đong đưa
Trông như đám khói người Dao vậy
Thấp thoáng trời cao những mái chùa.
So sánh rừng cây thành “muôn vạn đài sen” không chỉ khắc họa hình ảnh thiên nhiên sinh động mà còn gợi cảm giác thanh cao, thuần khiết – đặc trưng của chốn thiền môn. Mây núi đong đưa được liên tưởng đến “đám khói người Dao” – chi tiết gợi liên hệ văn hóa, khiến cảnh vật thêm phần huyền hoặc và gần gũi với đời sống con người nơi đây. Câu thơ cuối “Thấp thoáng trời cao những mái chùa” là một điểm nhấn vừa tạo chiều sâu không gian, vừa thể hiện linh khí của Yên Tử – nơi trời đất giao hòa, nơi những mái chùa ẩn hiện trong mây trời như biểu tượng cho sự tĩnh lặng và giác ngộ.
Bài thơ là bức tranh sinh động về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm linh của Yên Tử, nơi giao hòa giữa con người, thiên nhiên và cõi Phật. Nghệ thuật trong bài thơ thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc, ngôn ngữ giàu nhạc điệu và tạo hình, mang đến cảm giác về một không gian rộng lớn, thanh tịnh và thiêng liêng. Tác giả miêu tả kết hợp với cảm xúc, liên tưởng.Cấu trúc thơ 4 dòng/khổ, ngắn gọn, cô đọng mà vẫn giàu nhạc điệu và hình ảnh.
Cùng viết về di tích Yên Tử, bài thơ " Đường vào Yên Tử " của Hoàng Quang Thuận để hiện niềm tự hào, trân trọng đối với danh thắng Yên Tử, nơi đây là nơi giao hòa giữa thiên nhiên và tâm linh, giữa hiện tại và quá khứ. Tác phẩm " Cõi Thiêng Yên Tử" của Thi Sảnh mang đến vẻ đẹp thiên nhiên, khẳng định Yên Tử là nơi linh khí hội tụ. Qua đó, tác giả đã khơi gợi trong lòng người đọc niềm khao khát được đặt chân đến Yên Tử để tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, khám phá những giá trị lịch sử, văn hóa và trải nghiệm không gian tâm linh thanh tịnh nơi đây. Tóm lại, cả hai tác phẩm đều ca ngợi vẻ đẹp của Yên Tử - một vùng đất linh thiêng gắn liền với lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Tác phẩm " Đường vào Yên Tử " được sáng tác bởi tác giả Hoàng Quang Thuận đã mang đến cho bạn đọc hình ảnh Yên Tử đẹp đẽ, linh thiêng và gợi nên sự tò mò, khám phá của bạn đọc đối vơi nơi đây.
- Hành vi vi phạm pháp luật của anh M : cướp giật tài sản ( cướp giật điện thoại di động của người đi đường )
- Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của anh M : Trách nhiệm hình sự : bị phạt tiền, phạt tù,... ( mức độ hình phạt tùy theo giá trị tài sản đánh cắp )
a)
- Hậu quả:
+) Vi phạm nghĩa vụ nộp thuế, gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
+) Làm gián đoạn công tác quản lý tài chính và thuế của cơ quan nhà nước.
+) Doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, dẫn đến uy tín và hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng.
+) Cá nhân anh T có thể bị xử lý kỷ luật hoặc phạt hành chính do thiếu trách nhiệm trong công việc.
b)
- Hậu quả :
+) Vi phạm quyền tự do kinh doanh, kinh doanh hàng cấm trái pháp luật
+) Gây mất uy tín thương hiệu, mất lòng tin của người tiêu dùng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người sử dụng
+) Bị xử lí nghiêm khắc theo quy định pháp luật ( có thể bị xử lí hành chính nặng, thu hồi giấy phép kinh doanh, bị xử lí hình sự,...)
+) Rối loạn thị trường lao động, tạo ra sự mất cân bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
+) Gấy ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh đất nước, suy giảm lòng tin của quốc tế đối với thương hiệu của đất nước ta
Câu 1 :
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là : Nghị luận
Câu 2 :
- Vấn đề được đặt ra trong văn bản là : Con người thường hay quên những ý tưởng tuyệt vời nảy ra trong lúc não bộ đang ở trạng thái thư giãn (chế độ phân tán), vì thế cần rèn luyện thói quen ghi lại các ý tưởng để không bỏ lỡ những tư duy sáng tạo có giá trị
Câu 3 :
- Tác giả khuyến cáo như vậy vì bộ nhớ của não không hoàn hảo, đặc biệt là trong trạng thái thư giãn. Những ý tưởng đến bất chợt thường rất dễ bị quên lãng nếu không được ghi lại ngay lập tức. Nếu ta chủ quan cho rằng mình sẽ nhớ thì rất có thể ta sẽ quên sạch.
