

Chu Thị Khánh Ly
Giới thiệu về bản thân



































câu 1:
bài làm
Trong thời đại công nghê 4.0, cùng với sự hội nhập thế giới,giao thoa văn hóa giữa các quốc gia thì việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc lại càng quan trọng hơn.Trước tiên,ta có thể hiểu giữ gìn là việc bảo vệ,trông coi cẩn thận để không mất,không hỏng.Trong sáng là trạng thái trong trẻo,tinh khiết,không bị vấy đục,mờ ám ,không bị pha tạp,giữ được cái đẹp ban đầu.Vậy ta có thể hiểu giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc là giữ gìn, bảo vệ, sử dụng tiếng Việt sự trong sáng, văn hóa, lịch sự, đảm bảo kết hợp hài hòa của vẻ đẹp tiếng Việt về mọi mặt.. sử dụng ngôn ngữ dân tộc cũng là một cách để giữ gìn,truyền bá cho bạn bè quốc tế biết đến và nói tiếng việt. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có ý nghĩa, giá trị hệ trọng với mỗi quốc gia. Trước hết, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là góp phần giữ gìn, bảo vệ ngôn ngữ mẹ đẻ, giúp tạo ra bản sắc riêng của dân tộc để phân biệt giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt sẽ giúp chúng ta càng có hiểu biết đầu đủ, sâu sắc về chính ở hệ thống chuẩn mực và quy định về việc sử dụng tiếng Việt, từ việc sử dụng chữ viết, phát âm, từ ngữ, ngữ pháp, cho đến phong cách ngôn ngữ đều có những quy tắc chung. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ sẽ giúp chúng ta giao tiếp, truyền đạt thông tin, bày tỏ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm hiệu quả, giúp bản thân chỉnh sửa nhân cách, văn hóa giao tiếp, cũng như ứng xử văn minh. Giữ gìn tiếng mẹ đẻ sẽ góp phần thể hiện ý thức, trách nhiệm của công dân đối với chữ viết dân tộc, tiếng nói của dân tộc cũng như góp thể hiện lòng tự tôn dân tộc, góp phần giữ gìn tài sản quý giá nhất của dân tộc ta. Đây là điều kiện tiên quyết để giúp nước nhà phát triển. Tuy nhiên Tiếng Việt của chúng ta đang có nhiều biến đổi đáng lo ngại và việc sử dụng một cách tùy, thiếu trong sáng là vấn đề đáng lo ngại ở nhiều người. Việc giới trẻ nhắn tin bằng kí hiệu, từ viết tắt, từ tự sáng chế, biến tấu.. mà chỉ có giới trẻ mới hiểu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiếng Việt truyền thống, làm tiếng Việt mất đi bản sắc thực sự. Có nhiều trường hợp nhắn tin không dấu còn dễ làm cho tiếng Việt bị thay đổi hoàn toàn nội dung, ý nghĩa Làm cho tiếng Việt trong mắt nhiều người trở lên không thuần khiết, trong sáng. Đó là hiện trạng đáng báo động. Vậy mỗi người cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?Mọi người cần thường xuyên rèn luyện sử dụng tiếng Việt, tích cực trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình; sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực, lịch sự, văn hóa, không lai tạp tùy tiện.Xưng hô, giao tiếp, sử dụng tiếng Việt cần phù hợp với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.Như vậy, có thể khẳng định tiếng mẹ đẻ là suối nguồn văn hóa dân tộc, là gốc rễ đất nước, là cội nguồn của sự phát triển kinh tế xã hội. Bởi thế, ý thức giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt là góp phần dựng xây các giá trị kinh tế, văn hóa của dân tộc.
câu 2
bài làm
Trong kho tàng văn học Việt Nam, tiếng Việt không chỉ là một công cụ giao tiếp mà còn là một biểu tượng của văn hóa, lịch sử và tinh thần dân tộc. Bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình là một tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt, đồng thời thể hiện niềm tự hào về ngôn ngữ này qua các thời kỳ lịch sử và sự phát triển của dân tộc. Bài thơ không chỉ khẳng định sự trường tồn của tiếng Việt mà còn tôn vinh vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Mở đầu bài thơ, Phạm Văn Tình đã khắc họa hình ảnh tiếng Việt đã tồn tại từ rất lâu, từ thời kỳ dựng nước của dân tộc. Tiếng Việt không chỉ có mặt trong cuộc sống hàng ngày mà còn là một phần không thể thiếu trong những chiến công hào hùng của dân tộc, như qua câu thơ: "Vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả". Đây không chỉ là một sự kiện lịch sử mà còn là biểu tượng của sức mạnh và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt ở đây được coi như một phần không thể thiếu trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, là vũ khí tinh thần của người dân Việt Nam trong suốt lịch sử.
