

Ma Ánh Nguyệt
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Đoạn thơ trích từ bài Phía sau làng của Trương Trọng Nghĩa gợi lên nỗi xót xa, tiếc nuối về sự đổi thay của làng quê và tuổi thơ đã khuất. Tác giả trở về “phía tuổi thơ” trong tâm trạng hoài niệm, đầy trăn trở khi chứng kiến bao thay đổi khắc nghiệt nơi làng cũ.Những dấu chân bạn bè thuở nhỏ giờ đã rời làng mưu sinh, bởi “đất không đủ cho sức trai cày ruộng”, khiến tuổi thơ yên bình nhường chỗ cho cơ cực và chia ly. Sự thay đổi còn thể hiện qua hình ảnh “thiếu nữ” – biểu tượng của văn hóa truyền thống – nay đã không còn hát dân ca, cũng chẳng giữ mái tóc dài ngang lưng. Cánh đồng, lũy tre – những biểu tượng quê kiểng thân thuộc – giờ nhường chỗ cho“nhà cửa chen chúc mọc”. Nghệ thuật đối lập giữa quá khứ và hiện tại, cùng giọng thơ trầm lắng, da diết đã khắc họa rõ nét tâm trạng tiếc nuối và nỗi buồn trước sự biến mất của vẻ đẹp quê hương xưa. Tác giả không chỉ viết về làng, mà còn viết về ký ức, về những giá trị truyền thống đang phai nhạt trong cuộc sống hiện đại.
CÂU 2:
Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Với các nền tảng như Facebook, TikTok, Zalo…, chúng ta có thể dễ dàng kết nối, chia sẻ và tiếp cận thông tin nhanh chóng. Mạng xã hội giúp thu hẹp khoảng cách địa lý, thúc đẩy giao tiếp, học tập và cả kinh doanh. Trong nhiều tình huống, như khi giãn cách vì dịch bệnh, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì liên lạc, học online hay làm việc từ xa.Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ rệt, mạng xã hội cũng đem lại không ít hệ lụy. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, dành quá nhiều thời gian trên mạng, bị lệ thuộc vào lượt thích, bình luận ảo. Điều này dễ dẫn đến tâm lý so sánh, tự ti hoặc xa rời các mối quan hệ thực tế. Ngoài ra, mạng xã hội còn là nơi lan truyền tin giả, bạo lực ngôn từ, thậm chí xâm phạm đời tư cá nhân.Để sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, mỗi người cần có ý thức chọn lọc thông tin, biết kiểm soát thời gian sử dụng và giữ thái độ văn minh khi tương tác. Nếu được sử dụng đúng cách, mạng xã hội sẽ là công cụ tuyệt vời giúp con người phát triển và gắn kết với nhau trong thời đại số.Tóm lại, mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Điều quan trọng là chúng ta phải làm chủ công nghệ, chứ không để công nghệ chi phối cuộc sống của mình.
Câu 1:
-Thể thơ của văn bản trên là: thơ tự do
Câu 2 :
-Qua văn bản trên hạnh phúc được miêu tả qua tính từ: xanh, thơm, dịu dàng, vô tư.
Câu 3: Nội dung của đoạn thơ trên là:
-Đoạn thơ thể hiện quan niệm rằng hạnh phúc có thể đến rất nhẹ nhàng, âm thầm nhưng ngọt ngào và sâu sắc như một quả chín thơm trong sự tĩnh lặng, không phô trương. Đó là những khoảnh khắc giản dị và yên bình trong cuộc sống.
Câu 4: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ sau:
-Biện pháp tu từ so sánh “hạnh phúc đôi khi như sông” giúp người đọc hình dung hạnh phúc mang tính tự nhiên, vô tư, không tính toán, giống như dòng sông trôi về biển cả mà không cần quan tâm đến việc mình đầy hay vơi. So sánh này làm nổi bật vẻ đẹp thanh thản, tự tại của hạnh phúc.
Câu 5:Nhận xét:
-Tác giả quan niệm rằng hạnh phúc không cần phải to lớn hay phô trương, mà có thể đến từ những điều rất giản dị, tự nhiên và lặng lẽ trong cuộc sống thường ngày. Hạnh phúc có thể là một cảm xúc thoáng qua nhưng sâu lắng, một trạng thái tâm hồn thanh thản, vô tư, biết yêu thương và trân trọng những điều nhỏ bé.