Câu 4 :
- Tác giả đã đưa ra những lời khuyên bao gồm:
+) Luôn ghi lại ý tưởng càng sớm càng tốt, đừng tin rằng mình sẽ nhớ được.
+) Chuẩn bị công cụ ghi chú (sổ tay, bút, app điện thoại...) ở gần nhưng không đặt trước mắt để không làm mất “chế độ phân tán”.
+) Không vội sắp xếp ý tưởng ngay lập tức, hãy để suy nghĩ tự do rồi mới xử lý sau trong lúc tập trung.
+) Thường xuyên xem lại các ý tưởng đã ghi, chọn lọc và phát triển những ý tưởng có tiềm năng.
+) Nhấn mạnh rằng người viết ra ý tưởng mới là người thành công, không chỉ là người nghĩ ra.
Câu 5 :
- Nhận xét cách lập luận của tác giả :
+) Rõ ràng, mạch lạc, có trình tự hợp lý từ nêu vấn đề → phân tích → dẫn chứng → lời khuyên.
+) Thuyết phục, vì sử dụng các dẫn chứng gần gũi với thực tế đời sống (ví dụ: khi đang tắm, đang mơ màng...).
+) Lối viết sinh động, có sử dụng câu hỏi tu từ, nhấn mạnh, điệp từ để tạo ấn tượng mạnh mẽ và lôi cuốn người đọc.
+) Kết hợp giữa lý trí (lập luận logic) và cảm xúc (kêu gọi hành động), khiến lời khuyên trở nên dễ tiếp nhận.
-
Câu 1 :
- Văn bản trên là văn bản thông tin, cụ thể là văn bản đọc hiểu thông tin về một địa danh có giá trị văn hóa và lịch sử.
Câu 2:
- Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là Đô thị cổ Hội An, một Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận, với những giá trị lịch sử, văn hóa, và những đặc điểm nổi bật về thương cảng, kiến trúc, và các lễ hội truyền thống.
Câu 3 :
- Câu văn này trình bày thông tin về sự phát triển của thương cảng Hội An theo trật tự thời gian, nêu rõ các giai đoạn hình thành, phát triển và suy giảm của thương cảng Hội An.
- Tác dụng :
+) Giúp người đọc hình dung được quá trình thịnh vượng và suy giảm của thương cảng Hội An
+). Mở đầu là mốc thời gian hình thành từ thế kỷ XVI, sau đó làm rõ đỉnh cao phát triển ở thế kỷ XVII và XVIII. Tiếp theo, câu nhấn mạnh sự suy giảm từ thế kỷ XIX, kết luận là Hội An chỉ còn là "một đô thị vang bóng một thời", nghĩa là dù đã không còn thịnh vượng, nhưng Hội An vẫn lưu giữ những giá trị quý báu của một thời kỳ lịch sử hào hùng.
Câu 4:
- Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là hình ảnh (ảnh), đặc biệt là ảnh phố cổ Hội An.
- Tác dụng:
+) Giúp người đọc hình dung một cách sinh động về vẻ đẹp của Hội An
+) Khẳng định sự cổ kính và đặc sắc của di tích này, qua đó tăng cường sức thuyết phục và cảm xúc đối với thông tin văn bản.
Câu 5:
- Mục đích của văn bản là giới thiệu và tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa của đô thị cổ Hội An, đặc biệt là sự công nhận của UNESCO.
- Nội dung văn bản đề cập đến quá trình hình thành, phát triển và bảo tồn Hội An qua các thời kỳ lịch sử, vai trò của Hội An như một trung tâm giao thương và giao lưu văn hóa Đông - Tây, cũng như những di tích và đặc điểm kiến trúc, văn hóa đáng chú ý.
