Trần Thị Thanh Nhàn

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trần Thị Thanh Nhàn
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1:

Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc, là nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử và tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi chúng ta. Trong thời đại hội nhập quốc tế, tiếng Việt đang đứng trước nguy cơ bị lai tạp bởi việc sử dụng tràn lan tiếng nước ngoài, từ ngữ không phù hợp với chuẩn mực, làm mai một nét đẹp vốn có của ngôn ngữ dân tộc. Chúng ta có thể thấy giới trẻ ngày nay thường xuyên dùng từ ngữ pha trộn, viết tắt, biến tấu ngôn ngữ trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tiếng Việt đúng đắn trong học tập và giao tiếp. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần sử dụng ngôn ngữ một cách chuẩn mực, văn minh, tránh lạm dụng từ nước ngoài khi không cần thiết. Ngoài ra, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp giáo dục ý thức gìn giữ tiếng Việt cho thế hệ trẻ. Giữ gìn tiếng Việt không chỉ là bảo vệ ngôn ngữ, mà còn là bảo vệ cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc

câu 2 :

Bài thơ “Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân” của Phạm Văn Tình là lời ngợi ca tha thiết, sâu lắng về vẻ đẹp bền vững và sức sống mãnh liệt của tiếng Việt – linh hồn dân tộc Việt Nam.


Về nội dung, bài thơ tái hiện hành trình phát triển lâu dài và giàu truyền thống của tiếng Việt từ buổi đầu dựng nước đến hiện đại. Tiếng Việt gắn với lịch sử giữ nước (“gươm mở cõi”, “Cổ Loa”, “mũi tên thần”), với văn hóa tinh thần (“nàng Kiều”, “lời ru”, “dân ca”) và cả những mốc son cách mạng (“lời Bác truyền”). Tiếng Việt hiện diện trong từng khoảnh khắc đời sống, trong lời chúc Tết, trong thiệp mừng gửi thầy mẹ, chan chứa yêu thương và sự gắn bó máu thịt. Đặc biệt, hình ảnh tiếng Việt “trẻ lại trước mùa xuân” thể hiện sự hồi sinh, sức sống tươi mới, luôn phát triển, không ngừng vươn lên cùng dân tộc trong thời đại mới.


Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng giọng điệu trang trọng mà gần gũi, xen lẫn tự hào và tha thiết. Hình ảnh thơ phong phú, liên tưởng từ quá khứ đến hiện tại (“mũi tên thần”, “bánh chưng xanh”, “bóng chim Lạc”), kết hợp các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ (“Tiếng Việt ngàn năm…”, “Tiếng Việt mãi…”) tạo nên nhịp điệu hài hòa và chiều sâu cảm xúc. Tác giả đã khéo léo làm nổi bật vai trò của tiếng Việt như một sợi dây nối liền lịch sử, văn hóa, con người và tương lai dân tộc.


Tóm lại, bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt mà còn khơi gợi trong lòng mỗi người niềm yêu, sự tự hào và trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy giá trị ngôn ngữ dân tộc.

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nghị luận

Câu 2. Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là:

Sự tự trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế, thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ trong quảng cáo, báo chí tại Việt Nam so với Hàn Quốc.


Câu 3. Để làm sáng tỏ cho luận điểm, tác giả đã đưa ra các lí lẽ, bằng chứng sau:

Hàn Quốc có nền kinh tế phát triển, hội nhập quốc tế rộng rãi nhưng vẫn giữ gìn bản sắc ngôn ngữ:

  + Quảng cáo không đặt ở nơi công sở, danh lam thắng cảnh.

  + Chữ tiếng Anh nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc.

  + Báo chí chủ yếu dùng tiếng Hàn, không có thói quen viết tóm tắt bằng tiếng nước ngoài ở cuối báo.

Ở Việt Nam lại ngược lại:

  + Nhiều bảng hiệu tiếng nước ngoài to hơn cả tiếng Việt.

  + Nhiều tờ báo trong nước có phần tóm tắt bằng tiếng nước ngoài ở cuối, gây lãng phí thông tin cho người đọc trong nước.


Câu 4.

Thông tin khách quan: “Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên.”

Ý kiến chủ quan: “Trong khi đó, người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.”


Câu 5.

Cách lập luận của tác giả logic, chặt chẽ, sử dụng phép so sánh đối lập giữa Hàn Quốc và Việt Nam để nêu bật vấn đề, kết hợp giữa quan sát thực tếphân tích, bình luận sâu sắc, từ đó đưa ra lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía về thái độ tự trọng dân tộc khi hội nhập với thế giới