Ngô Khánh Ngọc

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Ngô Khánh Ngọc
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a, Một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:


- Diện tích đất phèn đất mặn lớn phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.


- Mùa khô sâu sắc và kéo dài, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.


- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.


- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

b,

-Đẩy nhanh các dự án, công trình thủy lợi ven biển, sớm hoàn thiện hệ thống đê biển, đê bao ngăn mặn dọc theo sông lớn, xây dựng các cống kiểm soát ngăn mặn khép kín tại các điểm trọng yếu của vùng chuyên canh cây ăn trái và ở từng khu vực canh tác ổn định.

Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 9/1975) đã đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt Nhà nước vì những lý do sau:


1.Yêu cầu tất yếu của lịch sử:


-Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất về mặt lãnh thổ, nhưng vẫn tồn tại hai chính quyền riêng biệt ở hai miền Nam - Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam).


-Việc thống nhất về mặt Nhà nước là điều kiện quan trọng để củng cố thành quả của cuộc kháng chiến chống Mỹ, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.


2.Bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng và Nhà nước:


-Một bộ máy Nhà nước thống nhất sẽ giúp điều hành đất nước hiệu quả hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh.


-Tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng thực hiện các chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.


3.Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc:


-Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước giúp nhân dân cả nước có chung một chính quyền, một hệ thống pháp luật, tăng cường sự gắn kết giữa các vùng miền.


-Khắc phục những khác biệt về cơ chế quản lý, kinh tế và xã hội giữa hai miền.


4.Tạo điều kiện cho công cuộc tái thiết và phát triển kinh tế-xã hội:


-Sau chiến tranh, miền Nam gặp nhiều khó khăn, cần có sự điều hành thống nhất từ Trung ương để nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế.


-Thống nhất về mặt Nhà nước giúp quy hoạch và phân bổ nguồn lực hợp lý giữa các vùng miền, phát triển đất nước theo hướng chung.


5.Củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam:


-Một quốc gia thống nhất về mặt Nhà nước sẽ có vị thế vững chắc trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.


-Khẳng định với thế giới rằng Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, không thể chia cắt.

- Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN.


+ Tháng 7-1995, Việt Nam chinh thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7-1997, Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN.


+ Tháng 4-1999, Cam-pu-chia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.


- Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Đây là cơ sở để ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh.


+ Năm 1992, ASEAN kí kết Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).


+ Năm 2007, Hiến chương ASEAN ra đời, tạo cơ sở pháp lí để tăng cường liên kết và hợp ASEAN.


+ Năm 2015, Cộng ASEAN chính thức được thành lập, dánh dấu mốc phát triển quan trọng, dưa ASEAN bước vào giai đoạn hợp tác mới.


+ Năm 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kí kết giữa ASEAN và năm đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân), có hiệu lực từ tháng 1-2022, góp phần tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

-Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.


+ Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.


+  Năm 1994, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, trước khi Công ước chính thức có hiệu lực vào tháng 12-1994.


+ Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa. Năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo: Song Tử Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.


+ Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, như: tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử, nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo,...


- Trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hoà bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu cao nhất.


+ Tháng 3-1988, quân đội Trung Quốc huy động lực lượng lớn tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này, đồng thời gửi nhiều công hàm phản đối và đề nghị hai bên Việt Nam-Trung Quốc thương lượng để giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.


+ Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lí để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

- Từ sau năm 1991, Trung Quốc chính thức nêu ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở cửa. Trong 30 năm (1991-2021), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu:


+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế. lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ vào năm 2010). Năm 2021, GDP của Trung Quốc chiếm khoảng 17,3% toàn thế giới.


+ Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn.


+ Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh.


+ Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao.


- Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lí và thiếu bền vững do ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu-nghèo vẫn cao.