Nguyễn Đại Hải

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Đại Hải
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa lao động và ước mơ.

Ước mơ là khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống, là ngọn lửa thôi thúc con người hành động và vươn lên. Lao động lại chính là phương tiện, là con đường duy nhất giúp con người hiện thực hóa những ước mơ đó. Một ước mơ dù lớn lao đến đâu, nếu không đi cùng với sự cố gắng, nỗ lực và kiên trì lao động thì mãi chỉ là những điều viển vông, thiếu thực tế. Chính trong quá trình lao động, con người không chỉ rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm mà còn tôi luyện bản lĩnh, vượt qua thử thách để đến gần hơn với thành công. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, những con người như thầy Nguyễn Ngọc Ký – vượt lên nghịch cảnh tật nguyền để thực hiện ước mơ học tập và cống hiến – hay nhà bác học Edison – người đã miệt mài lao động để tạo ra hàng ngàn phát minh – đều là minh chứng cho sức mạnh của lao động đối với ước mơ. Vì vậy, mỗi người hãy biết mơ ước, nhưng đừng quên biến ước mơ thành hiện thực bằng chính đôi tay và khối óc của mình.

Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ "Nhớ" của Nguyễn Đình Thi. Nguyễn Đình Thi là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, không chỉ thành công ở lĩnh vực tiểu thuyết, kịch mà còn để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong thơ ca. Bài thơ Nhớ là một trong những tác phẩm đặc sắc của ông, sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu lứa đôi mà còn cho thấy tình yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu bất khuất của người lính. Qua đó, tâm trạng nhân vật trữ tình hiện lên với những cung bậc cảm xúc sâu sắc, giàu tính nhân văn. Mở đầu bài thơ là những hình ảnh thiên nhiên đầy gợi cảm: “Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây” Những câu thơ mở ra không gian núi rừng hoang sơ, lạnh giá trong kháng chiến, nhưng cũng đầy chất thơ và lãng mạn. Ngôi sao, ngọn lửa được nhân hóa, như chia sẻ nỗi nhớ cùng người chiến sĩ. Đó là nỗi nhớ không tên, nhưng hiện diện trong từng ánh sáng, từng hơi ấm. Tâm trạng nhớ thương của nhân vật trữ tình hiện lên thật da diết, nhưng cũng thật đẹp – bởi trong hoàn cảnh khốc liệt ấy, người lính vẫn giữ trọn tình cảm sâu nặng với người mình yêu thương. Tình yêu ấy được thể hiện rõ hơn ở khổ thơ tiếp theo: “Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn” Tình yêu đôi lứa ở đây không chỉ là cảm xúc riêng tư mà còn gắn bó chặt chẽ với tình yêu đất nước. Tình yêu ấy thấm vào từng hành động, từng suy nghĩ thường nhật của người lính. Những câu thơ cho thấy một tình cảm rất đời thường, gần gũi, chân thật, nhưng đồng thời cũng đầy thiêng liêng. Người lính không hề quên đi tình yêu cá nhân giữa bom đạn, mà chính tình yêu ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho họ trong hành trình chiến đấu. Khổ thơ cuối kết thúc bằng một tuyên ngôn mạnh mẽ và đầy tự hào: “Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người.” Nếu ở khổ đầu, ngôi sao và ngọn lửa là biểu tượng của nỗi nhớ thì đến đây, chúng trở thành biểu tượng của lòng kiên định và lý tưởng sống cao đẹp. “Chiến đấu suốt đời” và “kiêu hãnh làm người” không chỉ thể hiện quyết tâm mà còn là lời hứa gắn bó bền chặt giữa tình yêu cá nhân với tình yêu Tổ quốc. Người lính hiện lên với trái tim nồng ấm, biết yêu thương, biết nhớ nhung, nhưng cũng biết hi sinh và chiến đấu vì lý tưởng lớn lao. Tóm lại, bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi đã thể hiện thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình – một người lính trẻ vừa mang nỗi nhớ da diết, vừa thể hiện tình yêu nước sâu nặng. Qua hình ảnh thơ giàu cảm xúc và nhạc điệu, tác giả đã khắc họa một tâm hồn đẹp – biết yêu, biết sống và chiến đấu vì những giá trị cao cả. Đây cũng chính là vẻ đẹp tiêu biểu của người lính trong thơ ca kháng chiến Việt Nam.

