Nguyễn Thu Thảo

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thu Thảo
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

C1: Bài làm

Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng vô cùng trong sáng và giàu đẹp của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, nó chính là một trong những "của quý" của dân ta. Bởi lẽ đó, mà thanh niên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải có trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của thứ tiếng cao quý ấy. Ngày nay, khi đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, rất nhiều thứ tiếng lan tràn vào cuộc sống, xã hội, trong tiềm thức của mỗi người dân. Bởi lẽ đó, có nhiều bạn, nhiều người đã tiếp thu những thứ tiếng ấy. Trong quá trình ấy, nhiều bạn đã vô tình đánh mất đi sự trong sáng, giá trị của tiếng Việt. Hơn thế nữa, nhiều bạn còn "sáng chế" ra những câu nói rất thô tục, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, mỗi người phải nâng cao nhận thức, tuyên truyền và không ngừng đấu tranh lại "sự biến hóa" của tiếng Việt. Thật vậy, đây chính là một trong những trách nhiệm cao cả mà đất nước đã giao phó cho mỗi con người. Hơn hết, hãy luôn nhớ rằng "Hòa nhập nhưng không hòa tan".

C2: Bài làm

Bài viết “Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân” của Phạm Văn Tình là một tác phẩm giàu cảm xúc, sâu sắc đối với tiếng mẹ đẻ và khẳng định sức sống mãnh liệt, trẻ trung của tiếng Việt trong dòng chảy thời đại mới.

Về nội dung, tác phẩm tập trung làm nổi bật vẻ đẹp và khả năng thích ứng linh hoạt của tiếng Việt. Phạm Văn Tình khẳng định rằng tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là linh hồn dân tộc, là “căn cước văn hóa” của người Việt. Tiếng Việt luôn biết làm mới mình để hòa nhập với cuộc sống hiện đại, tiếp nhận những từ mới, khái niệm mới một cách sinh động, sáng tạo. Dù chịu ảnh hưởng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Việt vẫn giữ được bản sắc riêng, không bị hòa tan, minh chứng cho sức sống dẻo dai và khả năng “trẻ hóa” đáng kinh ngạc.

Về nghệ thuật, bài viết nổi bật bởi giọng văn giàu cảm xúc, vừa trang trọng vừa gần gũi. Tác giả sử dụng lối hành văn linh hoạt, kết hợp giữa lập luận sắc sảo và biểu cảm lôi cuốn, làm cho bài viết không khô khan mà đầy sức thuyết phục. Bên cạnh đó, Phạm Văn Tình còn đưa ra nhiều ví dụ cụ thể, sinh động về cách tiếng Việt thích nghi với đời sống mới, từ đó làm nổi bật tính thực tiễn và tính thời sự của vấn đề.

Tác phẩm không chỉ giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của tiếng Việt mà còn khơi gợi lòng yêu tiếng mẹ đẻ, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.

C1:văn bản nghị luận

C2: + Tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Việt trong bảng hiệu, biển hiệu ở nước ta

C3 + Tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Việt trong bảng hiệu, biển hiệu ở nước ta + Lạm dụng tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí

+ Phê phán thói sử dụng từ ngữ nước ngoài bừa bãi

Lí lẽ,bằng chứng em chưa tìm ra🥲

C4:Kq:Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

Cq:Trong khi đó, ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta, có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai”, trong khi đó, người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.

C5:Lập luận chặt chẽ, logic.