

Đào Ngọc Bích
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin
Câu 2.Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là Phố cổ Hội An – một đô thị cổ có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc sắc của Việt Nam.
Câu 3.Câu văn đã trình bày thông tin theo trình tự lịch sử rõ ràng, kết hợp ngôn từ cô đọng và giàu biểu cảm, làm nổi bật quá trình thăng trầm của thương cảng Hội An. Nhờ đó, người đọc không chỉ nắm được thông tin chính xác mà còn cảm nhận được chiều sâu văn hóa và sự tiếc nuối đối với một đô thị từng rực rỡ trong quá khứ.
Câu 4.Ảnh minh họa trong văn bản không chỉ có tác dụng làm phong phú thêm thông tin mà còn giúp gợi mở hình ảnh, cảm xúc, đồng thời củng cố và làm sinh động nội dung mà văn bản muốn truyền tải. Phương tiện phi ngôn ngữ này rất quan trọng trong việc giúp người đọc tiếp cận thông tin một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Câu 5.
Mục đích chính của văn bản là cung cấp thông tin về giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc của phố cổ Hội An, đặc biệt là về quá trình hình thành, phát triển và bảo tồn của đô thị này. Văn bản muốn nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của Hội An đối với lịch sử và văn hóa Việt Nam, cũng như khẳng định giá trị di sản thế giới của nó qua sự công nhận của UNESCO.
Nội dung :Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của Hội An,Giá trị lịch sử và văn hóa của Hội An,Bảo tồn và công nhận di sản
Câu 1:
Tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹp riêng và trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt. Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc sử dụng thường xuyên những từ như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng. Cách diễn đạt này đôi khi sẽ gây nên sự khó hiểu, làm mất đi tính mạch lạc của đoạn hội thoại. Đồng thời, do ngôn ngữ còn tác động đến quá trình hình thành nhân cách, sử dụng tràn lan các từ ngữ nước ngoài không tránh được việc tạo ra tâm lí sính ngoại, coi nhẹ văn hóa cũng như đồ dùng Việt Nam.
Sinh thời, Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Thiết nghĩ, học theo những tấm gương ấy, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả chúng ta cần ý thức được vẻ đẹp, giá trị của tiếng mẹ đẻ, nâng niu, giữ gìn nó trong từng lời nói hàng ngày. Bởi, đúng như nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là một cách để ta thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ của quốc gia chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước. Nếu không gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt đồng nghĩa với việc chúng ta dần đánh mất đi ngôn ngữ của chính mình, ngay cả tiếng nói của dân tộc cũng không gìn giữ được thì sẽ chẳng có gì đảm bảo chúng ta có thể bảo vệ đất nước trước những thế lực thù địch đang nhăm nhe.
CÂU 2:
Trong thời đại hội nhập quốc tế sâu rộng, việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Đoạn văn của tác giả đã đưa ra một góc nhìn sâu sắc về điều này thông qua những quan sát thực tế ở Hàn Quốc và sự so sánh với một số hiện tượng ở Việt Nam. Nội dung chính của văn bản là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng sâu sắc: trong quá trình mở cửa với thế giới, mỗi quốc gia cần có thái độ tự trọng, giữ gìn tiếng nói, văn hóa và bản sắc dân tộc, tránh chạy theo hình thức, sính ngoại một cách thiếu cân nhắc.
Để làm rõ quan điểm ấy, tác giả sử dụng nghệ thuật lập luận so sánh đối chiếu rất hiệu quả. Hàn Quốc – một quốc gia phát triển và hội nhập mạnh mẽ – vẫn luôn đặt chữ Hàn Quốc ở vị trí trang trọng trên các bảng hiệu, không để quảng cáo thương mại xâm phạm không gian văn hóa, báo chí trong nước chủ yếu viết bằng tiếng Hàn. Trong khi đó, tại một số thành phố ở Việt Nam, lại xuất hiện tình trạng chữ tiếng Anh lấn át tiếng Việt, báo chí chạy theo “mốt” tóm tắt bằng tiếng nước ngoài làm mất đi phần nội dung dành cho người đọc trong nước. Cách lập luận bằng hình ảnh cụ thể, đời thường như bảng hiệu, tờ báo giúp vấn đề trở nên gần gũi, dễ hiểu và đầy tính thuyết phục.
Bên cạnh đó, giọng điệu của tác giả rất chân thành, thể hiện sự trăn trở và trách nhiệm của một công dân yêu nước. Câu kết mở rộng suy nghĩ: “Phải chăng đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia… mà ta nên suy ngẫm” không áp đặt, không phán xét mà khơi gợi nhận thức nơi người đọc.
Đoạn văn không chỉ mang thông điệp sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa, mà còn cho thấy cách lập luận thuyết phục, tinh tế, thể hiện rõ quan điểm cá nhân giàu trách nhiệm và văn hóa.
câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nghị luận
câu 2. Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ
câu 3. Lí lẽ
- Tác giả cho rằng một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài cần có thái độ tự trọng, không đánh mất bản sắc dân tộc.
- Dẫn chứng việc một số thành phố ở Việt Nam lạm dụng tiếng nước ngoài, đặt chữ tiếng Anh lớn hơn tiếng Việt, thậm chí đến mức khiến người trong nước có thể ngỡ như đang ở nước ngoài.
- Chỉ trích “mốt” tóm tắt bài báo bằng tiếng nước ngoài ở một số báo trong nước, điều này gây thiệt thòi cho người đọc trong nước, vì mất đi một phần thông tin đáng lẽ thuộc về họ
- Bằng chứng
- Từ Hàn Quốc:
- Dù là quốc gia phát triển và hội nhập mạnh mẽ, chữ Hàn Quốc luôn được đặt ở vị trí nổi bật, còn tiếng Anh chỉ viết nhỏ, phía dưới.
- Không đặt quảng cáo thương mại ở công sở, danh lam thắng cảnh — điều thể hiện sự tôn trọng không gian văn hóa.
- Báo chí nội địa chủ yếu dùng tiếng Hàn, chỉ có tạp chí chuyên ngành mới ghi thêm tiếng nước ngoài ở phần mục lục (dành cho người nước ngoài dễ tra cứu).
- So sánh với Việt Nam:
- Bảng hiệu tiếng nước ngoài lấn át tiếng Việt, thậm chí tại các cơ sở trong nước.
- Báo chí Việt Nam thiếu cân nhắc trong việc dành không gian cho tiếng nước ngoài, làm giảm nội dung phục vụ người Việt.
- câu 4.
- Đây là quan điểm, suy nghĩ riêng của tác giả, thể hiện thái độ, cảm nhận cá nhân về bài học văn hóa mà Việt Nam có thể học hỏi từ Hàn Quốc.
- câu 5.