Câu 1. (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản: Nghị luận.

Câu 2. (0.5 điểm)

Vấn đề: Vai trò, ý nghĩa của lao động.

Câu 3. (1.0 điểm)

- Những bằng chứng được đưa ra là: "Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi. Hổ và sư tử cũng đều như vậy.".

- Nhận xét: Đây đều là những bằng chứng điển hình, sinh động, được mọi người dễ dàng thừa nhận, có tác dụng làm tăng tính thuyết phục của văn bản đồng thời cũng giúp việc tiếp nhận vấn đề nghị luận trở nên nhẹ nhàng hơn.

Câu 4. (1.0 điểm)

    Nếu con người hiểu được niềm vui, ý nghĩa của lao động; coi lao động là cống hiến, vun đắp, là khám phá cuộc sống thì người đó sẽ hạnh phúc, ngay cả khi họ phải lao động vất vả, cực nhọc. Ngược lại, nếu con người không nhận ra ý nghĩa của lao động, coi lao động là nô dịch, khổ sai thì người đó sẽ luôn cảm thấy bất hạnh dẫu công việc của họ không quá nhọc nhằn. Vì vậy, chúng ta cần có nhận thức và thái độ đúng đắn về lao động.

Câu 5. (1.0 điểm)

+ Thái độ coi thường những người lao động chân tay dù họ vẫn có những đóng góp nhất định cho cộng đồng. 

+ Một số người giàu có cho rằng con cháu họ không cần làm gì cũng có thể sống thoải mái với số tài sản đã có. Họ không nhận ra rằng chính lao động sẽ mang lại cho họ niềm vui và tạo nên giá trị cho con cháu của họ. 

Câu 1.

Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít khó khăn, thử thách khiến thế hệ trẻ dễ rơi vào trạng thái hoang mang, chán nản, thậm chí là chùn bước trước nghịch cảnh. Để vượt qua những trở ngại ấy, trước hết, mỗi bạn trẻ cần rèn luyện ý chí, nghị lực sống mạnh mẽ, kiên trì, không dễ dàng bỏ cuộc khi đối mặt với thất bại. Bên cạnh đó, cần xây dựng cho bản thân tư duy tích cực, học cách nhìn nhận vấn đề ở góc độ lạc quan để biến khó khăn thành động lực vươn lên. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng giúp thế hệ trẻ tự tin bước đi trên con đường của mình. Ngoài ra, sự đồng hành và chia sẻ từ gia đình, nhà trường và xã hội sẽ là điểm tựa vững chắc về mặt tinh thần. Chỉ khi có bản lĩnh, khát vọng và định hướng rõ ràng, thế hệ trẻ mới đủ sức vững vàng, tiến bước và làm chủ tương lai.

Câu 2. (4.0 điểm)

Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, nhiều tác phẩm đã thành công trong việc khơi dậy tình yêu quê hương đất nước bằng hình ảnh gần gũi và bình dị. Những dòng sông quê hương của Bùi Minh Trí là một bài thơ như thế. Không chỉ gây ấn tượng bởi nội dung giàu cảm xúc, bài thơ còn ghi dấu ấn bởi nhiều nét đặc sắc nghệ thuật, thể hiện tài năng và tâm hồn tha thiết với quê hương của nhà thơ.

Trước hết, bài thơ sử dụng thể thơ tự do – một thể thơ linh hoạt, giúp tác giả dễ dàng biểu đạt cảm xúc và triển khai mạch cảm xúc theo dòng chảy của hình tượng “dòng sông”. Nhờ vậy, mỗi khổ thơ như một khung cảnh riêng, mang màu sắc và không khí khác nhau, tạo nên một dòng sông giàu sức sống từ quá khứ đến hiện tại, từ chiến tranh đến hòa bình và tương lai.

