

Đỗ Phạm Hải Phụng
Giới thiệu về bản thân



































Nguyễn Minh Châu đã từng nói “Bản sắc văn hóa dân tộc là linh hồn, là cội nguồn của một dân tộc, là thứ không thể thay thế và phải được gìn giữ mãi mãi.” Quả thực là vậy, những giá trị văn hóa là những thứ mãi theo ta , gìn giữ và bảo vệ nó như cách ta đang chính bảo vệ sự tồn tại của chính mình.
Trước hết ta cần hiểu giá trị văn hóa truyền thống là gì? Giá trị văn hóa truyền thống là những yếu tố tinh thần, vật chất và nghệ thuật được hình thành và duy trì qua nhiều thế hệ trong một cộng đồng dân tộc. Những giá trị này phản ánh cách sống, tư tưởng, phong tục, tập quán, nghệ thuật, ngôn ngữ, tín ngưỡng, và các truyền thống đặc trưng của một dân tộc. Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống là bảo vệ nó để không bị mai một theo thời gian. Những giá trị này thể hiện sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, là cầu nối giữa các thế hệ và giúp mỗi cá nhân nhận thức được nguồn gốc, cội nguồn của mình.Các giá trị văn hóa truyền thống biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày qua việc duy trì các lễ hội truyền thống, sự tôn kính đối với tổ tiên, việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, những điệu múa, âm nhạc dân gian hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Những hình ảnh này không chỉ giúp bảo tồn các giá trị tinh thần mà còn tạo nên những nét đẹp trong đời sống xã hội.
Hanbin - là một ca sĩ người Việt Nam nhưng hiện đang hoạt động tại Hàn Quốc. Mặc dù thành công tại một thị trường âm nhạc quốc tế, Hanbin vẫn luôn giữ và giới thiệu những nét đẹp văn hóa Việt Nam trong các sản phẩm âm nhạc của mình. Anh không chỉ thể hiện tài năng âm nhạc mà còn truyền tải thông điệp về văn hóa dân tộc qua các trang phục truyền thống, âm điệu dân ca, và những yếu tố văn hóa đặc trưng trong các video âm nhạc của mình. Việc Hanbin kết hợp giữa âm nhạc hiện đại và các yếu tố văn hóa dân tộc không chỉ giúp anh xây dựng hình ảnh độc đáo, mà còn góp phần giới thiệu giá trị văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế, khẳng định rằng văn hóa dân tộc vẫn có thể hòa nhập và tỏa sáng trong thế giới hiện đại.
Vậy tại sao chúng ta phải bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống? Trong xã hội hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự toàn cầu hóa đã đem lại nhiều thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. Điều này đôi khi khiến cho những giá trị văn hóa truyền thống bị lu mờ hoặc bị lãng quên. Việc tiếp nhận và du nhập quá nhanh những giá trị văn hóa từ bên ngoài có thể làm cho giới trẻ mất đi sự quan tâm và lòng tự hào đối với những giá trị văn hóa của chính mình.Bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống là bảo vệ bản sắc dân tộc, bảo vệ cái hồn của một cộng đồng, giúp người dân giữ vững được những giá trị đạo đức, phẩm chất tốt đẹp đã tồn tại từ lâu đời. Ngoài ra, việc bảo vệ văn hóa truyền thống còn giúp chúng ta tránh được sự “hòa tan” trong dòng chảy toàn cầu hóa, giúp dân tộc không bị mất đi chính mình trong thế giới hiện đại. Bởi lẽ “Bản sắc văn hóa dân tộc là chiếc cầu nối quá khứ với hiện tại, giúp chúng ta nhớ về nguồn cội, tự hào về truyền thống và vững bước vào tương lai.” – Phan Quỳnh
