Đỗ Việt Hà

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đỗ Việt Hà
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử hình thành từ hơn một nghìn năm trước, luôn khiến người dân tự hào với bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng, đặc sắc và đậm nét riêng. Những bản sắc văn hóa ấy được thể hiện qua trang phục, ẩm thực, văn học, âm nhạc và cả lời ăn tiếng nói hằng ngày. Chúng là những giá trị về tinh thần được gìn giữ lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta đối mặt với làn sóng du nhập mạnh mẽ của văn hóa các nước khác trên thế giới khiến văn hóa truyền thống dân tộc dân có hiện tượng lai căng, mai một. Trước nguy cơ đó, thế hệ trẻ Việt Nam lại càng phải thêm vững vàng trong tư tưởng và thiết thực trong hành động. Chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc những nét văn hóa ngoại quốc trong tâm thế học hỏi, không để chúng lấn áp hay thay thế các nét văn hóa truyền thống vốn có. Bên cạnh đó, cũng cần phát huy và quảng bá những nét văn hóa truyền thống của dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Điều này đã và đang được làm rất tốt. Hình ảnh tà áo dài, các làn điệu dân ca, các món ăn, phong tục lễ tết của nước ta đã được giới trẻ quảng bá rộng rãi trên các mạng xã hội áp,dụng vào trong cuộc sống thường nhật giúp duy trì cùng cố và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời đưa nó đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức cùng nhau giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống để đất nước Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn!

Bài thơ “Chân quê” là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Qua bài thơ tác giả đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê, đó chính là nhân vật “em”. Hình ảnh “em” trong bài thơ hiện lên với vẻ đẹp dung dị, gần gũi của người con gái quê. Sự thay đổi trang phục khi “em đi tỉnh về” từ khăn mỏ quạ, quần nái đen sang khăn nhung quần lính đã tạo nên sự đối lập làm nổi bật tâm tư của nhà thơ. Sự ”rộn ràng” trong trang phục mới không làm cho em thêm phần quyến rũ mà lại khiến cho người yêu cảm thấy xa lạ mất đi vẻ đẹp chân quê vốn có. Qua đó Nguyễn bính thể hiện sự trân trọng về đẹp giản dị thuần khiết của người phụ nữ nông thôn đồng thời bộc lộ nỗi niềm tiếc nuối trước sự phai nhạt của những giá trị truyền thống. Tình cảm của nhà thơ dành cho “em” là sự yêu thương chân thành sâu sắc, gắn liền với vẻ đẹp quê hương làng xóm. câu thơ “Van em! em hãy giữ nguyên quê mùa” thể hiện rõ điều này. ”em” không chỉ là người yêu mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp thuần hậu giản dị, nhà thơ hướng đến. Tóm lại đây là một bài thơ hay, ý nghĩa của nhà thơ Nguyễn Bính đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.

Bài thơ ”Chân quê” của Nguyễn bính thể hiện tình cảm chân thành mộc mạc của người con trai dành cho người yêu. Thông điệp chính của bài thơ là sự đề cao vẻ đẹp giản dị, thuần thiết của người con gái quê, sự phản đối những thay đổi xa rời bản sắc quê hương. Nhà thơ muốn người yêu giữ lại nét đẹp giản dị hồn nhiên của người con gái quê thay vì chạy theo những thứ xa hoa, hào nhoáng của thành thị. Tình yêu của nhà thơ hướng đến sự chân thật gần gũi không bị chi phối bởi những yếu tố vật chất hay xu hướng thời thượng.

Bài thơ nhắc đến: khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm, yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen. Những trang phục “khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm” tượng trưng cho vẻ đẹp hiện đại thời thượng của thành thị đối lập với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của trang phục quê nhà “yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen”. Sự đối lập này phản ánh sự thay đổi trong em từ vẻ đẹp chân quê sang vẻ đẹp hào nhoáng của thành phố điều khiến người yêu lo lắng muốn cô gái giữ lại vẻ đẹp giản dị thuần khiết vốn có.

Biện pháp tu từ được sử dụng là Ẩn dụ. Việc sử dụng ẩn dụ “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” giúp người đọc hình dung được sự thay đổi của cô gái sau khi đi tỉnh về. ”Hương đồng gió nội “vốn là những gì thuần khiết giản dị của làng quê nay đã “bay đi ít nhiều” thể hiện sự pha trộn những nét quê mùa và sự ảnh hưởng của lối sống thành thị hình ảnh này gợi lên sự tiếc nuối day dứt của người con trai trước sự thay đổi của người yêu. Sự thay đổi ấy không hẳn là xấu nhưng nó làm mất đi một phần vẻ đẹp thuần khiết, hồn nhiên mà anh trân trọng. Cách diễn đạt tinh tế hàm súc gợi nhiều liên tưởng cho người đọc.

Biện pháp tu từ được sử dụng là Ẩn dụ. Việc sử dụng ẩn dụ “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” giúp người đọc hình dung được sự thay đổi của cô gái sau khi đi tỉnh về. ”Hương đồng gió nội “vốn là những gì thuần khiết giản dị của làng quê nay đã “bay đi ít nhiều” thể hiện sự pha trộn những nét quê mùa và sự ảnh hưởng của lối sống thành thị hình ảnh này gợi lên sự tiếc nuối day dứt của người con trai trước sự thay đổi của người yêu. Sự thay đổi ấy không hẳn là xấu nhưng nó làm mất đi một phần vẻ đẹp thuần khiết, hồn nhiên mà anh trân trọng. Cách diễn đạt tinh tế hàm súc gợi nhiều liên tưởng cho người đọc.

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do