

Nguyễn Thùy Trang
Giới thiệu về bản thân



































- Xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.
=> Những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng đã góp phần giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì Đổi mới của Việt Nam.
* Hoạt động đối ngoại:
- Nguyễn Ái Quốc gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hoá của Pháp và nhiều nước châu Âu.
- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa - một hình thức liên minh của các dân tộc bị áp bức.
- Trên cương vị Trưởng ban Nghiên cứu về Đông Dương, thuộc Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc tích cực xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản với nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa.
- Trong những năm 1923 - 1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc chủ yếu diễn ra ở Liên Xô và Trung Quốc. Tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.
* Đánh giá các hoạt động:
- Các hoạt động quốc tế của Nguyễn Ái Quốc góp phần nâng cao vị thế của cách mạng Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, chống lại những tuyên truyền tiêu cực của chính quyền thực dân Pháp.
- Nguyễn Ái Quốc đã có vai trò quan trọng trong việc kết nối cách mạng Việt Nam với thế giới, tìm kiếm sự giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam.
a. Từ năm 2008 đến năm 2023, Việt Nam lần lượt thiết lập, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
b. Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế: năm 1995 gia nhập ASEAN, năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam kí hiệp định tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), kí kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP),... và nhiều hiệp định quan trọng khác.
Việt Nam tích cực triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương với các đối tác trọng tâm có tầm ảnh hưởng và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, ưu tiên là kinh tế, quốc phòng - an ninh.
a. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1917:
- Ngày 5/6/1911: Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba đã rời bến Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.
- Trong hành trình đó, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều quốc gia, châu lục: Năm 1911, Nguyễn Tất Thành tới Pháp. Từ đây, Người lên con tàu mới, đi đến châu Phi, sang châu Mỹ và sinh sống ở Mỹ một thời gian. Năm 1914, Nguyễn Tất Thành đến Luân Đôn và ở lại đây sinh sống, làm việc. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành quay trở lại Pháp và tích cực hoạt động cách mạng.
b. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.
Bởi, sau khi đến nhiều châu lục, làm nhiều nghề khác nhau, Nguyễn Ái Quốc ra rút ra được bài học và đi đến nhận định: "Ở đâu chủ nghĩa thực dân đế quốc cũng tàn bạo, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức cùng cực". Các phong trào đấu tranh cách mạng ở trong nước theo khuynh hướng phong kiến hay tư sản đều chưa giành được kết quả. Do đó, Nguyễn Ái Quốc quyết định lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam.
* Nội dung con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Giải phóng dân tộc phải gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, chủ nghĩa xã hội là phương hướng tiến lên.