Nguyễn Ánh Dương

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Ánh Dương
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1:

Đối với mỗi người dân VN, tiếng Việt chính là tiếng mẹ đẻ, là thứ tiếng thiêng liêng đi vào đời sống văn hóa-lịch sử và cũng là vũ khí đưa dân tộc thoát ra khỏi xiềng xích nô lệ. Thật vậy, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì giới trẻ càng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đầu tiên, thế hệ trẻ có trách nhiệm trong việc giữ gìn được màu sắc nguyên bản của tiếng Việt trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Từ lời ăn tiếng nói, đến chữ viết, chúng ta nên sử dụng những từ ngữ thuần Việt nếu có thể và càng nhiều càng tốt. Nếu chúng ta quá lạm dụng từ mượn nước ngoài, tiếng Việt sẽ bị phần nào hao mòn đi trong lời ăn tiếng nói của người dân. Thứ hai, để giữ gìn được sự trong sáng của Tiếng Việt, thế hệ trẻ có trách nhiệm lan truyền vẻ đẹp của Tiếng Việt đến càng nhiều người càng tốt. Từ bạn bè trong nước, đến bạn bè quốc tế, chúng ta đều có thể thể hiện với họ tình yêu của chúng ta đối với những tác phẩm văn học, những bài thơ, ca dao, với tất cả những gì thuộc về Tiếng Việt. Chúng ta không phải trở thành một nhà tiếng việt học, hay một nhà thơ, nhà văn để có thể thể hiện tình yêu của mình đối với Tiếng việt. Đơn giản hơn, chỉ qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta sử dụng tiếng việt một cách chuẩn mực và đúng đắn thì cũng là giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt rồi.

câu 2:

Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.

    Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

   Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Ta như nhận thấy được ở đất nước Nhật. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.

    Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990 Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

    Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

    Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.

    Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.

    Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.

- Về kinh tế:

+ Nhật Bản duy trì vị trí thứ hai thế giới về kinh tế từ cuối thế kỉ XX đến năm 2010.

+ Các lĩnh vực sản xuất ô tô, tàu thuỷ, rô-bốt, công nghệ sinh học, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, mặt hàng điện tử,... của Nhật Bản vẫn dẫn đầu thế giới. 

+ Tuy nhiên, tốc độ tăng tưởng kinh tế của Nhật Bản châm lại, không ổn định, phục hồi chậm sau các cuộc khủng hoảng năm 1997 và những năm 2008 - 2009. 

- Về xã hội: Nhật Bản phải đối phó với nhiều vấn đề xã hội như tình trạng già hoá dân số, thiếu lao động, dân số tăng trưởng âm, tỉ lệ tự tử và tội phạm gia tăng,...

- Năm 2003, các nhà lãnh đạo của ASEAN quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Tuy nhiên, ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN đã chính thức được thành lập, sớm hơn 5 năm so với dự kiến. 

- Cộng đồng ASEAN gồm có ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hoá - Xã hội. 

- Các lĩnh vực hợp tác của cộng đồng ASEAN: 

+ Cộng đồng Chính trị - An ninh: chính trị, quốc phòng, an ninh và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tư pháp,...

+  Cộng đồng Kinh tế: thương mại hàng hoá, đầu tư, dịch vụ, thoả thuận thừa nhận lẫn nhau,...

+ Cộng đồng Văn hoá - Xã hội: phát triển con người, phúc lợi và bảo hiểm xã hội, các quyền và bình đẳng xã hội, xây dựng bản sắc ASEAN,..

- Ý nghĩa của sự hình thành Cộng đồng ASEAN: đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình liên kết, đảm bảo hoà bình, an ninh và tự cường lâu dài, chuẩn bị cho ASEAN bước vào giai đoạn mới với những mục tiêu liên kết cao hơn. 

a) Một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Diện tích đất phèn đất mặn lớn phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.

- Mùa khô sâu sắc và kéo dài, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.

- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.

- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

b. Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long:

* Trong nông nghiệp:

- Lai tạo các giống cây trồng chịu mặn, chịu hạn;

- Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản ở các khu vực đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, hạn hán.

- Xây dựng các mô hình kinh tế sống chung với lũ; thích ứng nước lợ, nước mặn, thích ứng với thiên tai.

- Trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn; xây dựng kênh mương, xây dựng đê biển, kè chắn sóng, cống ngăn mặn,...

* Trong du lịch:

- Khai thác những loại hình du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu, trọng tâm là du lịch sinh thái gắn với sông nước, miệt vườn, rừng ngập mặn, rừng tràm; du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Đối với cộng đồng, cần có các biện pháp để đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, đặc biệt trong mùa khô.

a) Một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Diện tích đất phèn đất mặn lớn phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.

- Mùa khô sâu sắc và kéo dài, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.

- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.

- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

b. Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long:

* Trong nông nghiệp:

- Lai tạo các giống cây trồng chịu mặn, chịu hạn;

- Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản ở các khu vực đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, hạn hán.

- Xây dựng các mô hình kinh tế sống chung với lũ; thích ứng nước lợ, nước mặn, thích ứng với thiên tai.

- Trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn; xây dựng kênh mương, xây dựng đê biển, kè chắn sóng, cống ngăn mặn,...

* Trong du lịch:

- Khai thác những loại hình du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu, trọng tâm là du lịch sinh thái gắn với sông nước, miệt vườn, rừng ngập mặn, rừng tràm; du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Đối với cộng đồng, cần có các biện pháp để đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, đặc biệt trong mùa khô.

a) Một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Diện tích đất phèn đất mặn lớn phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.

- Mùa khô sâu sắc và kéo dài, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.

- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.

- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

b. Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long:

* Trong nông nghiệp:

- Lai tạo các giống cây trồng chịu mặn, chịu hạn;

- Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản ở các khu vực đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, hạn hán.

- Xây dựng các mô hình kinh tế sống chung với lũ; thích ứng nước lợ, nước mặn, thích ứng với thiên tai.

- Trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn; xây dựng kênh mương, xây dựng đê biển, kè chắn sóng, cống ngăn mặn,...

* Trong du lịch:

- Khai thác những loại hình du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu, trọng tâm là du lịch sinh thái gắn với sông nước, miệt vườn, rừng ngập mặn, rừng tràm; du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Đối với cộng đồng, cần có các biện pháp để đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, đặc biệt trong mùa khô.

- Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

+  Năm 1994, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, trước khi Công ước chính thức có hiệu lực vào tháng 12-1994.

+ Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa. Năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo: Song Tử Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

+ Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, như: tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử, nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo,...

- Trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hoà bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu cao nhất.

+ Tháng 3-1988, quân đội Trung Quốc huy động lực lượng lớn tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này, đồng thời gửi nhiều công hàm phản đối và đề nghị hai bên Việt Nam-Trung Quốc thương lượng để giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

+ Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lí để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

- Từ sau năm 1991, Trung Quốc chính thức nêu ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở cửa. Trong 30 năm (1991-2021), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế. lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ vào năm 2010). Năm 2021, GDP của Trung Quốc chiếm khoảng 17,3% toàn thế giới.

+ Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn.

+ Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh.

+ Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao.

- Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lí và thiếu bền vững do ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu-nghèo vẫn cao.