Câu 1 :
Cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng chia sẻ rằng : " Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất. " Quả là vậy, văn hóa là một phần không thể thiếu đối với một dân tộc. Và tiếng mẹ đẻ - một phần của nét truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam ta đang bị ảnh hưởng một số yếu tố tiêu cực. Vấn đề bảo vệ ngôn ngữ dân tộc đang được quan tâm và mỗi người dân đất Việt chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề. Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc chính là bảo vệ sự chuẩn mực, thuần khiết của tiếng Việt, tránh tình trạng lai căng hay sử dụng yếu tố ngoại lai một cách không cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng sử dụng tiếng Việt đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt trong giới trẻ khi họ thường xuyên pha trộn tiếng nước ngoài vào giao tiếp, viết tắt tùy tiện hay lạm dụng ngôn ngữ mạng. Nhiều bảng hiệu, quảng cáo, tên thương hiệu cũng ưu tiên dùng tiếng nước ngoài hơn tiếng Việt, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của ngôn ngữ dân tộc. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa mà còn giúp ngôn ngữ phát triển bền vững, phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được nét riêng. Để làm được điều đó, mỗi cá nhân cần có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, hạn chế dùng từ ngoại lai không cần thiết, đồng thời các cơ quan truyền thông, giáo dục cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 2 :
Tiếng Việt – ngôn ngữ của chúng ta, không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa, là bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Trong dòng chảy lịch sử, tiếng Việt đã trở thành biểu tượng của sự kiên cường, của trí tuệ và tình yêu quê hương đất nước. Nhiều tác phẩm thơ ca đã ca ngợi vẻ đẹp và sự thiêng liêng của tiếng Việt, như bài thơ " Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" được sáng tác bởi Phạm Văn Tình đã khắc họa một cách sinh động sự quý báu, sức sống mãnh liệt của ngôn ngữ này.
Bốn câu thơ đầu gợi mở niềm tự hào sâu sắc về cội nguồn và chiều dài lịch sử của tiếng Việt:
“Tiếng Việt chúng mình có từ thời xa lắm
Thuở mang gươm mở cõi dựng kinh thành
Vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả
Vẽ nên hồn Lạc Việt giữa trời xanh.”
Mở đầu bằng hình ảnh “tiếng Việt chúng mình có từ thời xa lắm”, tác giả khẳng định rằng tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ mới hình thành mà đã có từ rất lâu đời, gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ “chúng mình” gợi cảm giác thân thương, gần gũi, thể hiện mối quan hệ máu thịt giữa con người Việt Nam và ngôn ngữ mẹ đẻ – một thứ tài sản chung của cả dân tộc.Hai câu tiếp theo khắc họa những dấu mốc hào hùng trong lịch sử: “mang gươm mở cõi dựng kinh thành”, gợi nhắc đến thời kỳ mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước, từ buổi đầu lập quốc. Hình ảnh “Vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả” đưa người đọc trở về thời An Dương Vương dựng thành Cổ Loa – kinh đô đầu tiên của nước Âu Lạc – với truyền thuyết nỏ thần huyền thoại, biểu tượng của trí tuệ và sức mạnh bảo vệ non sông.Câu cuối “Vẽ nên hồn Lạc Việt giữa trời xanh” là một câu thơ mang ý nghĩa biểu tượng. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là nơi lưu giữ “hồn Lạc Việt” – linh hồn dân tộc, là kết tinh của lịch sử, văn hóa và tinh thần Việt Nam. “Trời xanh” ở đây gợi không gian bao la, vĩnh cửu, khẳng định sự trường tồn và cao quý của tiếng mẹ đẻ.
Bốn câu thơ tiếp theo tiếp tục ca ngợi sức sống bền bỉ, giá trị tinh thần và tầm vóc của tiếng Việt trong suốt chiều dài lịch sử :
Bao thế hệ đam mê sống lại thời chiến trận
Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh
Cả dân tộc thương nàng Kiều rơi lệ Lời
Bác truyền gọi ta biết sống vượt lên mình.
Câu đầu tiên: “Bao thế hệ đam mê sống lại thời chiến trận” gợi ra hình ảnh những thế hệ người Việt, từ quá khứ đến hiện tại, đều mang trong mình ngọn lửa yêu nước và tinh thần quật cường. Sự “đam mê” ở đây không chỉ là cảm xúc mà còn là sự thấu hiểu, đồng cảm với lịch sử hào hùng qua ngôn ngữ – chính tiếng Việt đã giúp các thế hệ nối dài truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất.Câu thứ hai nhắc đến “Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh”, rõ ràng gợi liên tưởng đến Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo – áng văn chính luận bất hủ không chỉ lay động lòng quân mà còn trở thành di sản ngôn ngữ mang tính chiến đấu mạnh mẽ. Sức mạnh hiệu triệu của tiếng Việt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm đã góp phần tạo nên những chiến thắng vang dội.Tiếp theo, câu thơ “Cả dân tộc thương nàng Kiều rơi lệ” đưa người đọc trở về với chiều sâu văn hóa và cảm xúc của tiếng Việt trong văn học nghệ thuật. “Nàng Kiều” là biểu tượng của số phận, tài năng và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, được thể hiện bằng tiếng Việt giàu chất thơ và nhân văn. Qua tác phẩm Truyện Kiều, ngôn ngữ dân tộc đã khơi dậy sự đồng cảm, rung động trong trái tim cả dân tộc – chứng minh sức mạnh của tiếng Việt không chỉ trong chiến đấu mà cả trong nghệ thuật và tâm hồn.Câu cuối cùng: “Lời Bác truyền gọi ta biết sống vượt lên mình” thể hiện sức lan tỏa và dẫn đường của tiếng Việt trong cách mạng. Những lời dạy, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh – một bậc vĩ nhân của dân tộc – bằng tiếng Việt giản dị mà sâu sắc, đã khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên trong mỗi con người Việt Nam. Ngôn ngữ dân tộc trở thành công cụ truyền cảm hứng, giáo dục đạo đức và thúc đẩy hành động tích cực.
