Đặng Minh Hằng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đặng Minh Hằng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a) Năng lượng điện tiêu thụ là:

\(A = P . t = 60.5 = 300\) Wh = 0,3 kWh

b) Tổng thời gian sử dụng bóng đèn trong 30 ngày là: 30.5 = 150 (h)

Năng lượng điện tiêu thụ trong 30 ngày là:

\(A^{'} = P . t^{'} = 60.150 = 9000\) Wh = 9 kWh

Vậy số tiền điện phải trả là 9.3000 = 27000 đồng.

a) Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện, được xác định bằng lượng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian:

\(I = \frac{\Delta q}{\Delta t}\)

Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 2 giây nếu cường độ dòng điện trong dây 3 A là

\(\Delta q = I . \Delta t = 3.2 = 6\) C

b) Cường độ dòng điện đặc trưng cho dòng điện mạnh hay yếu vì nó cho biết số lượng hạt mang điện (electron) dịch chuyển trong một giây. Dòng điện càng lớn, số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng càng nhiều, dẫn đến tác dụng điện, nhiệt hoặc từ càng mạnh.

a)( C1ntC2)//C3

C1 và C2 mắc nối tiếp. Gọi điện dung tương đương của đoạn này là C12, ta có:

1/C12 = 1/C1 + 1/C2 = 1/4.10^(-6) + 1/6.10^(-6) = 5/12.10^(-6)

=> C12 = 12.10^(-6)/5 = 2,4.10^(-6)F

Tụ điện C12 mắc song song với tụ điện C3, ta có:

C = C12 + C3 = 2,4.10^(-6) + 12.10^(-6)= 14,4.10^(-6)F

Vậy điện dung tương đương của bộ tụ điện C=14,4.10^(-6)F

b) Khi mắc song song, hiệu điện thế trên các nhánh là như nhau hay U=U12=U3=24

Ta có: Q3 = C3.V = 12.10^(-6).24= 288.10^(-6) (C)

Vì C1 và C2 mắc nối tiếp nên ta có : Q12 = Q1 = Q2 = C12.U12 = 2,4.10^(-6).24 = 57,6.10^(-6) (C)

Vậy, điện tích trên mỗi tụ điện là: Q1 = 57,6.10^(-6) C, Q2 = 57,6.10^(-6) C, Q3 = 288.10^(-6) C



Câu 1 :

Trong hành trình cuộc đời rộng lớn và đầy những ngã rẽ, mỗi người đều cần cho mình một "điểm neo" vững chắc. Điểm neo ấy không chỉ là một mục tiêu cụ thể để hướng tới mà còn là những giá trị cốt lõi, niềm tin sâu sắc hay một mối quan hệ bền vững, giúp ta giữ vững phương hướng và bản sắc giữa những biến động."Điểm neo" có thể là ước mơ về một sự nghiệp thành công, khát vọng cống hiến cho cộng đồng, hay đơn giản là tình yêu thương gia đình. Nó là ngọn hải đăng soi đường, giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách, không bị lạc lối bởi những cám dỗ hay những lựa chọn mơ hồ. Hơn thế nữa, "điểm neo" còn là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Nó là nơi ta tìm thấy sự an ủi, động viên và niềm tin vào chính mình. Vì vậy, việc xác định và nuôi dưỡng "điểm neo" cho riêng mình là vô cùng quan trọng, là hành trang không thể thiếu trên con đường chinh phục những đỉnh cao và khám phá những chân trời mới của cuộc đời.

Câu 2:

Bài thơ "Việt Nam ơi!" của Huy Tùng là một khúc ca đầy cảm xúc về vẻ đẹp đất nước và tình yêu quê hương sâu sắc. Với ngôn ngữ thơ giản dị, chân thành cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Việt Nam vừa hùng vĩ, vừa trữ tình, khơi gợi trong lòng người đọc niềm tự hào và xúc động.

Huy Tùng sinh ngày 10/04/1960, tên thật là Vũ Minh Quyền, quê ở xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, trú tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. “Việt Nam ơi” xuất thân từ tập thơ “Thuở ấy” ầ một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Tác phẩm chứa đựng những nghệ thuật đặc sắc cua người thi sĩ.

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, không bị gò bó về số câu, số chữ, tạo nên sự phóng khoáng, tự nhiên trong việc thể hiện cảm xúc. Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt, khi thì trang trọng, hào hùng :"Đất nước tôi yêu", "Hào khí oai hùng muôn đời truyền lại, khi lại thiết tha, trìu mến: "Từ lúc nghe lời ru của mẹ", "Đất mẹ dấu yêu". Sự thay đổi giọng điệu này giúp bài thơ diễn tả trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của tác giả đối với đất nước.

Ngoài ra, tác phẩm còn sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình, gợi cảm. Huy Tùng đã lựa chọn những từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc để khắc họa vẻ đẹp của Việt Nam. Hình ảnh "cánh cò bay trong những giấc mơ", "dải lụa đào", "sóng biếc dải dài sâu thẳm" không chỉ tái hiện cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn gợi lên những rung cảm về sự thanh bình, dịu dàng và trù phú của đất nước. Các từ ngữ như "yêu", "dấu yêu", "linh", "hùng", "thang nhịp" thể hiện trực tiếp tình cảm nồng nàn và niềm tự hào của tác giả.

