Nguyễn Trường Giang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Trường Giang
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Ngôi kể được sử dụng là ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).


Câu 2

Một số chi tiết cho thấy Bớt không giận mẹ dù từng bị phân biệt đối xử:


- Khi mẹ xuống ở chung, Bớt rất mừng và chỉ “cố gặng mẹ cho hết lẽ”, chứ không hằn học hay đay nghiến.


- Bớt đón nhận mẹ bằng thái độ nhẹ nhàng, chăm lo cho mẹ và để mẹ trông cháu.


- Khi mẹ ân hận, Bớt vội buông bé Hiên, ôm lấy vai mẹ, nói đầy yêu thương: “Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?”


Câu 3:

Lời dẫn trực tiếp:


“Còn bố nó ở nhà, bố nó thương con này nhất, bố nó cứ bảo: Tội! Con gái xấu xí.”


Chuyển thành lời dẫn gián tiếp:

Bớt kéo con vào lòng, vạch tóc con ra và chỉ vào cái sẹo to bằng cái trôn bát ở gần đỉnh đầu, vô tình kể với bà rằng hồi còn bố nó ở nhà, bố nó thương đứa con này nhất, thường bảo là tội nghiệp, con gái xấu xí.


Câu 4:

Hành động ôm lấy vai mẹ và lời nói “Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi như thế nhỉ?” của chị Bớt cho thấy tấm lòng bao dung, vị tha và tình cảm chân thành mà chị dành cho mẹ. Dù từng chịu cảnh bị mẹ phân biệt đối xử, chị không trách móc mà ngược lại còn tìm cách xoa dịu cảm giác ân hận của mẹ. Cử chỉ và lời nói ấy thể hiện sự thấu hiểu, lòng hiếu thảo và mong muốn gắn kết tình thân. Bớt không để quá khứ làm tổn thương hiện tại mà chọn cách đối đãi bằng tình yêu thương. Đây là biểu hiện đẹp của đạo hiếu trong gia đình.


Câu 5:

Một thông điệp có ý nghĩa nhất từ văn bản là: Tình cảm gia đình có thể chữa lành mọi tổn thương nếu con người biết yêu thương và bao dung. Dù từng chịu nhiều thiệt thòi vì sự thiên vị của mẹ, Bớt vẫn mở rộng lòng đón mẹ về sống chung, chăm sóc mẹ, không một lời oán trách. Chính tình thương và sự bao dung ấy đã hóa giải hối hận trong lòng người mẹ già. Thái độ của Bớt khiến người đọc xúc động và thấm thía giá trị của tình thân. Thông điệp này nhắc nhở mỗi người trân trọng và gìn giữ mối quan hệ ruột thịt trong gia đình.

Trong bài thơ Trăng hè của nhà thơ Đoàn Văn Cừ, hai khổ thơ đã diễn tả được bức tranh quê hương bình dị, mộc mạc, đong đầy cảm xúc. Câu thơ "Tiếng võng trong nhà kẽo kẹt đưa" sử dụng từ tượng thanh "kẽo kẹt" đã diễn tả được âm thanh tiếng võng dân dã trong căn nhà ấm áp. Hình ảnh "Đầu thềm con chó ngủ lơ mơ / Bóng cây lơi lả bên hàng dậu / Đêm vắng, người im, cảnh lặng lờ' sử dụng từ láy lơ mơ, lơi lả, lặng lờ đã tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc và tăng tính chân thực, sinh động. Người đọc cảm nhận được hình ảnh của con chó ngủ mơ màng ở hè, bóng cây thướt tha ở bên hàng dậu và khung cảnh lặng im, vạn vật yên lặng. Khổ thơ đã diễn tả được hình ảnh, thiên nhiên, sự vật đều rơi vào trạng thái bình yên, tĩnh lặng. Người đọc cảm nhận được khung cảnh thanh bình, tĩnh mịch, ấm áp. Khổ thơ tiếp theo đã miêu tả hoạt động của con người. "Ông lão nằm chơi ở giữa sân" và "Thằng cu đứng vịn bên thanh chõng/Ngắm bóng con mèo quyện dưới chân" đã diễn tả được hoạt động của con người. Từ láy "lấp loáng" đã tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc cho hình ảnh của những tàu cau dưới ánh trăng. Hình ảnh thơ vừa lãng mạn vừa đong đầy cảm xúc. Tóm lại, bài thơ đã diễn tả được bức tranh quê hương tĩnh mịch, thanh bình và lặng yên nhưng mang vẻ đẹp độc đáo, đẹp theo cách riêng.

Câu 1: Thể thơ 8 chữ mỗi câu thơ có 8 chữ, không quy định về số dòng thơ trong một bài

Câu 2: Biển Tổ quốc, người giữ biển, máu ngư dân, sóng, máu, Tổ quốc

Câu 3: Biện pháp tu từ: so sánh

"Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta"

"Như máu ấm trong màu cờ nước Việt"

từ so sánh

"như"

⇒ so sánh ngang bằng

Tác dụng

- Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

− Nhấn mạnh về tình cảm gắn bó sâu sắc và mãnh liệt, mạnh mẽ giữa nơi đảo xa, nơi biển đảo quê hương và quyết tâm bảo vệ, gìn giữ độc lập chủ quyền cho dân tộc của những người giữ biển. Qua đó, cho thấy được tình cảm sâu sắc, sự trân trọng, biết ơn của chính tác giả đối với những người giữ biển. Đồng thời, còn cho thấy chính tinh thần lạc quan của họ, sự mạnh mẽ, dũng cảm của họ, họ được "mẹ Tổ quốc" chở che, tình yêu đó ấm áp, là nguồn sống, là màu máu đỏ ấm trong chính màu cờ, sắc áo nước Việt.

Câu 4: Đoạn thơ thể hiện tình yêu biển đảo, tình yêu ngư dân nơi biển đảo, tình yêu, sự gắn bó sâu sắc của chính nhà thơ đối với biển đảo Tổ quốc.

Câu 5: Từ đoạn thơ, em nhận ra được trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương của mỗi công dân trong hoàn cảnh hiện tại .Mỗi công dân nên có ý thức khẳng định và bảo vệ biển đảo quê hương không chỉ qua hành động mà còn qua lời nói.Mỗi công dân cần có ý thức nâng cao trách nhiệm để gìn giữ và bảo vệ biển đảo. Nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước và môi trường biển.

Câu 1: Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi xa xứ, ở nơi đất khách quê người nhớ về quê hương của mình

Câu 2: Nắng, màu mây trắng, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo là tình yêu quê hương tha thiết

Câu 4: Ngỡ như mình đang ở quê nhà ( khổ thơ đầu tiên ) và ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ thứ ba)

Câu 5: Em thích nhất hình ảnh miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi “đất khách” nhưng lại khiến tác giả ngỡ là của quê hương mình. Bởi mặc dù ông đang ngắm, chìm đắm trong cảnh vật đẹp đẽ ấy, thì điều thôi thúc ông, không ngừng làm ông nhớ đến, đó vẫn là quê hương mình