Phạm Hoàng Khánh Ly

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Hoàng Khánh Ly
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Tác phẩm đã cho ta thấy được bi kịch của những phận người nhỏ bé, nghèo khổ, bất hạnh; điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vật Bào. Nó có hoàn cảnh bất hạnh: nhà nghèo, cha bệnh nên phải vay hai thúng thóc của nhà hương quản. Cha mất rồi, mẹ con Bào không trả được nợ nên Bào phải đi ở gán nợ. Một con người còn không đáng giá bằng hai thúng thóc, sự thực mới chua xót làm sao! Khi ở đợ cho nhà hương quản, Bào phải làm việc, phải đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe, vô lí của chủ. Bào căm ghét con chim vàng, bởi vì “Bắt không được chim, không được ăn cơm”. Bào đã tìm đủ mọi cách để bắt con chim mà không thể đáp ứng được theo ý chủ. Nó tranh thủ khi đi chăn trâu để lặn ngụp dưới sông lấy đất sét nặn những con trâu đồ chơi, rồi “bưng chiếc nón lá rách đựng đầy đồ chơi” với các loại trâu để “hạ giọng năn nỉ” thằng Quyên chơi những đồ chơi đất nó đã dày công chuẩn bị, mong thằng con nhà chủ quên đi con chim vàng. Thế nhưng kết quả là thằng Quyên lăn đùng ra ăn vạ, giãy đành đạch, gào khóc gọi mẹ, và mẹ nó thì “đánh Bào té nhủi”. Nó mày mò làm ná thun để bắn con chim, thế nhưng chủ nó lại yêu cầu nó bắn thế nào cũng được, “miễn đừng chết, đừng què, đừng gãy cánh chim”; phải “bắn cho nó giật mình, chết giấc té xuống”. Một yêu cầu vô lí không tưởng, nhưng khi nó phản kháng, cãi chủ thì ngay lập tức bị đánh. Không được, nó tìm cách làm bẫy chim, xin chuối để làm mồi thì chủ nói “chuối tiền chuối bạc” không thể cho chim ăn được. Bị dồn đến bước đường cùng, Bào phải trèo lên cây để chụp con chim, dù biết đó là việc khó khăn và nguy hiểm đến nhường nào. Nhưng Bào đã không còn sự lựa chọn nào khác. Cuối cùng, Bào bị ngã từ trên cây xuống, nó “khuỵu xuống, đầu ngã xuống vũng máu”, đến tính mạng của mình cũng chẳng giữ được. Đáng buồn hơn, đến cả cái chết của Bào cũng không được quan tâm, vì mẹ con nhà chủ còn mải đi đau xót con chim chết, để “Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng với được ai”. Nó bị dồn đến cái chết, chết trong tức tưởi và đau xót đến vậy. Một mạng người không quý bằng mạng của một con chim. Qua nhân vật Bào, tác giả đã phản ánh chân thực sự khổ sở, nhỏ bé, bất hạnh đến cùng cực của những người nông dân vùng Nam Bộ Việt Nam trong xã hội cũ. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được sự độc ác, tham lam, ích kỉ của những kẻ " làm chủ" trong xã hội.

Câu 2:

Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, trong tình yêu thương của mọi người. Tình yêu thương con người vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.

Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con người. Cuộc sống con người rất ngắn ngủi, chúng ta ai cũng chỉ có một vòng tuần hoàn của riêng mình. Chính vì thế, chúng ta hãy sử dụng quãng thời gian đó và sống thật có ích và yêu thương nhiều hơn. Lòng yêu thương là sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Người có lòng yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Mỗi chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu và sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đpẹ đẽ, vững mạnh hơn. Ngoài ra, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình khi mình gặp khó khăn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Nhưng chắc chắn chúng ta ai cũng biết, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhẹn, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, mặc kệ nỗi đau của đồng loại,... những người này sẽ không có được tình yêu thương, sự quan tâm và giúp đỡ người khác.

Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán của cải, vật chất mất mát... chúng ta cảm thấy sao xót xa, đau lòng. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chỉ là sự lướt qua, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà. Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất trên đời, chúng ta hãy sống trọn vẹn yêu thương, hết mình với con đường mình đã chọn để sau này không có gì phải hối tiếc.


Câu 1:

