

Mai Hương Giang
Giới thiệu về bản thân



































Trong guồng quay không ngừng của xã hội hiện đại, con người ngày càng có xu hướng tiếp cận những giá trị mới, đặc biệt là các luồng văn hóa ngoại lai. Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa thế giới, việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống vẫn là nhiệm vụ cấp thiết, bởi đó chính là cội nguồn, là bản sắc làm nên linh hồn của một dân tộc. Văn hóa truyền thống bao gồm hệ thống các giá trị vật thể và phi vật thể được hun đúc qua bao thế hệ: tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian... Mỗi yếu tố đều là dấu ấn đậm nét thể hiện tinh thần dân tộc, phản ánh lịch sử, lối sống và thế giới quan của cha ông. Nếu để những giá trị ấy bị mai một, con người sẽ mất đi điểm tựa tinh thần, mất phương hướng trong dòng chảy toàn cầu hóa. Thực tế hiện nay cho thấy, không ít người trẻ dần quay lưng với văn hóa truyền thống. Những nét đẹp xưa như áo dài, câu ca dao, những món ăn dân gian hay cách ứng xử lễ nghĩa đang dần bị thay thế bởi lối sống hiện đại, gấp gáp, thực dụng. Điều này nếu kéo dài sẽ khiến bản sắc văn hóa dân tộc bị phai mờ, làm suy yếu sức mạnh mềm của quốc gia trên trường quốc tế. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống không phải là thứ bảo thủ, cố định mà hoàn toàn có thể được làm mới, tái tạo trong bối cảnh hiện đại. Điều quan trọng là phải biết cách bảo tồn tinh thần cốt lõi của nó trong hình thức mới mẻ, phù hợp với thị hiếu đương thời. Các chương trình truyền hình, lễ hội văn hóa, dự án nghệ thuật dân gian hiện đại hóa, hoạt động giáo dục về truyền thống trong trường học… là những cách làm hiệu quả giúp kết nối thế hệ trẻ với cội nguồn. Gìn giữ văn hóa truyền thống không có nghĩa là phủ nhận hiện đại, mà là biết chắt lọc để hòa nhập nhưng không hòa tan. Đó là khi con người biết mặc áo dài trong những dịp trang trọng, biết tự hào hát lên những câu dân ca, gìn giữ tiếng Việt trong sáng, giữ lối sống nghĩa tình, thủy chung và nhân hậu của ông bà xưa. Chính từ những điều giản dị ấy, văn hóa dân tộc sẽ tiếp tục được bồi đắp, phát triển vững bền trong thế giới nhiều biến động. Vì vậy, mỗi người cần ý thức sâu sắc rằng, bảo vệ văn hóa truyền thống chính là giữ gìn linh hồn dân tộc. Đó không chỉ là trách nhiệm, mà còn là niềm tự hào thiêng liêng – khi con người biết mình là ai, đến từ đâu và sẽ đi về đâu trong cuộc hành trình hội nhập toàn cầu.
Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiếc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê. Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.
Thông điệp là: Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Vì những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến. Cần luôn trân trọng, luôn khắc ghi bóng hình quê hương dẫu ta có đi nơi đâu đi chăng nữa.
Bptt: Ẩn dụ
Tác dụng:Hương đồng gió nội: hình ảnh nói về chốn quê.
-> mất dần bản sắc,nổi bật sự thay đổi, mất dần chất thôn quê của cô gái vừa mới đi tỉnh về.
"Chân quê” chính là vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là sự chân thật trong lối sống bình dị, giản đơn của người dân quê. Đó là sự chân chất, thật thà, thẳng thắn, hồn nhiên, trong sáng, không chút vụ lợi, tối tăm của người dân quê. Đó là vẻ đẹp yên bình, thanh bần nhuốm màu lên khung cảnh, cuộc sống ở quê.
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.
Khăn nhung,quần lĩnh,áo cài khuy bấm,yếm lụa sồi,dây lưng đũi,khăn mỏ quạ,quần nái đen,áo tứ thân
- Khăn nhung,quần lĩnh,áo cài khuy bấm: những trang phục của người thành thị, với lối sống xa hoa đua đòi; dành cho những cô gái lẳng lơ, rong chơi đàn đúm. Giờ em vận vào người – nhìn em rộn ràng trong trang phục đó khiền lòng tôi thêm khổ thêm sầu. - Em đi về và những điều “chân quê” trong em đã không còn.Những trang phục ấy không đơn giản chỉ là trang phục của người con gái của chàng trai yêu mà đó còn là những kỷ niệm đẹp đẽ giữa hai người.Chàng trai đau đớn xót xa không chỉ vì vẻ thôn nữ trong trắng của người yêu đang bị mai một mà dự cảm nhận ra một sự đổi thay trong tình cảm của hai người.Môi trường xã hội có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới con người như thế nào , hôm qua em mới đi tỉnh về thôi mà dường như mọi thứ ở con người em đã thay đổi.
Theo em, tù Chân quê có nghĩa là miêu tả tính chân thực thật thà của người miền quê. Họ tuy ăn học không nhiều nhưng họ có một tấm lòng nhân hậu cao cả và họ cũng sống rất tình cảm, họ chia sẻ cho nhau những bữa ăn,thức uống hàng ngày. Đấy chính là bản chất của những người thôn quê vừa thật thà lại còn chất phát.
thể thơ lục bát
Hành vi của H là sai. Khi M chưa làm việc đúng thời hạn của nhóm, H có thể nhắc nhở hoặc báo cáo trực tiếp với giáo viên chứ không được phép làm như vậy. H đã vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ danh dự,nhân phẩm của M. H nên gỡ bài và xin lỗi M, đồng thời M cũng nên nộp bài của mình đúng thời hạn.