Cấu tứ bài thơ rất rõ ràng và có tính biểu tượng cao. Bốn khổ thơ lần lượt tái hiện dòng sông với nhiều trạng thái khác nhau: dòng sông mang phù sa bồi đắp xóm làng; dòng sông gắn với mồ hôi, nước mắt, máu của người dân; dòng sông trong thời kháng chiến, chứng kiến chiến thắng và niềm vui ngày trở về; và cuối cùng là dòng sông mùa xuân, tràn đầy hy vọng. Cấu trúc ấy không chỉ giúp mạch thơ liền mạch mà còn tạo nên dòng thời gian chảy xuyên suốt, như chính dòng sông biểu tượng của lịch sử và truyền thống dân tộc.

Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng giàu hình ảnh gợi cảm: “cuộn chảy”, “nguồn sống phù sa”, “máu thấm ruộng đồng”, “chim bay theo dòng”,... Những từ ngữ ấy khơi gợi sự sống, sự hy sinh và cả niềm tin yêu mãnh liệt. Hình ảnh dòng sông được nhân hóa, trở thành một chứng nhân lịch sử – “chỉ có lòng sông mới hiểu”, một người bạn đồng hành trung thành và bao dung của quê hương qua bao biến động. Đặc biệt, các hình ảnh như “tiếng đoàn quân rầm rập trở về”, “dân vạn chài cười vang trên sóng” mang âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng, tạo điểm nhấn cho bài thơ về tinh thần dân tộc bất diệt.

Giọng điệu thơ lúc trầm lắng, sâu lắng; lúc lại mạnh mẽ, tự hào, thể hiện sự linh hoạt trong cảm xúc và bút pháp của tác giả. Cách ngắt nhịp tự nhiên, linh hoạt cũng góp phần tạo nên nhạc tính và sức truyền cảm cho bài thơ.

Tóm lại, với thể thơ tự do, hình ảnh giàu sức gợi, cấu tứ mạch lạc và giọng điệu biến hóa tinh tế, Những dòng sông quê hương không chỉ là lời ngợi ca vẻ đẹp dòng sông mà còn là khúc hát tha thiết về quê hương, đất nước. Những nét đặc sắc nghệ thuật ấy đã góp phần làm nên giá trị và sức sống lâu bền cho tác phẩm trong lòng người đọc.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2. 

Luận đề: Nghịch cảnh giúp ta thành công.  

Câu 3. 

- Để làm sáng tỏ cho ý kiến: “nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công”, tác giả đã sử dụng những bằng chứng là: Voltaire, Marcel Proust, Ben Fortson, Milton, Beethoven, Charles Darwin, Hellen Keller, Rousseau.

- Nhận xét: Các bằng chứng đều là chuyện người thật việc thật kèm theo các chi tiết liên quan đến việc “vượt nghịch cảnh” để đạt thành công nên rất giàu tính thuyết phục.

Câu 4. 

- Mục đích: Thuyết phục người đọc rằng nghịch cảnh cũng có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, đồng thời khích lệ người đọc không nản chí trước khó khăn.

- Nội dung: Qua văn bản, tác giả nhấn mạnh vai trò của nghịch cảnh trong việc rèn luyện ý chí, tôi luyện bản lĩnh; khích lệ con người nỗ lực vươn lên, không đầu hàng trước nghịch cảnh để đạt được thành công. 

Câu 5. 

Cách lập luận của tác giả trong văn bản rất chặt chẽ, thuyết phục vì tác giả đã đưa ra nhiều bằng chứng là chuyện người thật việc thật, có phân tích cụ thể trên nhiều lĩnh vực khác nhau và sử dụng những nhận định sắc sảo, giúp người đọc nhận ra giá trị đích thực của nghịch cảnh trong cuộc đời mỗi người. 

Trong guồng quay phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, con người ngày càng tiếp cận nhiều hơn với những tiến bộ về khoa học, công nghệ và văn hóa toàn cầu. Tuy nhiên, chính trong sự giao thoa ấy, việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, văn hóa truyền thống không chỉ là cội nguồn của bản sắc dân tộc mà còn là nền tảng tinh thần vững chắc cho mỗi con người và toàn xã hội.