Trở lại với cuộc sống đời thường, tiếng Việt là nói thân thương, gần gũi :
Tiếng Việt ngàn năm trong ta là tiếng mẹ
Là tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà
Xốn xang lời ru tình cờ qua xóm nhỏ
Ơi tiếng Việt mãi nồng nàn trong câu hát dân ca!
Anh lại cùng em bước vào thiên niên kỷ
Bỗng gặp lại quê hương qua lời chúc mặn mà
Lời chúc sớm mai, ngày mồng một Tết Qua tấm thiếp gửi thăm thầy, thăm mẹ, thăm cha.
Tiếng Việt được ví như “tiếng mẹ”, là ngôn ngữ đầu đời gắn liền với lời ru của bà, tiếng em thơ bập bẹ, thể hiện mối gắn bó thiêng liêng giữa ngôn ngữ và tình cảm gia đình. Những âm thanh đời thường như lời ru tình cờ qua xóm nhỏ hay câu hát dân ca khiến tiếng Việt trở nên xao xuyến, đầy cảm xúc và mang đậm hồn quê. Bước vào thiên niên kỷ mới, tiếng Việt vẫn hiện diện bền bỉ trong những lời chúc đầu năm, những tấm thiệp thăm thầy cô, cha mẹ – giản dị mà sâu sắc. Qua đó, tác giả ca ngợi tiếng Việt không chỉ là di sản văn hóa ngàn đời mà còn là cầu nối của yêu thương, truyền thống và bản sắc dân tộc trong cả quá khứ lẫn hiện tại.
Những dòng thơ cuối cùng gợi lên sức sống trường tồn, mãnh liệt của ngôn ngữ dân tộc :
Tiếng Việt ngàn đời hôm nay như trẻ lại
Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ
Bóng chim Lạc bay ngang trời, thả hạt vào lịch sử
Nảy lộc đâm chồi, thức dậy những vần thơ.
Sự tươi mới, sức sống trường tồn và vẻ đẹp sáng tạo của tiếng Việt qua những hình ảnh giàu chất biểu tượng. “Tiếng Việt ngàn đời hôm nay như trẻ lại” gợi cảm giác tươi mới, trẻ trung dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, cho thấy sức sống mãnh liệt và khả năng thích nghi của ngôn ngữ dân tộc. Hình ảnh “bánh chưng xanh” – biểu tượng Tết cổ truyền – không chỉ là nét văn hóa mà còn là minh chứng cho sự bền bỉ của truyền thống ngôn ngữ. “Bóng chim Lạc bay ngang trời, thả hạt vào lịch sử” là hình ảnh ẩn dụ đẹp, thể hiện tiếng Việt như một phần của hồn thiêng sông núi, gieo mầm vào dòng chảy lịch sử dân tộc. Chính những hạt giống ngôn từ ấy đã “nảy lộc đâm chồi”, làm thức dậy cảm hứng thi ca, nuôi dưỡng tâm hồn người Việt qua biết bao thế hệ. Qua đó, tác giả khẳng định tiếng Việt không chỉ sống mãi, mà còn ngày càng phong phú, tỏa sáng trong đời sống văn hóa – nghệ thuật.
Tựu trung lại, tác phẩm " Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân " của Phạm Văn Tình ca ngợi nét đẹp của tiếng Việt - ngôn ngữ truyền thống của dân tộc ta, khắc họa sự sống trường tồn, mạnh mẽ qua thời gian và sự gần gũi, bình dị. Thể thơ tự do với câu thơ linh hoạt, giàu nhạc tính đã giúp lời thơ dễ dàng chạm đến trái tim người đọc. Những hình ảnh giàu tính biểu tượng, như bánh chưng xanh, bóng chim Lạc, đã làm cho lời thơ trở nên hàm súc, cô đọng, đầy sức gợi hình và gợi cảm. Ngôn ngữ trong thơ tuy bình dị nhưng lại chứa đựng nhiều cảm xúc sâu lắng, thể hiện niềm tự hào và sự tôn vinh tiếng Việt. Chính những yếu tố này đã làm cho bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự bảo tồn và phát huy giá trị ngôn ngữ dân tộc.
