Lìu Diệu Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lìu Diệu Linh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong xã hội hiện đại, khi văn hóa ngoại lai ngày càng lan rộng, việc giữ gìn và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống là vô cùng cần thiết. Văn hóa truyền thống như phong tục, lễ hội, tiếng nói, trang phục… chính là bản sắc, cội nguồn làm nên hồn cốt dân tộc.Tuy nhiên, không ít người, đặc biệt là giới trẻ, đang dần xa rời những giá trị ấy. Nếu không kịp thời gìn giữ, chúng ta sẽ đánh mất bản sắc và trở nên lạc lõng trong chính quê hương mình.Gìn giữ truyền thống không có nghĩa là bảo thủ mà là biết dung hòa giữa cũ và mới. Mỗi người có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như giữ gìn tiếng Việt, mặc áo dài, tôn trọng lễ nghĩa, tìm hiểu phong tục quê hương.Gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay giáo dục, lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp. Gìn giữ văn hóa truyền thống là gìn giữ chính linh hồn dân tộc trong thời đại hội nhập hôm nay.

Trong bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính, nhân vật “em” là hình ảnh tiêu biểu cho sự thay đổi của con người trước ảnh hưởng của đời sống đô thị. Từ cô gái quê giản dị với “cái yếm lụa sồi”, “khăn mỏ quạ”, em trở nên hiện đại, rực rỡ với “khăn nhung, quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” sau khi “đi tỉnh về”. Sự thay đổi ấy khiến nhân vật trữ tình tiếc nuối vẻ đẹp mộc mạc, chân chất ban đầu. Hình ảnh “em” không chỉ là cô gái cụ thể mà còn tượng trưng cho lớp người trẻ đang dần xa rời truyền thống. Qua đó, Nguyễn Bính bày tỏ nỗi lo âu trước sự mai một của nét đẹp quê mùa và gửi gắm mong muốn gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.

Thông điệp của bài thơ : Bài thơ đề cao vẻ đẹp giản dị, thuần khiết của người phụ nữ nông thôn và phản đối sự thay đổi, xa rời bản sắc quê hương.

Biện pháp tu từ: Ẩn dụ và hoán dụ. "Hương đồng gió nội" là ẩn dụ, hoán dụ cho vẻ đẹp mộc mạc, tâm hồn chân chất của người con gái quê. Tác dụng: Thể hiện nỗi tiếc nuối của tác giả trước sự thay đổi của cô gái sau khi "đi tỉnh về", đồng thời bày tỏ tình yêu với vẻ đẹp giản dị, thuần khiết của quê hương.

Biện pháp tu từ: Ẩn dụ và hoán dụ. "Hương đồng gió nội" là ẩn dụ, hoán dụ cho vẻ đẹp mộc mạc, tâm hồn chân chất của người con gái quê. Tác dụng: Thể hiện nỗi tiếc nuối của tác giả trước sự thay đổi của cô gái sau khi "đi tỉnh về", đồng thời bày tỏ tình yêu với vẻ đẹp giản dị, thuần khiết của quê hương.

-Những loại trang phục trong bài thơ : Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm, yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen - Những loại trang phục ấy đại diện cho sự chân chất, giản dị đúng chất thôn quê ngày xưa của cô gái

Chân quê chính là vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là sự chân thật trong lối sống bình dị, giản đơn của người dân quê. Đó là sự chân chất, thật thà thẳng thắn, hồn nhiên, trong sáng, không chút vu lợi, tối tăm của người dân quê.

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát