

Vũ Bích Hằng
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Trong truyện ngắn "Con chim vàng", nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa một bức tranh xã hội đầy rẫy những bất công và sự vô nhân đạo thông qua số phận bi thảm của cậu bé Bào. Tình huống truyện xoay quanh việc Bào, một đứa trẻ nghèo khổ phải đi ở đợ để trả món nợ cho gia đình, bị ép buộc phải bắt con chim vàng quý giá cho cậu chủ Quyên. Chi tiết này không chỉ cho thấy sự ích kỷ, vô tâm của tầng lớp trên mà còn hé lộ sự bất lực, nhẫn nhịn đến đáng thương của những người thấp cổ bé họng trong xã hội bất giờ. Ngòi bút tác giả tập trung miêu tả những hành động tàn nhẫn của bà chủ, từ việc chửi rủa tàn nhẫn, đánh đập Bào đến việc thờ ơ trước tai nạn của cậu bé. Qua đó tố cáo sự độc ác, xem thường mạng sống con người của giai cấp thống trị. Đặc biệt, chi tiết "Mắt Bào chập chờn thấy bàn tay mẹ thằng Quyên thò xuống. Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng với được ai" là một điểm nhấn đầy ám ảnh, thể hiện sự cô đơn, tuyệt vọng tột cùng của Bào và sự lạnh lùng đến tàn nhẫn của người đàn bà kia. Cái chết thương tâm của Bào ở cuối truyện là một lời tố cáo đanh thép đối với một xã hội mà ở đó, mạng sống của người nghèo hèn bị coi rẻ hơn cả một con chim. Bằng giọng văn giản dị, giàu cảm xúc, Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc sự xót thương sâu sắc cho số phận của Bào .Qua đó, tác giả bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những thân phận nhỏ bé bị áp bức, đồng thời lên án gay gắt những bất công xã hội, từ đó khơi dậy lòng nhân ái và ý thức bảo vệ trẻ em trong mỗi người đọc.
Câu 2
"Ở đâu có tình yêu thương, ở đó có sự sống." – Mahatma Gandhi. Quả thực đúng là như vậy. Trong hành trình hữu hạn của mỗi con người, tình yêu thương tựa như ngọn hải đăng soi đường, là nguồn năng lượng nuôi dưỡng tâm hồn và kết nối những trái tim. Nó không chỉ là một cảm xúc đơn thuần mà còn là một giá trị nhân văn sâu sắc, mang trong mình sức mạnh kỳ diệu, có khả năng kiến tạo nên một cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn.
Vậy tình yêu thương là gì? Tình yêu thương là nền tảng cơ bản của mọi mối quan hệ bền vững. Đó là một trạng thái tinh thần mà người ta có thể trải nghiệm và cảm nhận, một cảm xúc tích cực, lòng nhân ái và tình cảm mà người ta có thể dành cho một người khác hoặc cho cả mọi người trong xã hội.Từ tình thân gia đình thiêng liêng, tình bạn chân thành đến tình yêu đôi lứa nồng nàn, tất cả đều được xây dựng và vun đắp bằng sự quan tâm, sẻ chia và thấu hiểu. Tình yêu thương giúp chúng ta vượt qua những khác biệt, chấp nhận những khuyết điểm của nhau và cùng nhau hướng đến những giá trị tốt đẹp. Trong gia đình, đó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên, tạo nên mái ấm an lành. Giữa bạn bè, đó là sự đồng điệu tâm hồn. Trong tình yêu, đó là sự nâng niu, trân trọng và khát vọng sẻ chia trọn vẹn cuộc đời.
Không chỉ vậy, tình yêu thương còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Khi được yêu thương, con người có thêm động lực để vượt qua khó khăn và theo đuổi ước mơ. Những lời động viên, ánh nhìn cảm thông hay cái nắm tay ấm áp có thể trở thành điểm tựa tinh thần lớn lao. Ta có thể thấy trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, hình ảnh những "ATM gạo" – nơi người nghèo được nhận lương thực miễn phí – đã trở thành biểu tượng của lòng nhân ái, sự sẻ chia giữa người với người. Đó không chỉ là cứu trợ về vật chất, mà còn là nguồn động viên tinh thần để những con người khó khăn cảm thấy mình vẫn được yêu thương và không đơn độc.