Cùng viết về chủ đề ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt, bên cạnh tác phẩm " Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình, bài thơ " Tiếng Việt" của nhà thơ Lưu Quang Vũ :
" Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ. "
Câu thơ “Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng” khẳng định sự phong phú của ngôn ngữ trên thế giới, nhưng trong đó, “tiếng Việt” lại đặc biệt rung động, chạm đến trái tim mỗi con người. “Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người” như một hình ảnh tượng trưng cho sự gần gũi, gắn bó, âm thanh của ngôn ngữ này không chỉ là lời nói mà là nhịp đập của cảm xúc, của cuộc sống. Mặc dù cả hai bài thơ đều ca ngợi và tôn vinh tiếng Việt, cách tiếp cận của Lưu Quang Vũ và Phạm Văn Tình của "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" lại có sự khác biệt rõ rệt về phong cách và cảm xúc. Một bên tập trung vào sự vĩnh cửu và triết lý về ngôn ngữ, một bên lại khai thác sự trẻ trung, sức sống bền bỉ của tiếng Việt trong dòng chảy thời gian. Tuy vậy, cả hai đều thành công trong việc thể hiện tiếng Việt là một phần không thể thiếu trong văn hóa và linh hồn dân tộc.
Là một người trẻ cũng là công dân của đất nước Việt Nam, những dòng thơ tràn đầy cảm xúc của Phạm Văn Tình thật sự khiến tôi xúc động và càng thêm trân trọng tiếng mẹ đẻ. Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc hòa nhập là điều quan trọng. Tuy nhiên, tôi nhận thức được rằng " Chúng ta chỉ hòa nhập chứ không được hòa tan " , bản thân tôi vẫn sẽ cố gắng giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Đây không phải nhiệm vụ của riêng cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của toàn bộ công dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ chúng ta nói riêng.
Tác phẩm " Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của tác giả Phạm Văn Tình sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nhận văn và đẹp đẽ mà nó mang lại.
Câu 1 :
- Văn bản trên thuộc kiểu văn bản : Nghị luận
Câu 2 :
- Vấn đề được đề cập trong văn bản trên là : Nhắc nhở chúng ta về tiếng mẹ đẻ và việc sử dụng tiếng Việt trong xu thế hội nhập
Câu 3 :
- Để làm sáng tỏ cho luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lé, bằng chứng sau :
+) Lí lẽ 1: Ở Hàn Quốc, chữ nước ngoài không bao giờ được lấn át ngôn ngữ dân tộc.
- Bằng chứng: Quảng cáo thương mại không được đặt ở công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh; trên biển quảng cáo, chữ nước ngoài thường được viết nhỏ hơn, đặt bên dưới chữ Hàn Quốc.
- Lí lẽ 2: Việc sử dụng tiếng nước ngoài trong báo chí Hàn Quốc cũng có giới hạn nhất định.
- Bằng chứng: Ở Hàn Quốc không có mấy trang cuối viết bằng tiếng nước ngoài , tiếng nước ngoài chỉ được sử dụng ở phần mục lục. Nhưng ở Việt Nam, tiếng nước ngoài lại được sử dụng ở mấy trang cuối để tóm tắt thông tin một số bài chính khiến người đọc trong nước bị thiệt mấy mấy trang thông tin.
Câu 4 :
- Thông tin khách quan: " Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bẳng hiệu chữ Hàn Quốc "
- Ý kiến chủ quan : "Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm "
Câu 5 :
- Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong văn bản :
+) Lập luận thuyết phục, chặt chẽ
+) Kết hợp so sánh đối chiếu giữa Hàn Quốc và Việt Nam để làm rõ sự khác biệt trong việc tôn trọng tiếng mẹ đẻ của hai đất nước
+) Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng rõ ràng, phù hợp
+) Lập luận logic, kết hợp giữa dẫn chứng thực tế với quan điểm, ý kiến cá nhận của tác giả
a) -Yếu tố đã cho của bài toán là : ba số a,b,c
- Yêu cầu cần đạt của bài toán là: giá trị trung bình cộng của ba số a,b,c
b)
a) Kiểu dữ liệu của ô D2 khi sử dụng công cụ xác thực dữ liệu là dữ liệu số
b) Công thức tính tổng số tiền của những người sinh năm 2002 đã ủng hộ được là :
=SUMIF ( D2:D9,"2002",E2:E9)