Nguyễn Đỗ Kim Ngân

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Đỗ Kim Ngân
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0,25 điểm):

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Phân tích hình ảnh hàng rào dây thép gai trong văn bản ở phần Đọc hiểu.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0,5 điểm):

Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Hàng rào dây thép gai là một hình ảnh có thực trong chiến tranh – biểu tượng của sự chia cắt, ngăn cách đất nước, con người, tình yêu, phá hủy cuộc sống bình yên.

+ Ở văn bản “Người cắt dây thép gai”, Hoàng Nhuận Cầm đã nâng hình ảnh hàng rào dây thép gai lên thành một biểu tượng của sự chia cắt và trở ngại. Chiến tranh khốc liệt khiến lời ru cũng bị đứt đoạn, con cò trắng chẳng thể đậu lại trong giấc mơ đám trẻ. Chiến tranh tàn phá đất đai, làm cây cối đổ gãy. Chiến tranh cũng chia cắt con sông, làm gãy cây cầu, khiến em chẳng dám ra sông chải tóc hàng ngày. Và hơn hết, chiến tranh làm đất nước ta mấy bận chia đôi, đồng bào ta chẳng thể về một mối. Từ những sự chia cắt ấy, người lính “nói gì trong hai bàn tay” như một sự quyết chí khi nhận ra trách nhiệm cao cả đặt nặng trên vai – cắt dây thép gai. Đó vừa là trách nhiệm nhưng cũng là một trở ngại khi nguy hiểm trong chiến tranh luôn rình rập bốn bề.

+ Việc cắt từng hàng rào dây thép gai thể hiện sự kiên trình, bền bỉ, gan dạ, nỗ lực không ngừng nghỉ của những người lính cắt dây thép gai.

+ Mỗi hàng rào bị cắt là một bước giải phóng đối với dân tộc, là thêm một bước tiến gần hơn đến ngày thống nhất, tiến đến tương lai độc lập, hòa bình.

=> Hình ảnh hàng rào dây thép gai không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn chứa đựng ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, thể hiện khát vọng thống nhất và sức mạnh, ý chí của con người Việt Nam trong hành trình thống nhất đất nước.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0,5 điểm):

Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt (0,25 điểm): Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn.

e. Sáng tạo (0,25 điểm): Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2 (4,0 điểm)

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0,25 điểm): Nghị luận xã hội.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5 điểm): Sự cần thiết của lối sống có trách nhiệm đối với thế hệ trẻ ngày nay.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

Xác định được các ý chính của bài viết.

Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề nghị luận:   

+ Giải thích:

    ++ Lối sống có trách nhiệm là cách sống biết suy nghĩ, hành động đúng đắn, có ý thức với bản thân, gia đình, cộng đồng.

    ++ Thế hệ trẻ ngày nay bao gồm học sinh, sinh viên, thanh niên – những người đang trưởng thành, có tiềm năng phát triển và cống hiến.

+ Biểu hiện:

   ++ Học tập nghiêm túc, không quay cóp, không gian dối.

   ++ Tôn trọng pháp luật, không vi phạm nội quy trường lớp.

   ++ Biết nhận lỗi và sửa sai khi làm điều chưa đúng.

+ Ý nghĩa:

    ++ Với bản thân người trẻ: Giúp rèn luyện nhân cách, định hướng đúng đắn cho tương lai; hình thành thói quen tự lập, tự chịu trách nhiệm với hành vi, sự lựa chọn của chính mình;…

    ++ Với xã hội: Góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, tích cực, thượng tôn pháp luật, thúc đẩy đất nước phát triển.

+ Thực trạng: Tuy nhiên, một bộ phận bạn trẻ hiện nay có xu hướng sống buông thả, ích kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với chính mình và xã hội. Ví dụ: Việc nhiều bạn trẻ tham gia đua xe trái phép; tham gia bán hàng kém chất lượng, lừa dối người khác;....

+ Giải pháp:

   ++ Người trẻ cần tự rèn luyện, nhìn nhận và điều chỉnh hành vi.

   ++ Chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống từ gia đình và nhà trường.

   ++ Xã hội cần tạo môi trường tích cực để người trẻ sống có trách nhiệm và được ghi nhận.

* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1,5 điểm):

Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu‎ ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt (0,25 điểm): Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn.

e. Sáng tạo (0,5 điểm): Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

1

Thể thơ: tự do

2

Hai hình ảnh nói đến sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo:

- Gió rát mặt, Đá củ đậu bay, Nước ngọt hiếm…

(Thí sinh chỉ ra đúng 2 hình ảnh được 0.5 điểm).

3

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

  Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.

Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa:

- Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…)

- Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời.

4

- Tác giả thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống của những người lính đảo.

- Đồng thời cho thấy sự trân trọng những phẩm chất đáng quý: tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc.

-> Nhận xét về tình cảm:

- Đây là những tình cảm chân thành, thể hiện trái tim yêu thương tinh tế, sâu sắc của tác giả.

- Tình cảm của tác giả cũng là đại diện cho tất cả những người dân Việt Nam dành tình yêu thương, sự cảm phục gửi đến những người lính nơi đảo xa.