Nguyễn Dương Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Dương Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a. Khái quát về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874:

- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.

- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).

Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức. Tiêu biểu là:

+ Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ ở Hòn Chông vượt biển tập kích giặc tại đồn Kiên Giang.

+ Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước. Sau khi Trương Định qua đời, con trai ông là Trương Quyền tiếp tục đưa quân lên Tây Ninh lập căn cứ, chiến đấu.

+ Một số nhà Nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân.

+ Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau khi được thả về lại tiếp tục đứng lên chống Pháp.

- Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.

b. So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

- Điểm giống:

+ Phong trào xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.

+ Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.

+ Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.

+ Kết quả đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.

+ Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.

- Điểm khác:

+ Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước.

+ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.

a. Giá trị sử dụng của đất phù sa:

- Trong ngành nông nghiệp: thích hợp phát triển các loại cây lương thực (lúa, ngô,...), cây công nghiệp hằng năm (dâu tằm, thuốc lá, bông, đậu tương,...) và các loại cây ăn quả.

- Trong ngành thuỷ sản:

+ Vùng đất mặn, đất phèn: thuận lợi đánh bắt thuỷ sản như tôm, cua, cá.

+ Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và cửa sông lớn: thuận lợi nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn khác nhau, nhiều nhất là cá và tôm.

b. Hiện trạng và nguyên nhân thoái hoá đất:

* Hiện trạng:

- Diện tích đất bị thoái hóa: 10 triệu ha, chiếm 30% diện tích nước ta

- Đất ở trung du và miền núi bị khô cằn, nghèo dinh dưỡng.

- Nguy cơ hoang mạc hoá ở duyên hải Nam Trung Bộ.

- Đất ở vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái.

- Diện tích đất mặn, đất phèn tăng lên.

* Nguyên nhân:

- Tự nhiên:

+ Địa hình đồi núi, mưa lớn và theo mùa gây xói mòn, rửa trôi đất.

+ Biến đổi khí hậu làm gia tăng hạn hán, ngập lụt.

+ Nước biển dâng khiến đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng.

- Con người:

+ Phá rừng lấy gỗ, đốt nương làm rẫy.

+ Chưa quan tâm đến cải tạo đất, lạm dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

a. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa trong lớp phủ thổ nhưỡng nước ta:

- Tính chất nóng ẩm của khí hậu nước ta khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, tạo nên một lớp phủ thổ nhưỡng dày.

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta:

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa làm cho quá trình rửa trôi các chất badơ dễ hòa tan xảy ra mạnh, dẫn đến tích lũy các ôxít sắt và ôxít nhôm, hình thành các loại đất feralit điển hình ở Việt Nam.

+ Một số nơi ở trung du và miền núi có sự phân mùa mưa - khô sâu sắc đã làm tăng cường tích lũy ôxít sắt và ôxít nhôm, tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong.

- Lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu vào 4-5 tháng mùa mưa đã làm gia tăng hiện tượng xói mòn rửa trôi ở  vùng đồi núi. Đất bị xói mòn sẽ theo dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa.

b. Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta:

- Do tự nhiên: Biến đổi khí hậu với những hệ quả như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,...

- Do hoạt động của con người: 

+ Khai thác lâm sản.

+ Đốt rừng làm nương rẫy.

+ Nạn du canh, du cư.

+ Sử dụng động - thực vật hoang dã cho nhu cầu đời sống.

+ Đánh bắt thủy sản quá mức.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt và sản xuất.

+ Sự xâm nhập của các loài ngoại lai.

a. 

- Về nông nghiệp: 

+ Nhà nước cho khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền,… Tuy nhiên do địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nên nông dân không có ruộng cày cấy. 

+ Hạn hán, lụt lội, mất mùa xảy ra thường xuyên. 

- Về thủ công nghiệp, thương nghiệp:

+ Có điều kiện phát triển, kĩ thuật được cải tiến. 

+ Nghề khai mỏ được đẩy mạnh. 

+ Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước ngày càng phát triển. 

- Nhiều trung tâm đô thị bị sa sút: Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An.

- Quy định nhà nước như: bế quan toả cảng, tập trung thợ giỏi vào quan xưởng làm cho kinh tế gặp nhiều khó khăn. 

b. Về tình hình xã hội: 

- Đời sống nhân dân cơ cực, mâu thuẫn xã hội gia tăng. 

- Mâu thuẫn xã hội làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn. Lực lượng tham gia vào đấu tranh gồm có: nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số… 

- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 – 1927) ở Nam Định, Thái Bình; của Lê Duy Lương (1833 – 1838) ở Ninh Bình, Thanh Hoá; của Nông Văn Vân (1833 – 1835) ở Cao Bằng; của Cao Bá Quát (1854 – 1856) ở Hà Nội,… Tính từ năm 1802 – 1862, có khoảng 405 cuộc nổi dậy của nông dân. 

=> Chứng tỏ bộ máy nhà nước chưa chăm lo tốt cho đời sống nhân dân, không nhận được sự ủng hộ của nhân dân, đời sống nhân dân khổ cực, khó khăn, tình hình chính trị đất nước không ổn định.