Không chỉ vậy, tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ như điệp ngữ và điệp cấu trúc. Điệp ngữ "Việt Nam ơi!" được lặp lại nhiều lần ở đầu các khổ thơ như một lời gọi tha thiết, khẳng định tình cảm chủ đạo của bài thơ và tạo nên âm hưởng ngân vang, sâu lắng. Điệp cấu trúc "Từ lúc... Từ lúc..." ở khổ thơ đầu nhấn mạnh sự gắn bó sâu sắc của mỗi người với quê hương từ những ngày thơ ấu. Hay như biện pháp tu từ liệt kê và ẩn dụ. Tác giả liệt kê những vẻ đẹp tiêu biểu của Việt Nam: "Đất nước tôi yêu", "Đất mẹ dấu yêu", "Của bao đời trân chân đất", "Dẫu có điêu linh, dẫu có thăng trầm"... Sự liệt kê này tạo nên một cái nhìn toàn diện về đất nước. Ánh lên hình ảnh "dải lụa đào", "sóng biếc dải dài sâu thẳm" có thể được hiểu như những ẩn dụ về hình dáng đất nước mềm mại, duyên dáng và bờ biển dài rộng.

Không chỉ thế ,tác phẩm như đọng lại cái âm hưởng hào hùng và niềm tin vào tương lai bên cạnh những hình ảnh trữ tình khi nhắc đến "hào khí oai hùng muôn đời truyền lại", "đường đến vinh quang nhiều bão tố phong ba". Điều này thể hiện niềm tự hào về lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc. Khổ thơ cuối cùng với những hình ảnh "đất nước bền bờ biển xanh", "tỏa nắng lung linh lòng người say đắm", "vượt những dảo điên, xây dựng ước mơ", "đường thênh thang nhịp thời đại đang chờ" thể hiện niềm tin vào một tương lai tươi sáng, phồn vinh của Việt Nam.

Với sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc chân thành và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, bài thơ "Việt Nam ơi!" của Huy Tùng đã thành công trong việc thể hiện tình yêu sâu sắc đối với quê hương đất nước. Bài thơ không chỉ là một bức tranh đẹp về Việt Nam mà còn là lời nhắn nhủ về niềm tự hào dân tộc và khát vọng xây dựng một tương lai tươi đẹp.


Câu 1:Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là thuyết minh.

Câu 2:

Đối tượng thông tin của văn bản trên là hiện tượng sao T Coronae Borealis (T CrB) và sự kiện ngôi sao này có thể bùng nổ thành một tân tinh (nova) có thể quan sát được từ Trái Đất.

Câu 3:

Đoạn văn trên trình bày thông tin một cách chính xác, mạch lạc và có tính logic cao, mang lại hiệu quả:

- Cung cấp mốc thời gian quan trọng: Việc đề cập đến năm phát hiện đầu tiên (1866) và lần bùng nổ tiếp theo được ghi nhận (1946) giúp người đọc hình dung được lịch sử quan sát hiện tượng này.

-Làm nổi bật tính chu kỳ: Thông tin về chu kỳ xuất hiện khoảng 80 năm giúp người đọc hiểu được tính lặp lại có quy luật của hiện tượng, không phải là một sự kiện ngẫu nhiên.

-Tạo sự mong đợi và tính thời sự: Câu "hiện nay chúng ta đã bước vào thời kỳ T CrB có thể bùng nổ trở lại bất cứ lúc nào" tạo ra sự hấp dẫn, khơi gợi sự chú ý và mong chờ của người đọc đối với sự kiện thiên văn sắp tới.

-Tăng độ tin cậy: Việc nhắc đến các nhà thiên văn học và quá trình nghiên cứu của họ củng cố độ tin cậy của thông tin được cung cấp.

Câu 4:

-Mục đích: Văn bản nhằm cung cấp thông tin, giải thích về hiện tượng thiên văn thú vị là sự bùng nổ tiềm năng của sao T Coronae Borealis (T CrB) để người đọc có thể hiểu rõ hơn về nó và có thể quan sát nếu sự kiện xảy ra.

- Nội dung: Văn bản tập trung vào các khía cạnh sau của T CrB:

+ Bản chất của nó là một hệ sao đôi.

+Cơ chế gây ra sự bùng nổ (tương tác giữa sao lùn trắng và sao khổng lồ đỏ).

+Lịch sử quan sát các lần bùng nổ trước đây.

+Dự đoán về thời điểm bùng nổ tiếp theo (có thể vào cuối năm 2024 hoặc 2025).

+Vị trí của T CrB trên bầu trời và cách quan sát nó.

Câu 5:

Văn bản sử dụng một hình ảnh minh họa về vị trí của T CrB trên bầu trời đêm, trong tương quan với các chòm sao khác như Big Dipper, Corona Borealis, Hercules và Bootes, cùng với các ngôi sao Arcturus và Vega.

Tác dụng của hình ảnh:

- Hình ảnh giúp độc giả dễ dàng hình dung và xác định vị trí của T CrB trên bầu trời hơn là chỉ đọc mô tả bằng chữ.

-Tăng tính hấp dẫn: hình ảnh ấy giúp văn bản trở nên sinh động và thu hút sự chú ý của người đọc, đặc biệt là những người có thể chưa quen với thiên văn học.

-Hỗ trợ việc quan sát: Bằng cách chỉ rõ vị trí tương đối với các chòm sao dễ nhận biết, hình ảnh cung cấp một hướng dẫn trực quan giúp người đọc có thể tìm kiếm và quan sát T CrB khi nó bùng nổ.