Giá trị văn hóa truyền thống là kết tinh từ lịch sử ngàn đời của cha ông, được hình thành qua lao động, sinh hoạt, tín ngưỡng và các mối quan hệ cộng đồng. Đó có thể là những phong tục, tập quán, lễ hội, kiến trúc, trang phục, ngôn ngữ, nghệ thuật dân gian,… Tất cả tạo nên bản sắc riêng biệt cho mỗi dân tộc, là thứ để phân biệt và khẳng định vị thế trong bản đồ văn hóa thế giới. Đối với người Việt Nam, những giá trị ấy chính là áo dài, là câu ca dao tục ngữ, là ngày Tết cổ truyền, là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên… Tất cả không chỉ là di sản mà còn là niềm tự hào của cả một dân tộc.

Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị lãng quên hoặc mai một. Một bộ phận giới trẻ ngày nay thờ ơ với văn hóa dân tộc, sính ngoại, thích chạy theo xu hướng thời thượng mà quên mất cội nguồn. Nhiều phong tục, nghệ thuật truyền thống như hát chèo, tuồng, ca trù, làm gốm, dệt thổ cẩm… đang dần biến mất vì thiếu người kế thừa. Đó là một thực trạng đáng báo động, không chỉ là sự mất mát về mặt văn hóa mà còn là sự đứt gãy về mặt tinh thần, truyền thống và bản sắc dân tộc.

Gìn giữ và bảo vệ văn hóa truyền thống không đồng nghĩa với việc bảo thủ, khép kín, mà là biết trân trọng những giá trị xưa trong sự hài hòa với cái mới. Mỗi người cần nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa qua những hành động cụ thể: tìm hiểu và tự hào về lịch sử, phong tục, trang phục dân tộc; sử dụng tiếng Việt chuẩn mực; tham gia lễ hội truyền thống; tôn trọng và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nhà nước và các tổ chức xã hội cũng cần có chính sách bảo tồn, phục dựng và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, đưa văn hóa dân tộc vào giáo dục, nghệ thuật, du lịch để lan tỏa sâu rộng hơn.

Trong thời đại hội nhập, văn hóa truyền thống chính là "tấm căn cước" khẳng định bản sắc dân tộc giữa muôn vàn nền văn hóa khác. Bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm mà còn là cách để chúng ta gìn giữ cội nguồn, hun đúc lòng tự hào dân tộc, và xây dựng một xã hội hiện đại mà vẫn đậm đà bản sắc Việt.

Trong bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính, nhân vật “em” hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng đầy sức hút, đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của người con gái thôn quê Việt Nam. “Em” vốn quen với lối sống chân chất: không son phấn, không váy lụa, không trang sức, chỉ mặc yếm lụa đơn sơ, chân đi đất. Chính vẻ đẹp tự nhiên ấy đã làm say lòng “anh” – người trân quý sự mộc mạc, nguyên sơ. Tuy nhiên, khi “em” bắt đầu học theo thị thành, trang điểm, ăn diện, thì lại khiến “anh” thấy xa lạ, tiếc nuối. Sự thay đổi đó phản ánh xung đột giữa truyền thống và hiện đại, giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự hào nhoáng bên ngoài. Qua hình ảnh “em”, Nguyễn Bính không chỉ thể hiện tình cảm tha thiết với vẻ đẹp chân quê mà còn bộc lộ nỗi lo âu trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Nhân vật “em” vì thế trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết, gần gũi, đáng quý của người phụ nữ nông thôn xưa – một vẻ đẹp đang dần bị lãng quên trong guồng quay hiện đại hóa.

Chúng ta cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc. 

- Chúng ta cần học được cách sống, ứng xử phù hợp với môi trường sống của mình. 

Biện pháp tu từ được sử dụng ở đây là ẩn dụ. 

- "Hương đồng gió nội" là nét đặc trưng của vùng quê. Tác giả dùng "hương đồng gió nội" để ẩn dụ cho chất quê chân chất, thật thà, giản dị của em, nhằm nhấn mạnh dường như chỉ sau một ngày đi tỉnh về em đã đánh mất những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của con người quê hương mình. 

Nhan đề "Chân quê" gợi lên hình ảnh giản dị, thuần hậu của người con gái quê. Bài thơ thể hiện sự yêu mến, trân trọng của người đàn ông đối với vẻ đẹp tự nhiên, không cầu kì của người yêu mình. Qua đó, ta thấy được sự đối lập giữa vẻ đẹp hiện đại của thành thị và vẻ đẹp truyền thống, bình dị của làng quê.