Cùng với đó, nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng không ngừng lan tỏa tình yêu thương bằng hành động thiết thực. Tiêu biểu là chương trình “Tôn Hoa Sen – Cùng em đến trường”, một hoạt động thiện nguyện ý nghĩa của Tập đoàn Hoa Sen nhằm hỗ trợ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Hàng nghìn phần quà, học bổng và bữa ăn đầy đủ đã được gửi đến các em nhỏ trên khắp mọi miền đất nước. Đây không chỉ là sự giúp đỡ về vật chất mà còn là món quà tinh thần quý giá, tiếp thêm niềm tin và nghị lực để các em tiếp tục đến trường, nuôi dưỡng ước mơ và tương lai. Khi xã hội biết chăm lo cho thế hệ mai sau bằng tình thương, đó cũng là lúc nền tảng đạo đức và nhân văn được vun bồi bền vững.
Tình yêu thương đôi khi không hiện diện qua những điều to tát, mà ẩn mình trong những hành động giản dị thường ngày. Một ánh mắt thấu hiểu, một câu hỏi han chân thành hay chỉ là sự lắng nghe không phán xét – tất cả đều là biểu hiện của yêu thương. Mới đây, trong không khí hướng về 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều người dân từ Bắc vào Nam đã thực hiện những hành trình đầy tự hào để cùng chung vui ngày hội non sông. Trong đó, bác cựu chiến binh Trần Văn Thanh và anh Hà – người được cộng đồng mạng gọi trìu mến là "Hà và Việt Nam" – đã vượt hàng nghìn cây số bằng xe máy, thậm chí xe đạp, để đến TP. Hồ Chí Minh xem lễ diễu binh lịch sử. Suốt hành trình, họ không cô đơn bởi luôn nhận được sự quan tâm, lo lắng, hỏi han từ những người dân xa lạ. Những cái bắt tay, lời chúc dọc đường đi là minh chứng sống động cho tình yêu thương giản dị nhưng ấm áp, gắn kết mọi người trong một đất nước đã liền một dải. Tình yêu thương không đòi hỏi sự hoàn hảo, mà bắt nguồn từ sự chân thành và trái tim biết rung động.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực, con người dễ vô tình quên mất giá trị của tình yêu thương. Một minh chứng xúc động cho sự thiếu vắng tình thương có thể thấy qua truyện ngắn "Con chim vàng" của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật bé Bào – một đứa trẻ ở đợ – vì bị áp bức mà phải liều mình trèo cây bắt chim. Đau xót hơn cả là khi em ngã xuống máu đổ, em đưa tay ra trong vô vọng, nhưng không ai đỡ lấy, bàn tay ấy chỉ chạm vào sự thờ ơ. Cảnh tượng đó không chỉ là bi kịch cá nhân, mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một xã hội thiếu vắng tình người. Không chỉ trong văn học mà cuộc sống ngày nay con người cũng đang dần sống thờ ơ, ít quan tâm đến những người xung quanh. Sự vô cảm, ganh ghét và ích kỷ đang dần len lỏi vào các mối quan hệ, khiến xã hội trở nên xa cách và lạnh lùng hơn.
Để tình yêu thương thực sự có ý nghĩa và lan tỏa trong cuộc sống, mỗi người cần học cách trao đi và đón nhận nó một cách chân thành. Hãy mở lòng mình để yêu thương những người xung quanh, bắt đầu từ những người thân yêu nhất. Hãy học cách lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Hãy lan tỏa những hành động tử tế đến cộng đồng, dù là nhỏ bé nhất. Bởi lẽ, mỗi hành động yêu thương dù nhỏ cũng góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.Hãy lan tỏa những hành động tử tế yêu thương dù nhỏ bé nhất bởi đôi khi một hành động yêu thương nhỏ lại có thể làm nên những điều vĩ đại.
Tóm lại, tình yêu thương là một món quà vô giá mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta. Nó là nguồn sức mạnh nội tại, là chất keo kết nối cộng đồng và là ngọn đèn soi sáng con đường chúng ta đi. Hãy trân trọng và nuôi dưỡng tình yêu thương trong trái tim mình, để nó có thể lan tỏa và mang đến ý nghĩa đích thực cho cuộc sống. Bởi lẽ, một cuộc sống thiếu vắng tình yêu thương cũng giống như một khu vườn thiếu ánh mặt trời – mãi mãi úa tàn và cằn cỗi.
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là : Tự sự
Câu 2:
- Tình huống truyện: Bào – một đứa trẻ ở đợ mười hai tuổi, bị bà chủ ép buộc phải bắt bằng được con chim vàng cho cậu chủ nhỏ - Quyên nếu không sẽ bị đòn roi, đánh đập. Trong quá trình bắt chim, Bào đã gặp tai nạn, bị ngã từ trên cây xuống, còn con chim thì chết.
Câu 3:
- Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba
- Tác dụng :
+ Giúp người kể có cái nhìn toàn diện, khách quan về các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện.
+ Bộc lộ sâu sắc nội tâm và nỗi đau của Bào qua hành động và diễn biến sự việc.
+ Làm nổi bật mối quan hệ và sự tương phản giữa các nhân vật, như sự đối lập giữa sự ngây thơ, ích kỷ của thằng Quyên, sự độc ác của bà chủ và sự nhẫn nhịn, đáng thương của thằng Bào.
Câu 4:
- Chi tiết "Mắt Bào chập chờn thấy bàn tay mẹ thằng Quyên thò xuống. Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng với được ai" có ý nghĩa sâu sắc:
+ Thể hiện sự tuyệt vọng và cô đơn tột cùng của Bào: Trong cơn hấp hối, Bào dường như mong chờ một sự cứu giúp, một bàn tay nhân ái nào đó chìa ra cứu lấy cậu. Hình ảnh "với tới, với mãi" nhưng không được cho thấy sự bất lực, cô độc đến cùng cực của cậu bé.
+ Phản ánh sự vô cảm, lạnh lùng của mẹ thằng Quyên: Thay vì quan tâm đến tình trạng nguy kịch của Bào, bà ta chỉ để ý đến con chim vàng đã chết. Bàn tay thò xuống không phải để cứu giúp Bào mà là để nhặt xác con chim, càng làm nổi bật sự ích kỷ và tàn nhẫn của người đàn bà này.
+ Gợi lên sự đối lập sâu sắc giữa giá trị con người và vật chất: Mạng sống của một đứa trẻ bị coi rẻ hơn một con chim. Chi tiết này cũng thể hiện một hiện thực xã hội bất công, nơi những người nghèo khổ, thấp cổ bé họng không được coi trọng. Sự vô tâm và tàn nhẫn của những con người có địa vị trong xã hội xưa đối với những tầng lớp thấp bé.
Câu 5:
- Nhân vật Bào trong đoạn trích hiện lên là một đứa trẻ hiền lành, nhẫn nhịn và đáng thương:
+ Là một cậu bé nghèo, hiền lành, chịu nhiều bất công. Bào phải đi ở đợ từ nhỏ để trả nợ cho mẹ chấp nhận mọi sự sai khiến của nhà chủ. Cậu bé cố gắng hết sức để bắt chim cho cậu Quyên dù biết rất khó khăn.
+ Bào là nạn nhân của sự bóc lột, áp bức trong xã hội. Cậu bé không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn tổn thương sâu sắc về tinh thần. Đến cuối cùng, vì cố gắng làm theo yêu cầu vô lý của bà chủ, Bào đã gặp tai nạn thương tâm.
+ Bào phải chịu đựng những trận đòn roi, những lời xỉa xói tàn nhẫn của bà chủ mà không dám phản kháng mạnh mẽ vì sợ hãi. Khi gặp nạn, Bào không được quan tâm, bảo vệ – càng tô đậm thân phận nhỏ bé, đáng thương của nhân vật.
- Tình cảm, thái độ của tác giả:
+ Thương xót, cảm thông sâu sắc với số phận trẻ em nghèo bị bóc lột, áp bức. Qua đó cũng thể hiện sự đồng cảm của tác giả Nguyễn Quang Sáng với những con người cùng khổ trong xã hội xưa.
+ Phê phán sự vô cảm, tàn nhẫn của xã hội phong kiến đối với những con người nghèo khổ.
+ Vạch trần sự bất công, vô nhân đạo của xã hội đương thời.
Câu 1
Mark Twain đã từng nói: “Hai mươi năm sau bạn sẽ hối hận vì những gì bạn đã không làm, hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn.” Câu nói này phản ánh một triết lý sâu sắc về cuộc sống: đôi khi, chính sự an toàn quá mức, sự sợ hãi và do dự lại là những kẻ kìm hãm chúng ta tiến về phía trước. Đúng như Twain đã chỉ ra, con người thường hối hận không phải vì những sai lầm mình đã phạm phải, mà vì những cơ hội mình đã bỏ lỡ, những bước đi mình không dám thực hiện.Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta bị mắc kẹt trong những khuôn khổ quen thuộc, trong vùng an toàn mà mình đã tự tạo ra. Sự ổn định có thể mang lại cảm giác yên tâm, nhưng nếu cứ mãi sống trong sự bảo vệ ấy, chúng ta sẽ không thể khám phá được khả năng tiềm ẩn của bản thân. Những thử thách, khó khăn, dù có thể dẫn đến thất bại, lại chính là bước đệm quan trọng giúp chúng ta trưởng thành, học hỏi và đạt được thành công bởi chính cha ông ta đã từng có câu "Thất bại là mẹ thành công". Nếu không dám bước ra ngoài vùng an toàn, chúng ta sẽ mãi chỉ là những con thuyền nằm im trên bến, không bao giờ biết được biển lớn đang chờ đón mình, không bao giờ ngắm nhìn được thế giới có những cảnh đẹp và trải nghiệm tuyệt vời. Vì vậy, để không phải sống trong hối tiếc vào một ngày nào đó, mỗi người cần mạnh dạn vượt qua nỗi sợ hãi, chấp nhận rủi ro và không ngừng thử thách bản thân. Bởi lẽ, chính những hành động táo bạo mới là những hành trang quý giá, giúp chúng ta vươn xa trong cuộc sống, không chỉ để không hối tiếc mà còn để sống trọn vẹn và ý nghĩa.
Câu 2Tác giả Thạch Lam (1910–1963), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, là một trong những cây bút tiêu biểu của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nổi bật với phong cách viết trữ tình, sâu sắc và giàu tính nhân văn. Ông là một trong những nhà văn đầu tiên hướng sự chú ý vào những mảnh đời nghèo khổ, những số phận bị bỏ quên trong xã hội cũ, đặc biệt là những người phụ nữ, những người thường xuyên chịu đựng thiệt thòi và tủi thân trong cuộc sống. Thạch Lam cũng là người viết với một lối văn hướng nội, tập trung vào cảm xúc, tâm trạng nhân vật, khai thác những cảm giác tế vi và những rung động thầm lặng trong lòng họ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như "Trở về", "Hai đứa trẻ" và "Bước đường cùng", đều thể hiện một cái nhìn đầy nhân đạo và lòng trắc ẩn sâu sắc đối với những thân phận trong xã hội.
Trong tác phẩm "Trở về", Thạch Lam kể về nhân vật Tâm- một người con đã xa quê lên thành phố để học tập và lập nghiệp. Sau sáu năm xa cách, Tâm trở về thăm mẹ, nhưng giữa họ có một khoảng cách lớn: Tâm sống trong sự thờ ơ và thiếu quan tâm đến mẹ, trong khi người mẹ vẫn luôn tần tảo, chờ đợi con trở về. Đoạn trích này chủ yếu khắc họa hình ảnh người mẹ – một nhân vật mang đậm tính nhân văn, thể hiện sự hy sinh vô điều kiện và tình yêu thương không cần báo đáp.
Nhân vật người mẹ trong đoạn trích "Trở về" hiện lên là hình mẫu của sự tần tảo và hi sinh. Mặc dù đã lâu không nhận được sự chăm sóc từ con, bà vẫn giữ trong lòng sự lo lắng, quan tâm vô hạn đối với Tâm. Khi Tâm trở về, người mẹ không những không trách móc mà chỉ hỏi thăm sức khỏe của con, lặng lẽ chăm sóc và làm mọi việc để con cảm thấy thoải mái. Những câu hỏi như "Con đã về đấy ư?", " Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra " không chỉ thể hiện sự mừng rỡ khi con trở về mà còn chất chứa nỗi cô đơn, thiếu thốn tình cảm mà bà phải chịu đựng trong suốt thời gian qua.Người mẹ luôn quan tâm, nhìn con bằng ánh mắt âu yếm, hỏi han con từng chút một dù tâm có vô tình, không để tâm đến. Qua đó ta thấy hình ảnh người mẹ yêu con vô bờ bến, dành cả cuộc đời cho con.
Mặc dù cuộc sống của Tâm đã thay đổi rất nhiều, bà vẫn không phàn nàn, không đòi hỏi gì từ con. Bà chỉ cần con quay về, cần sự hiện diện của con trong cuộc sống của mình. Những câu hỏi về sức khỏe và công việc của con cho thấy sự quan tâm thầm lặng của bà, dù bà biết rằng những vấn đề ấy chẳng còn liên quan nhiều đến Tâm nữa. Đặc biệt, cảnh tượng bà nhận tiền từ tay con, nhưng không dám nhìn vào mặt con mà chỉ run rẩy cầm lấy gói bạc, thể hiện sự nhẫn nhịn và tôn trọng của bà đối với con, đồng thời cũng là sự thương xót cho chính mình. Đây là một hình ảnh đầy cảm động và cho thấy sự cao thượng của người mẹ trong mọi tình huống.
Thạch Lam thông qua nhân vật người mẹ đã khắc họa một tình mẫu tử thiêng liêng, vô điều kiện và đồng thời cũng lên án sự thờ ơ của người con trong xã hội cũ. Mặc dù Tâm tự cho mình đã hoàn thành nghĩa vụ với mẹ bằng món tiền gửi về. Nhưng thực tế, cái mà bà cần không phải là vật chất, mà là tình cảm, là sự quan tâm, là sự trở về của con cái. Tình cảm của người mẹ trong tác phẩm này chính là sự minh chứng cho tình yêu thương vĩ đại, bao la mà bất kỳ người con nào cũng cần phải trân trọng và gìn giữ.
Từ hình ảnh người mẹ trong văn bản trên , Thạch Lam không chỉ gửi gắm thông điệp về tình mẹ thiêng liêng mà còn khơi gợi cho người đọc một lời nhắc nhở về trách nhiệm và tình cảm đối với gia đình, đặc biệt là với những người đã hy sinh cả cuộc đời cho chúng ta mà không đòi hỏi sự báo đáp. Tác phẩm này làm nổi bật cái nhìn nhân văn của Thạch Lam đối với những con người sống trong cảnh nghèo khó, họ cần được yêu thương và hiểu biết hơn là sự thờ ơ, vô tâm từ những người thân yêu.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2. Hai lối sống mà con người đã từng đôi lần trải qua được tác giả nêu trong đoạn trích là:
- Lối sống thụ động, khước từ sự vận động, tìm quên trong giấc ngủ, an toàn trong vẻ ngoan ngoãn, bỏ quên khát khao. Đây là lối sống trì trệ, thiếu chủ động, không dám đối mặt với thử thách.
- Lối sống tích cực, chủ động, hướng tới trải nghiệm, dám đối mặt với nắng gió, sẵn sàng bước đi, vận động không ngừng. Đây là lối sống năng động, khát khao vươn lên, hướng tới tương lai tươi sáng.
Câu 3. Nghệ thuật so sánh trong đoạn : " Sông như đời người. Và sông phải chảy. Như tuổi trẻ phải hướng ra biển rộng." So sánh giữa sông với đời người và tuổi trẻ của con người.
Tác dụng:
- Tạo ra hình ảnh giàu sức gợi, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của câu văn.
- Làm nổi bật luận điểm về sự vận động không ngừng của đời người, đặc biệt là tuổi trẻ. Tuổi trẻ cần phải năng động, chủ động, không ngừng vươn lên, giống như dòng sông phải chảy ra biển lớn.
- Thể hiện sự liên tưởng phong phú, sâu sắc của tác giả, làm cho bài viết thêm sinh động, hấp dẫn.
Câu 4. "Tiếng gọi chảy đi sông ơi" trong câu văn "Không thể thế bởi mỗi ngày ta phải bước đi như nghe trong mình tiếng gọi chảy đi sông ơi" thể hiện tiếng gọi của khát vọng, của sự sống, của bản năng hướng tới sự phát triển, vươn lên của mỗi con người. Đó là tiếng gọi thúc giục con người phải sống tích cực, chủ động, không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình. Nó là lời nhắc nhở về trách nhiệm sống, về việc không được trì trệ, thụ động mà phải luôn hướng tới tương lai.
Câu 5. Bài học mà em rút ra từ văn bản là: Đừng để cuộc sống trôi qua một cách thụ động, mà hãy chủ động hướng tới sự thay đổi và phát triển. Cũng như dòng sông phải luôn chảy, con người cũng cần phải không ngừng tiến về phía trước, khám phá và theo đuổi ước mơ của mình,hãy mạnh dạn trải nghiệm, đối mặt với thử thách và hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ là thời điểm lý tưởng để ta thực hiện điều này . Việc sống trong sự bất động sẽ khiến ta bỏ lỡ nhiều cơ hội và làm giảm đi ý nghĩa của cuộc sống. Vì vậy, cần phải sống chủ động, đón nhận thử thách và luôn tiến về phía trước.