Tác phẩm đã cho ta thấy được bi kịch của những phận người nhỏ bé, nghèo khổ, bất hạnh; điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vật Bào. Nó có hoàn cảnh bất hạnh: nhà nghèo, cha bệnh nên phải vay hai thúng thóc của nhà hương quản. Cha mất rồi, mẹ con Bào không trả được nợ nên Bào phải đi ở gán nợ. Một con người còn không đáng giá bằng hai thúng thóc, sự thực mới chua xót làm sao! Khi ở đợ cho nhà hương quản, Bào phải làm việc, phải đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe, vô lí của chủ. Bào căm ghét con chim vàng, bởi vì “Bắt không được chim, không được ăn cơm”. Bào đã tìm đủ mọi cách để bắt con chim mà không thể đáp ứng được theo ý chủ. Nó tranh thủ khi đi chăn trâu để lặn ngụp dưới sông lấy đất sét nặn những con trâu đồ chơi, rồi “bưng chiếc nón lá rách đựng đầy đồ chơi” với các loại trâu để “hạ giọng năn nỉ” thằng Quyên chơi những đồ chơi đất nó đã dày công chuẩn bị, mong thằng con nhà chủ quên đi con chim vàng. Thế nhưng kết quả là thằng Quyên lăn đùng ra ăn vạ, giãy đành đạch, gào khóc gọi mẹ, và mẹ nó thì “đánh Bào té nhủi”. Nó mày mò làm ná thun để bắn con chim, thế nhưng chủ nó lại yêu cầu nó bắn thế nào cũng được, “miễn đừng chết, đừng què, đừng gãy cánh chim”; phải “bắn cho nó giật mình, chết giấc té xuống”. Một yêu cầu vô lí không tưởng, nhưng khi nó phản kháng, cãi chủ thì ngay lập tức bị đánh. Không được, nó tìm cách làm bẫy chim, xin chuối để làm mồi thì chủ nói “chuối tiền chuối bạc” không thể cho chim ăn được. Bị dồn đến bước đường cùng, Bào phải trèo lên cây để chụp con chim, dù biết đó là việc khó khăn và nguy hiểm đến nhường nào. Nhưng Bào đã không còn sự lựa chọn nào khác. Cuối cùng, Bào bị ngã từ trên cây xuống, nó “khuỵu xuống, đầu ngã xuống vũng máu”, đến tính mạng của mình cũng chẳng giữ được. Đáng buồn hơn, đến cả cái chết của Bào cũng không được quan tâm, vì mẹ con nhà chủ còn mải đi đau xót con chim chết, để “Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng với được ai”. Nó bị dồn đến cái chết, chết trong tức tưởi và đau xót đến vậy. Một mạng người không quý bằng mạng của một con chim. Qua nhân vật Bào, tác giả đã phản ánh chân thực sự khổ sở, nhỏ bé, bất hạnh đến cùng cực của những người nông dân vùng Nam Bộ Việt Nam trong xã hội cũ. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được sự độc ác, tham lam, ích kỉ của những kẻ " làm chủ" trong xã hội.

Câu 2:

Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, trong tình yêu thương của mọi người. Tình yêu thương con người vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.

Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con người. Cuộc sống con người rất ngắn ngủi, chúng ta ai cũng chỉ có một vòng tuần hoàn của riêng mình. Chính vì thế, chúng ta hãy sử dụng quãng thời gian đó và sống thật có ích và yêu thương nhiều hơn. Lòng yêu thương là sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Người có lòng yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Mỗi chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu và sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đpẹ đẽ, vững mạnh hơn. Ngoài ra, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình khi mình gặp khó khăn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Nhưng chắc chắn chúng ta ai cũng biết, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhẹn, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, mặc kệ nỗi đau của đồng loại,... những người này sẽ không có được tình yêu thương, sự quan tâm và giúp đỡ người khác.

Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán của cải, vật chất mất mát... chúng ta cảm thấy sao xót xa, đau lòng. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chỉ là sự lướt qua, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà. Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất trên đời, chúng ta hãy sống trọn vẹn yêu thương, hết mình với con đường mình đã chọn để sau này không có gì phải hối tiếc.


Câu 1

Câu nói của Mark Twain là một lời khuyên sâu sắc về việc sống tích cực và dám chấp nhận rủi ro. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi ước mơ và trải nghiệm cuộc sống thay vì an toàn và trì hoãn. Nhiều người thường bị mắc kẹt trong vùng an toàn, sợ hãi việc thất bại và luôn bỏ lỡ cơ hội. Họ chọn con đường dễ dàng, quen thuộc, dù biết rằng nó có thể không như mong đợi của bản thân. Những trải nghiệm mới dù khó khăn nhưng chính vì vậy sẽ mang lại những bài học quý giá và giúp chúng ta trưởng thành hơn. Việc " tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn" tượng trưng cho việc vượt qua rào cản của tâm lý, dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để theo đuổi đam mê và mục tiêu của mình. Điều này đòi hỏi sự can đảm,quyết tâm và khả năng chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, phần thưởng cho sự dũng cảm này là một cuộc sống phong phú, ý nghĩa và ít nuối tiếc hơn. Cuộc sống là một hành trình dài, là quá trình khám phá và việc trải nghiệm những điều mới mẻ là điều cần thiết dể chúng ta hiểu rõ hơn về chính bản thân mình và cả thế giới xung quanh.

Câu 1

Câu nói của Mark Twain là một lời khuyên sâu sắc về việc sống tích cực và dám chấp nhận rủi ro. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi ước mơ và trải nghiệm cuộc sống thay vì an toàn và trì hoãn. Nhiều người thường bị mắc kẹt trong vùng an toàn, sợ hãi việc thất bại và luôn bỏ lỡ cơ hội. Họ chọn con đường dễ dàng, quen thuộc, dù biết rằng nó có thể không như mong đợi của bản thân. Những trải nghiệm mới dù khó khăn nhưng chính vì vậy sẽ mang lại những bài học quý giá và giúp chúng ta trưởng thành hơn. Việc " tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn" tượng trưng cho việc vượt qua rào cản của tâm lý, dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để theo đuổi đam mê và mục tiêu của mình. Điều này đòi hỏi sự can đảm,quyết tâm và khả năng chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, phần thưởng cho sự dũng cảm này là một cuộc sống phong phú, ý nghĩa và ít nuối tiếc hơn. Cuộc sống là một hành trình dài, là quá trình khám phá và việc trải nghiệm những điều mới mẻ là điều cần thiết dể chúng ta hiểu rõ hơn về chính bản thân mình và cả thế giới xung quanh.