Lưu Thị Lệ

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lưu Thị Lệ
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Chọn mốc thế năng tại mặt đất .Theo định luật bảo toàn cơ năng ta có:

W = Wđ + Wt =2/3Wt+Wt=2/5Wt

=> W = 5/2.mgh

=> m = 2W/5gh = 2.37,5/5.10.3 =0,5 (kg)

Ta có: Wđ = 3/2Wt => 1/2mv^2 = 3/2 mgh

v = 3gh =3.10.3=9,49 (m/s)

=>

tóm tắt

đổi 21,6km/h = 6m/s

m = 2tấn = 2000kg

Giải

ta có:Vt =Vo + at

=> a= (Vt - Vo)/ t = (6-0)/15=0,4 (m/s^2)

Quãng đường xe đi được là:

S = (Vt^2 - Vo^2) / 2a = (6^2 -0^2) / 2.0,4 = 45(m)

a) Ta có: F = m.a = 2000.0,4 = 800N

A = F.S =800.45 = 36000 (J)

P = A/t =36000/15 = 240 (W)

b) Ta có: Fms =0,005N =0,005.2000.10= 1000 (N)

ADĐL II Newton: F - Fms = m.a

=> F = Fms + m.a = 1000 + 2000.0,4 = 1800 (N)

A = F.S = 1800.45 = 81000 (J)

P = A/t = 81000/15=5400 (W)


Câu 1

Bài làm

Câu nói của Mark Twain: “Hai mươi năm sau bạn sẽ hối hận vì những gì bạn đã không làm, hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn” là một lời khuyên sâu sắc về việc sống tích cực, dám đương đầu với thử thách và theo đuổi đam mê. Triết lý này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành động, trải nghiệm và không để sự an toàn giả tạo kìm hãm tiềm năng của bản thân.Sự hối tiếc, theo Twain, thường đến từ những cơ hội bị bỏ lỡ, những ước mơ dang dở hơn là từ những sai lầm đã mắc phải. Việc an toàn quá mức, sợ thất bại, sợ rủi ro có thể khiến ta trì hoãn, chần chừ, bỏ lỡ những trải nghiệm quý giá, dẫn đến sự nuối tiếc sâu sắc về sau. “Tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn" chính là lời thúc giục ta mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn, chấp nhận rủi ro để theo đuổi mục tiêu, khám phá bản thân và thế giới xung quanh.Tuy nhiên, việc mạo hiểm không đồng nghĩa với sự liều lĩnh, thiếu suy nghĩ. Sự can đảm cần được kết hợp với sự tỉnh táo, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khả năng đánh giá rủi ro. Chỉ khi ta có sự cân nhắc, lựa chọn đúng đắn, hành động một cách có trách nhiệm thì mới có thể tận hưởng trọn vẹn những thành quả và trải nghiệm mà cuộc sống mang lại. Cuối cùng, lời khuyên của Mark Twain là một lời nhắc nhở ta nên sống trọn vẹn, dũng cảm theo đuổi ước mơ và không để sự hối tiếc làm lu mờ những năm năm tháng tươi đẹp của cuộc đời.

Câu 2

Bài làm

Trong đoạn trích "Trở về" của nhà văn Thạch Lam, nhân vật người mẹ hiện lên với hình ảnh của một người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh và luôn đau đáu trong lòng về đứa con của mình. Tình yêu của người mẹ dành cho con trai mình là vô bờ bến, bà luôn lo lắng và quan tâm đến từng việc nhỏ nhặt của con, từ sức khỏe đến công việc.

Sự xuất hiện của bà cụ trong đoạn trích được miêu tả một cách chân thực và xúc động. Dù con trai sau sáu năm mới quay về thăm nhà, bà vẫn không một lời trách cứ mà vẫn ân cần, quan tâm hỏi thăm sức khỏe của con; xa cách lâu ngày, bà rất muốn được ăn cùng con một bữa cơm, khát khao được gần gũi con; xúc động khi nhận được món quà hiếm hoi của người con dù con có cử chỉ vô tâm, kiêu bạc, thờ ơ. Bà vẫn giữ nguyên bộ quần áo cũ kỹ từ mấy năm trước, cho thấy sự giản dị và không màng đến bản thân của bà.

Tình cảm của bà cụ dành cho con trai không được đáp lại một cách tương xứng. Con trai bà Tâm, dường như đã quên mất nguồn cội và người mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Anh chỉ về nhà khi bất đắc dĩ và chỉ quan tâm đến việc thực hiện bổn phận của mình bằng cách đưa tiền cho mẹ. Sự lạnh nhạt và xa cách của Tâm khiến cho người đọc cảm thấy thương cảm cho người mẹ.

Điều đáng nói là người mẹ không hề trách móc hay than vãn về sự lạnh nhạt của con trai. Thay vào đó, bà vẫn luôn quan tâm và săn sóc cho con, không đòi hỏi gì hơn ngoài sự có mặt và quan tâm của con mình. Tình mẫu tử của bà cụ là một tình cảm tự nhiên, chân thành và không đòi hỏi sự đáp lại.

Qua nhân vật người mẹ, nhà văn Thạch Lam muốn gửi gắm thông điệp về giá trị của tình mẫu tử và sự quan tâm đến gia đình. Tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng và không thể thiếu trong cuộc sống con người. Nó giúp con người ta vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Tóm lại, nhân vật người mẹ trong đoạn trích "Trở về" của Thạch Lam là một hình ảnh đẹp về tình mẫu tử, về sự hy sinh và lòng yêu thương vô bờ bến của một người mẹ dành cho con mình. Đoạn trích này khiến cho người đọc phải suy ngẫm về giá trị của tình mẫu tử và sự gắn bó với nguồn cội ,sự đồng cảm, tình yêu thương đối với những người mẹ đáng thương, bất hạnh; ý thức trân trọng tình cảm gia đình thiêng liêng và nhắc nhở mỗi người con cần biết làm tròn đạo hiếu, đạo nghĩa ở đời. 

câu 1

phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

câu 2

Hai lối sống mà con người đã trải qua

- Lối sống buông xuôi, trì trệ, khước từ sự vận động.

- Lối sống chấp nhận sự an toàn trong thụ động, bỏ quên khát khao và ước mơ.  

câu 3

Biện pháp tu từ: So sánh

Tác dụng: Giúp người đọc có được hình dung cụ thể, sinh động về cuộc đời con người

-Nhấn mạnh thông điệp, lời khích lệ của tác giả rằng chúng ta cần không ngừng vận động, nỗ lực để vươn xa hơn trong cuộc đời.  

Câu 4

"tiếng gọi chảy đi sông ơi” để diễn tả sự thôi thúc, vận động không ngừng nghỉ của cuộc sống.

“Tiếng gọi chảy đi sông ơi” không chỉ là âm thanh cụ thể mà là một cảm nhận sâu sắc về dòng chảy thời gian, về sự vận động không ngừng của cuộc sống, về sự trôi chảy của những khoảnh khắc. Nó gợi lên hình ảnh của dòng sông liên tục chảy về phía trước, không bao giờ dừng lại, tượng trưng cho sự biến đổi, phát triển và cả sự mất mát, chia ly. Con người, trong dòng chảy ấy, cũng phải không ngừng bước đi, trải nghiệm và trưởng thành.

Câu 5

Qua văn bản, em rút ra được bài học cho chính mình đó là cần biết sống chủ động, tích cực hơn, không ngừng vận động, nỗ lực vươn lên, vượt thoát khỏi vùng an toàn để có thể chạm tay đến thành công.