Vậy làm thế nào để bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống?Để bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể, vừa tôn trọng sự phát triển của xã hội hiện đại, vừa gìn giữ những yếu tố truyền thống. Trước hết, cần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ văn hóa truyền thống. Các chương trình giáo dục cần nhấn mạnh vai trò của văn hóa dân tộc, giúp thế hệ trẻ nhận thức rõ ràng về giá trị của những di sản văn hóa mà họ đang kế thừa.Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội, nhà nước và cộng đồng cần hợp tác tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống để tạo điều kiện cho người dân tham gia và hiểu hơn về văn hóa của chính mình. Ngoài ra, việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong các sản phẩm văn hóa cũng là một cách hiệu quả để làm cho các giá trị truyền thống trở nên gần gũi, hấp dẫn với giới trẻ. Ví dụ, việc kết hợp âm nhạc dân gian với các thể loại nhạc hiện đại, sản phẩm thủ công truyền thống được thiết kế mới mẻ để phù hợp với nhu cầu thị trường hiện đại. Tuy nhiên, một số người cho rằng, trong thế giới hiện đại, chúng ta nên tập trung vào việc tiếp thu những giá trị mới, đặc biệt là những giá trị mang tính toàn cầu. Họ cho rằng việc quá chú trọng vào việc bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống có thể gây cản trở sự phát triển, làm cho xã hội chậm tiến và lạc hậu. Tuy nhiên, việc bảo vệ văn hóa truyền thống không có nghĩa là phản đối sự đổi mới. Ngược lại, chính nhờ việc giữ gìn những giá trị cốt lõi, mỗi dân tộc mới có thể phát triển một cách bền vững, không bị mất đi bản sắc riêng biệt trong sự hội nhập quốc tế.
Là một người trẻ sống trong thời đại hội nhập, em nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Em luôn cố gắng giữ gìn tiếng Việt trong sáng trong giao tiếp hàng ngày, tham gia các hoạt động lễ hội truyền thống của quê hương như Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, và tích cực tìm hiểu về lịch sử, phong tục, trang phục, ẩm thực dân tộc. Bên cạnh đó, em cũng thường xuyên chia sẻ những nét đẹp văn hóa Việt Nam lên mạng xã hội để lan tỏa đến bạn bè trong và ngoài nước. Dù nhỏ bé, nhưng em tin rằng mỗi hành động thiết thực đều góp phần bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống hiện đại.
Việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại. Những giá trị ấy không chỉ là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại mà còn là nền tảng để dân tộc vững bước trong tương lai. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” – văn hóa truyền thống chính là ngọn đèn dẫn lối để mỗi người Việt gìn giữ cốt cách, phát huy bản sắc trong dòng chảy hội nhập toàn cầu.
T.S Eliot đã từng nói “Nhân vật trong thơ không chỉ là những hình ảnh cụ thể, mà là những biểu tượng sâu sắc phản ánh tâm hồn, những tâm trạng và tư tưởng của tác giả.” Quả thực là vậy nhân vật "em" trong Chân quê của Nguyễn Bính hiện lên vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng. “Em” là cô gái nông thôn, vốn quen với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị: “yếm lụa sồi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen” – những hình ảnh gợi nhớ đến vẻ đẹp truyền thống, đậm chất chân quê. Tuy nhiên, sau khi “đi tỉnh về”, em đã thay đổi: “khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng”, “áo cài khuy bấm” – tượng trưng cho sự ảnh hưởng của lối sống thị thành. Qua sự thay đổi ấy, Nguyễn Bính không chỉ miêu tả ngoại hình mà còn phản ánh một sự chuyển biến trong tâm hồn, nếp sống và cả thẩm mỹ. Nhân vật “em” mang trong mình sự đối lập giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại. Tác giả không phê phán gay gắt mà thể hiện sự tiếc nuối, yêu thương và mong muốn em giữ gìn vẻ đẹp chân chất vốn có. Nhân vật “em” vì thế không chỉ là một cô gái cụ thể mà còn đại diện cho cả một thế hệ đang đứng giữa hai chiều tác động: giữ gìn bản sắc quê hương và chạy theo cái mới.
Thông điệp của bài thơ “Chân quê” là lời nhắn nhủ chân thành và tha thiết về việc giữ gìn vẻ đẹp truyền thống, sự mộc mạc, giản dị và thuần hậu của con người quê hương giữa những đổi thay của cuộc sống hiện đại.Đó cũng là lời nhắc nhẹ nhàng rằng, trong hành trình đi tới cái mới, con người đừng quên gìn giữ những giá trị giản dị, hồn hậu đã làm nên bản sắc quê hương và tâm hồn dân tộc.
