Nguyễn Thị Ngọc

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Ngọc
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn" như: lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt", đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước văn hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mình lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình một phong cách sống, phong cách học tập, làm việc cao đẹp, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần.

Câu 2:

Bài thơ “Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân” của Phạm Văn Tình là một tác phẩm đầy cảm xúc, ngợi ca vẻ đẹp trường tồn và sức sống mãnh liệt của tiếng Việt – linh hồn của dân tộc. Bằng những hình ảnh giàu tính biểu tượng và giọng điệu tha thiết, tác giả đã thể hiện niềm tự hào sâu sắc đối với tiếng mẹ đẻ, khơi dậy tình yêu quê hương, nguồn cội trong lòng người đọc. Về nội dung, bài thơ là hành trình xuyên suốt lịch sử để khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của tiếng Việt trong đời sống dân tộc. Từ buổi đầu dựng nước, tiếng Việt đã gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi (“Thuở mang gươm mở cõi dựng kinh thành”), với truyền thuyết oai hùng của dân tộc (“mũi tên thần bắn trả”), đến những năm tháng kháng chiến gian khổ, khi “Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh” vang lên, thôi thúc lòng yêu nước. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà còn là nơi lưu giữ lịch sử, văn hóa, tâm hồn dân tộc. Tình cảm gia đình, lời ru, câu hát dân ca, những lời chúc ngày Tết – tất cả đều là những biểu hiện sống động của tiếng Việt trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt, tác giả khẳng định tiếng Việt “hôm nay như trẻ lại” – một sự trẻ hóa trong cảm hứng, trong cách tiếp cận của thế hệ mới với di sản ngôn ngữ. Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể thơ tự do, giàu nhạc tính, mang lại cảm giác linh hoạt, hiện đại nhưng vẫn đầy truyền thống. Tác giả vận dụng thành công nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa (“bóng chim Lạc bay ngang trời”, “thức dậy những vần thơ”), tạo nên hình ảnh sống động, bay bổng. Cách lặp lại từ “Tiếng Việt” ở đầu nhiều khổ thơ như một điệp khúc, góp phần khẳng định vai trò trung tâm của tiếng Việt trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Giọng thơ trầm lắng, đầy cảm xúc và niềm tự hào làm nổi bật tình cảm chân thành, sâu nặng của tác giả với tiếng mẹ đẻ. Tóm lại, bài thơ không chỉ là một bản tình ca ca ngợi vẻ đẹp tiếng Việt, mà còn là lời nhắn nhủ thiết tha về việc gìn giữ, trân trọng và phát huy giá trị tiếng nói dân tộc – một di sản thiêng liêng gắn bó với từng con người Việt Nam.

Câu 1:

- Văn bạn trên thuộc kiểu văn bản nghị luận

Câu 2:

- Văn bản đề cập đến giá trị của con người là ở tư tưởng

Câu 3:

- Những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm thứ nhất là trọng tâm bức tranh, sự hoà quyện đầy uyển chuyển và trữ tình giữa hình ảnh và âm thanh, mời gọi người xem trải nghiệm khoảnh khắc được lưu lại trong bức tranh.

Câu 4:

- Những thông tin khách quan được tác giả nêu trong văn bản: Nhiều người có trách nhiệm thuộc nhiều quốc gia trên thế giới đã đến cơ quan Liên hợp quốc để dự hội nghị về biến đổi khí hậu; nhân loại đang đối mặt với một mối đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong; các nhà khoa học đã cảnh báo về nguy cơ biến đổi khí hậu; nhiều nhà lãnh đạo đã từ chối lắng nghe; băng ở Bắc Cực đang tan nhanh; nạn cháy rừng lan nhanh và kéo dài; các đại dương bị nhiễm a-xít nặng nề; sự biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng; các quốc gia nghèo nhất và các cộng đồng bình thường nhất phải chịu những tác động tồi tệ nhất từ biến đổi khí hậu,...

-Cơ sở để xác định đó là những thông tin khác quan: Các thông tin nêu trên là những điều đã xảy ra trong thực tế, có thể kiểm chứng, tác giả chỉ là người nêu lên chứ không phải tự nghĩ ra.

Câu 5: - Nội dung lời bàn và cách trình bày vừa đạt lý vừa thấu tình - Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lý. - Sự kết hợp giữa lí lẽ, nhận định với kinh nghiệm, dẫn chứng thực tế. - Giọng điệu của tác giả cùng cách viết giàu hình ảnh (đặc biệt là lối ví von thật cụ thể và thú vị). ⇒ Bài nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao. - Trình bày thu hoạch của mình về cách khẳng định, triển khai luận điểm trong một bài văn nghị luận (làm thế nào để luận điểm được nổi bật, được giải thích, chứng minh rõ ràng và giàu tính thuyết phục hấp dẫn).

Việt Nam sau năm 1975 đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới bằng nhiều biện pháp khẳng định lập trường bảo vệ toàn bộ lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế

Việt Nam sau năm 1975 đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới bằng nhiều biện pháp khẳng định lập trường bảo vệ toàn bộ lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế