Nguyễn Xuân Nam

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Xuân Nam
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a) Em hãy trình bày khái quát tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê?

* Tổ chức chính quyền thời Đinh:

- Trung ương:

+ Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương.

+ Giúp vua trị nước có các cao tăng và ban văn, ban võ.

+ Tướng lĩnh thân cận giữ chức vụ chủ chốt.

- Địa phương: gồm đạo (châu), giáp, xã.

* Tổ chức chính quyền thời Lê:

- Trung ương:

+ Vua đứng đầu chính quyền.

+ Phong vương cho các con, trấn giữ nơi quan trọng.

+ Thái sư, đại sư, quan văn, quan võ giúp vua.

- Địa phương: 

+ Lộ, phủ, châu, rồi đến giáp. Đơn vị cơ sở là xã. 

+ Quân đội: cấm quân và quân địa phương.

Nhận xét:

- Bộ máy nhà nước thời Đinh còn chưa hoàn chỉnh, sơ sài. 

- Sang đến thời Tiền Lê, bộ máy nhà nước được hoàn thiện, cải cách hành chính các cấp ở địa phương.

b) Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư không? Vì sao?

- Phương án 1: Nếu em là Đinh Tiên Hoàng, em sẽ chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư. Vì:

+ Hoa Lư là quê hương và là nơi khởi nghiệp của Đinh Tiên Hoàng.

+ Hoa Lư là nơi địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Sau lưng là rừng, trước là đồng bằng, xa nữa là biển... Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện, đây là điều kiện thuận lợi để tạo thế phòng thủ đất nước, tránh sự xâm lược từ bên ngoài của kẻ thù vào những buổi đầu độc lập dân tộc.

- Phương án 2: Nếu em là Đinh Tiên Hoàng em sẽ không chọn Hoa Lư làm kinh đô vì:

+ Hoa Lư là nơi có địa hình hiểm trở, xung quanh đều là núi non bao bọc nên nếu bị quân địch bao vây chúng ta sẽ không thể thoát ra ngoài. Như vậy sẽ rất nguy hiểm cho nhân dân và triều đình.

+ Mặt khác, địa thế hiểm trở của Hoa Lư cũng hạn chế sự phát triển của đất nước.

* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, lập luận chính xác vẫn được điểm. Quan điểm trên chỉ mang tính tham khảo.

a. Địa hình Bắc Mỹ phân hoá thành ba khu vực rõ rệt:

- Miền núi Coóc-đi-e ở phía tây, là một trong những hệ thống núi lớn trên thể giới. Miền núi có độ cao trung bình 3 000 - 4 000m, kéo dài khoảng 9 000km theo chiều bắc - nam, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

- Miền đồng bằng ở giữa bao gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng Duyên Hải, độ cao từ 200 - 500m, thấp dần từ bắc xuống nam.

- Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lát ở phía đông, có hướng đông bắc - tây nam. Dãy A-pa-lát gồm 2 phần: phần bắc có độ cao từ 400 - 500m; phần nam cao từ 1 000 - 1 500m.

b. Sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao ở Nam Mỹ: 

- Sự phân hoá tự nhiên theo chiều cao ở Nam Mỹ thể hiện rõ nét nhất ở miền núi An-đét:

+ Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đét thuộc các đới khí hậu nóng và ẩm ướt, có rừng mưa nhiệt đới; vùng Nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa, phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới.

+ Càng lên cao, thiên nhiên càng thay đổi tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm.

- Đời sống xã hội:

+ Xã hội có sự phân hóa, gồm vua, quý tộc, quan lại, binh lính, nông dân, thợ thủ công và nô tỳ.

+ Nhà nước tổ chức khai hoang, phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống.

+ Thực hiện chế độ "ngụ binh ư nông", quân đội vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất.

- Văn hóa – tín ngưỡng:

+ Phật giáo phát triển mạnh, nhiều chùa chiền được xây dựng.

+ Đinh Tiên Hoàng lập kinh đô Hoa Lư, xây cung điện, đền đài.

+ Chữ Hán được sử dụng trong quản lý nhà nước.

a. Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng:

- Chính phủ các nước Bắc Mỹ đã đưa ra nhiều biện pháp quản lí và khai thác bền vững tài nguyên rừng như:

+ Thành lập các vườn quốc gia.

+ Khai thác có chọn lọc và để rừng tái sinh tự nhiên.

+ Quy định trồng mới sau khi khai thác.

+ Phòng chống cháy rừng,...

b. Vấn đề đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ:

- Trung và Nam Mỹ là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.

- Tỉ lệ dân đô thị khoảng 80% số dân (năm 2020).

- Các đô thị lớn có trên 10 triệu dân: Mê-hi-cô, Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô,...

- Quá trình đô thị hóa mang tính tự phát đã làm nảy sinh nhiều vấn đề như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm,...

* Hiện trạng tài nguyên đất ở Bắc Mỹ:

- Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đã được khai thác từ rất lâu để trồng trọt và chăn nuôi.

- Do thời gian dài sử dụng lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học, đất đã bị thoái hóa.

* Phương thức khai thác bền vững:

- Các nước Bắc Mỹ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng "nông nghiệp xanh".

- Ứng dụng khoa học - công nghệ trong quá trình sản xuất.

⇒ Đem lại năng suất cao, đồng thời bảo vệ tài nguyên đất.

b. Biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn ở Trung và Nam Mỹ:

- Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng.

- Trồng rừng và phục hồi rừng.

- Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân trong việc bảo vệ rừng.

- Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng.


Hành động

Suy nghĩ

Khác biệt

Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. 

 Con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.