Câu thơ “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ và nhân hoá. Ẩn dụ: "Hương đồng gió nội" không chỉ đơn thuần là mùi thơm của đồng quê và làn gió quê mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp chân quê, sự mộc mạc, trong trẻo, giản dị của người con gái nông thôn. Nhân hoá: Cụm từ “bay đi ít nhiều” gợi cảm giác như những phẩm chất đẹp đẽ, thuần khiết ấy đang dần mất đi, thể hiện sự buồn bã và tiếc nuối Tác dụng: Câu thơ gợi lên nỗi trăn trở kín đáo của tác giả trước sự thay đổi của người con gái sau khi “đi tỉnh về”. Nó không chỉ là sự thay đổi về trang phục, mà còn là sự phai nhạt phần nào của nét đẹp truyền thống. Câu thơ có âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng, gợi cảm giác tiếc nuối, vừa như một lời nhắc nhở dịu dàng, vừa mang tính tự sự đầy tinh tế.
Trong bài thơ Chân quê, tác giả liệt kê một số loại trang phục như + Khăn nhung + Quần lĩnh + Dây lưng đũi nhuộm +Áo tứ thân +Khăn mỏ quạ + Quần nái đen +Yếm lụa sồi + Áo cài khuy bấm Theo em, những loại trang phục này không chỉ là chi tiết miêu tả ngoại hình mà còn mang ý nghĩa biểu tượng: Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm: là hình ảnh của lối ăn mặc mới, mang màu sắc thành thị, thời trang và có phần kiểu cách. Những món đồ này đại diện cho sự thay đổi, hiện đại hóa và có thể là sự xa cách dần với truyền thống. Yếm lụa sồi, dây lưng đũi nhuộm, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen: là những trang phục gắn liền với người phụ nữ nông thôn xưa – giản dị, kín đáo, đậm nét truyền thống. Chúng đại diện cho vẻ đẹp chân chất, thuần hậu, gắn bó với làng quê và lối sống dân dã
Nhan đề “Chân quê” gợi lên một cảm xúc nhẹ nhàng, thân thương về vẻ đẹp mộc mạc, thuần hậu của con người và cảnh vật làng quê Việt Nam. Từ “chân” mang ý nghĩa chân thật, nguyên sơ; “quê” là nơi chôn nhau cắt rốn, là miền ký ức bình dị và gần gũi. Khi kết hợp lại, “chân quê” như một lời nhắc nhở dịu dàng về những giá trị giản đơn nhưng bền vững, về vẻ đẹp tự nhiên không cần tô vẽ.=>Qua nhan đề này, ta dễ cảm nhận được tình yêu tha thiết và niềm trân trọng của tác giả dành cho nét đẹp truyền thống của dân tộc , quê hương
Tự do
Em sẽ phân tích việc làm sai cho hai bạn hiểu
+ Bạn M thiếu trách nhiệm trong công việc là không đúng
+ Bạn H vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Từ đó , em sẽ
+ Nghiêm khắc nhắc nhở, đề ra các giải pháp, hình phạt nếu bạn M còn tiếp tục làm việc không đúng thời hạn
+ Nói cho bạn H biết rằng việc làm của bạn đã vi phạm pháp luật, đề nghị bạn xin lỗi bạn M nếu như bạn H không nhận lỗi em sẽ báo cáo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền
Em sẽ phân tích việc làm sai cho hai bạn hiểu
+ Bạn M thiếu trách nhiệm trong công việc là không đúng
+ Bạn H vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Từ đó , em sẽ
+ Nghiêm khắc nhắc nhở, đề ra các giải pháp, hình phạt nếu bạn M còn tiếp tục làm việc không đúng thời hạn
+ Nói cho bạn H biết rằng việc làm của bạn đã vi phạm pháp luật, đề nghị bạn xin lỗi bạn M nếu như bạn H không nhận lỗi em sẽ báo cáo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền