

Nguyễn Thị Lan Hương
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1. Bài làm
“Ai cũng cần có một ‘điểm neo’ trên tấm bản đồ rộng lớn của cuộc đời” – một ý kiến sâu sắc, gợi nhắc chúng ta về vai trò quan trọng của nơi chốn, con người hoặc giá trị tinh thần giúp ta giữ vững niềm tin và phương hướng trong hành trình sống. Cuộc đời là một hành trình dài đầy biến động, nhiều khi khiến ta mỏi mệt, hoang mang và mất phương hướng. Khi đó, một “điểm neo” – có thể là gia đình yêu thương, một người bạn chân thành, một lý tưởng sống, hay thậm chí là ký ức tuổi thơ – sẽ giúp ta tìm lại sự bình yên, động lực và định hướng. “Điểm neo” không chỉ là chốn để quay về mà còn là nơi xuất phát mỗi khi ta muốn vươn tới điều mới mẻ. Thiếu đi “điểm neo”, con người dễ bị cuốn trôi giữa dòng đời xô bồ, đánh mất chính mình. Bởi vậy, mỗi người cần trân trọng, giữ gìn và nuôi dưỡng “điểm neo” ấy – như giữ gìn một phần không thể thiếu của tâm hồn. Mỗi người nên tìm cho mình một điểm tựa để giữ vững niềm tin trong cuộc sống, có sức mạnh đương đầu với mọi khó khăn thử thách, khám phá mọi giới hạn của bản thân,… Tuy nhiên, tìm về với “điểm neo”, chúng ta cũng cần tránh việc quá phụ thuộc vào nó mà có tâm lí ỷ lại, ngủ quên trong vùng an toàn.Đó chính là nền tảng để ta sống có mục đích, mạnh mẽ và không ngừng vươn lên trong cuộc sống.
Câu 2. Bài làm
Bài thơ "Việt Nam ơi" của Huy Tùng sử dụng điệp ngữ "Việt Nam ơi!" một cách hiệu quả để tạo nên giọng điệu hào hùng, thiết tha. Điệp ngữ này không chỉ nhấn mạnh tình cảm sâu nặng của tác giả đối với đất nước mà còn tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các khổ thơ, dẫn dắt người đọc đi theo dòng cảm xúc dâng trào của tác giả. Giọng điệu hào hùng được thể hiện rõ nét qua những câu thơ mạnh mẽ, đầy khí thế, như "Hào khí oai hùng muôn đời truyền lại", "Để thác ghềnh rồi cũng vượt qua". Sự kết hợp giữa điệp ngữ và giọng điệu này tạo nên sức mạnh cảm xúc mãnh liệt, khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong lòng người đọc.
Hình ảnh thơ trong bài thơ rất giàu sức gợi, tạo nên bức tranh toàn cảnh về đất nước Việt Nam. Từ hình ảnh "cánh cò bay trong những giấc mơ", "đất mẹ dấu yêu", "đất nước bên bờ biển xanh" đến "thác ghềnh", "bão tố phong ba", tất cả đều gợi lên vẻ đẹp tự nhiên, sự giàu có về văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Những hình ảnh này không chỉ miêu tả mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn, kiên cường của dân tộc Việt Nam. Sự kết hợp giữa hình ảnh cụ thể và hình ảnh trừu tượng tạo nên sự đa dạng và phong phú cho bài thơ.
Bài thơ được xây dựng trên một kết cấu chặt chẽ và mạch lạc. Tác giả sử dụng lối viết tự sự kết hợp với trữ tình, dẫn dắt người đọc từ quá khứ đến hiện tại, từ những truyền thuyết xa xưa đến hiện thực hôm nay. Mỗi khổ thơ đều có một chủ đề riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một mạch cảm xúc xuyên suốt. Sự chuyển đổi giữa các khổ thơ diễn ra tự nhiên, không gượng ép, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được sự phát triển của ý tưởng trong bài thơ. Kết thúc bài thơ bằng hình ảnh "đường đến vinh quang nhiều bão tố phong ba" khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Ngôn ngữ của bài thơ rất giản dị, dễ hiểu, gần gũi với đời sống của người dân. Tuy nhiên, chính sự giản dị đó lại làm nổi bật lên tình cảm chân thành, sâu lắng của tác giả. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, như "say đắm", "bi hùng", "trăn trở", "yêu thương",... Những từ ngữ này không chỉ làm cho bài thơ thêm sinh động mà còn giúp người đọc cảm nhận được sự rung cảm mãnh liệt của tác giả đối với đất nước. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ giản dị và ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính : thuyết minh
Câu 2. Đối tượng thông tin : hệ sao T Coronae Borealis, hiện tượng nova tái phát của hệ sao Coronae Borealis,Hiện tượng nova tái phát của hệ sao T Coronae Borealis.
Câu 3.
- Đoạn văn trình bày thông tin theo trình tự thời gian, từ lần phát hiện đầu tiên vào năm 1866, đến lần bùng nổ tiếp theo vào năm 1946, và cuối cùng là dự đoán về lần bùng nổ sắp tới.
- Tác dụng: Cách trình bày này giúp người đọc dễ dàng nắm bắt diễn biến của hiện tượng theo từng giai đoạn, đồng thời tạo cảm giác hồi hộp, thích thú khi nhấn mạnh việc chúng ta đang ở rất gần thời điểm vụ nổ tiếp theo.
Câu 4.
- Mục đích: Cung cấp kiến thức khoa học về hệ sao T CrB và hiện tượng nova tái phát, đồng thời thu hút sự quan tâm của người đọc đối với sự kiện thiên văn hiếm có này.
- Nội dung: Qua văn bản, tác giả không chỉ cung cấp những thông tin đáng tin cậy về hệ sao T CrB mà còn giải thích cơ chế bùng nổ của nova tái phát và dự đoán về lần bùng nổ sắp tới, dự kiến vào năm 2025.
Câu 5.
-Những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản:
+ Kiểu chữ in đậm ở các phần như Chu kì bùng nổ của T CrB, Chờ đợi 80 năm cho một nova,… có tác dụng nhấn mạnh thông tin, giúp người đọc dễ theo dõi.
+ Hình ảnh minh họa về vị trị của T CrB theo mô tả của Space.com giúp bài viết thêm sinh động, trực quan và giúp bạn đọc có sự hình dung chính xác về vị trí của T CrB khi quan sát nó từ Trái Đất