Tiếng Việt trong bài thơ không chỉ hiện diện trong những thời khắc hùng tráng của lịch sử mà còn gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tác giả nhắc đến những hình ảnh quen thuộc trong văn học và văn hóa Việt Nam, như “Bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh” hay “Cả dân tộc thương nàng Kiều rơi lệ”. Những hình ảnh này cho thấy tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, truyền tải những giá trị tinh thần sâu sắc, những tình cảm và suy ngẫm về con người, đất nước.
Bài thơ tiếp tục với hình ảnh tiếng Việt trong đời sống thường ngày, qua những hình ảnh giản dị như "tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà" hay "lời chúc mặn mà". Những câu thơ này mang đến cảm giác gần gũi, thân thuộc, cho thấy tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ của những suy tưởng lớn lao mà còn là tiếng nói của tình yêu thương, sự quan tâm và ấm áp trong các mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Tiếng Việt, qua lời ru của mẹ, qua những câu hát dân ca, chính là sợi dây nối kết các thế hệ, giúp gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
Cuối bài thơ, tác giả khẳng định rằng tiếng Việt hôm nay vẫn giữ được sự trẻ trung, tươi mới, như một dấu hiệu của sự sống mãnh liệt và trường tồn. Hình ảnh "Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ" và "Bóng chim Lạc bay ngang trời" không chỉ mang đậm giá trị lịch sử mà còn là biểu tượng của sự phát triển không ngừng của tiếng Việt trong tương lai. Tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ của quá khứ mà còn là ngôn ngữ của hiện tại và tương lai, tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mang theo những giá trị cội nguồn và phù hợp với những thay đổi của xã hội.
Về mặt nghệ thuật, Phạm Văn Tình đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ để tạo ra một không gian nghệ thuật đầy sức sống. Các hình ảnh trong bài thơ không chỉ phản ánh lịch sử mà còn thể hiện một không khí vừa hùng tráng, vừa ấm áp, gần gũi. Từ những câu thơ mạnh mẽ như "Vó ngựa hãm Cổ Loa, mũi tên thần bắn trả" đến những hình ảnh mềm mại như "tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà", tác giả đã khéo léo kết hợp giữa những yếu tố sử thi và những yếu tố đời thường để tạo nên một bức tranh vừa rộng lớn, vừa gần gũi. Sự đan xen này làm cho bài thơ không chỉ mang giá trị tư tưởng sâu sắc mà còn dễ dàng tiếp cận với người đọc.
Nhịp điệu trong bài thơ cũng được tác giả sử dụng linh hoạt để tạo nên sự phong phú, đa dạng. Những câu thơ dài, ngắn đan xen, với các cụm từ mạnh mẽ, gợi hình như “mặt trời”, “tươi mới”, “trẻ lại”, tất cả đều góp phần làm nổi bật thông điệp của bài thơ về sự vĩnh hằng và phát triển của tiếng Việt.
Qua bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân", Phạm Văn Tình không chỉ bày tỏ niềm tự hào về tiếng Việt mà còn nhắc nhở mỗi chúng ta về sự quan trọng của việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc trong mọi thời kỳ. Tiếng Việt là một di sản quý giá, là biểu tượng của văn hóa và tinh thần dân tộc, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Bài thơ là một lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về giá trị của tiếng Việt trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi mà chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, nhưng vẫn phải giữ gìn và phát triển những giá trị cốt lõi của dân tộc mình.
câu 1: văn bản nghị luận
câu 2;vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ ở nước ngoài.phê phán thói quen sử dụng tiếng nước ngoài bừa bãi ở Việt Nam
câu 3: *luận điểm
+ Tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Việt trong bảng hiệu, biển hiệu ở nước ta
+ Lạm dụng tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí
*lí lẽ bằng chứng:
+Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
+Trong khi đó, ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta, có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai”, trong khi đó, người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.
câu 4:*thông tin khách quan: Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ”, có quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi.
*ý kiến chủ quan :Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác
câu 5: thao tác lập luận chặt chẽ,bày tỏ rõ quan điểm ý kiến,đưa ra dẫn chứng li lẽ thuyết phuc người đọc