Phạm Thanh Huyền

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Thanh Huyền
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1

1,Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

+ Thời gian: Năm 40

+ Lãnh đạo: Trưng Trắc và Trưng Nhị

2, Khởi nghĩa Bà Triệu

+ Thời gian: Năm 248

+ Lãnh đạo: Triệu Thị Trinh (Bà Triệu)

3, Khởi nghĩa Lý Bí

+ Thời gian: Năm 542

+ Lãnh đạo: Lý Bí

4, Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

+ Thời gian: Năm 722

+ Lãnh đạo: Mai Thúc Loan

5, Khởi nghĩa Phùng Hưng

+ Thời gian: Khoảng năm 776–791

+ Lãnh đạo: Phùng Hưng

6, Khởi nghĩa Dương Thanh

+ Thời gian: Năm 819

+ Lãnh đạo: Dương Thanh

7, Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

+ Thời gian: Năm 905

+ Lãnh đạo: Khúc Thừa Dụ

8, Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ

+ Thời gian: Năm 931

+ Lãnh đạo: Dương Đình Nghệ

9, Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền

+ Thời gian: Năm 938

+ Lãnh đạo: Ngô Quyền

 câu 2

1, Tìm hiểu kiến thức về Biển Đông, chủ quyền biển đảo và luật pháp quốc tế.

2, Tuyên truyền thông tin chính xác, không chia sẻ tin giả, sai lệch về Biển Đông.

3, Tham gia các hoạt động hướng về biển đảo như quyên góp, viết bài, vẽ tranh…

4, Ủng hộ sản phẩm và ngư dân vùng biển đảo để khẳng định chủ quyền thực tế.

5, Sống và hành xử có trách nhiệm, đúng pháp luật, văn minh trong và ngoài nước.

6, Đóng góp trí tuệ, sáng kiến, đặc biệt trong nghiên cứu, giáo dục và truyền thông về chủ quyền biển đảo.

Trong cuộc sống hiện đại đầy biến động hôm nay, việc xác định cho mình một lý tưởng sống đúng đắn là điều vô cùng quan trọng, nhất là đối với thế hệ trẻ – những người sẽ tiếp nối và xây dựng tương lai của đất nước. Lý tưởng sống không chỉ giúp chúng ta định hướng con đường mình đi mà còn là động lực để vượt qua khó khăn, thử thách và vươn tới thành công.

Lý tưởng sống là những mục tiêu, hoài bão cao đẹp mà con người theo đuổi. Đối với thanh niên, lý tưởng có thể là học tập tốt để trở thành người có ích, là góp phần xây dựng quê hương, bảo vệ môi trường, giúp đỡ người yếu thế… Khi có lý tưởng, con người sẽ sống tích cực hơn, biết đặt ra mục tiêu, có kế hoạch rèn luyện bản thân và biết sống vì cộng đồng.

Trong thực tế, có rất nhiều tấm gương bạn trẻ đã và đang sống hết mình với lý tưởng cao đẹp. Có người dấn thân vào những hoạt động tình nguyện ở vùng sâu vùng xa; có người theo đuổi ước mơ khoa học, sáng tạo những sản phẩm hữu ích cho xã hội. Chính những lý tưởng ấy đã giúp họ trưởng thành, bản lĩnh hơn và lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít bạn trẻ sống thiếu mục tiêu, chỉ biết hưởng thụ, lười biếng học tập, dễ bị cuốn theo các trào lưu xấu, sống ảo, sống gấp… Những người như vậy dễ bị mất phương hướng trong cuộc sống, không thể phát huy hết khả năng của bản thân và khó có thể đóng góp cho xã hội.

Vì vậy, mỗi học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần ý thức rõ vai trò của lý tưởng sống. Chúng ta nên đặt ra những mục tiêu phù hợp, không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống và dũng cảm theo đuổi đam mê, ước mơ. Gia đình, thầy cô và xã hội cũng cần tạo điều kiện, định hướng và động viên để các bạn trẻ có thể phát triển toàn diện và sống đúng với lý tưởng của mình.

Tóm lại, lý tưởng sống là điều không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt là giới trẻ. Sống có lý tưởng giúp ta có động lực vươn lên, sống ý nghĩa hơn và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Mỗi học sinh hôm nay hãy biết sống có ước mơ, có lý tưởng để ngày mai trở thành những công dân có trách nhiệm và đóng góp cho đất nước, cho nhân loại.


Nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Trai anh hùng, gái thuyền quyên” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) được khắc họa như một người anh hùng lý tưởng, mang trong mình vẻ đẹp phi thường cả về hình dáng lẫn tâm hồn. Từ Hải xuất hiện với vóc dáng kỳ vĩ, “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, thể hiện một con người phi thường, khác hẳn với những kẻ tầm thường trong xã hội. Không chỉ mang ngoại hình uy nghi, Từ Hải còn là người có khát vọng lớn, luôn nung nấu chí làm nên nghiệp lớn, dám thoát khỏi cuộc sống an nhàn để vươn tới trời cao. Đặc biệt, Từ Hải là người trọng nghĩa tình. Chàng không chỉ yêu thương Thúy Kiều bằng trái tim nồng hậu mà còn hứa hẹn sẽ quay lại đón nàng sau khi gây dựng được sự nghiệp. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du đã gửi gắm ước mơ về một con người lý tưởng: tài giỏi, có chí hướng và sống nghĩa tình. Đồng thời, nhân vật này cũng phản ánh khát vọng công lý, sự giải thoát cho những con người tài hoa nhưng chịu nhiều bất công trong xã hội phong kiến.

Một số sự sáng tạo của Nguyễn Du so với Thanh Tâm tài nhân khi xây dựng nhân vật Từ Hải là:

- Nguyễn Du miêu tả chi tiết, cụ thể chân dung của Từ Hải theo những nét đẹp ước lệ, tượng trưng - khuôn mẫu tiêu chuẩn vẻ đẹp người anh hùng thời trung đại.

- Lược bỏ bớt những chi tiết không được đẹp trong lai lịch của Từ Hải góp phần tôn thêm nét đẹp của nhân vật, tạo thiện cảm với bạn đọc.

- Thay vì để cho cuộc gặp gỡ thông qua sự chỉ thị của mụ chủ, Nguyễn Du lại để cho Từ Hải chủ động gửi thiếp danh trước. Chi tiết thể hiện sự lịch thiệp, trang trọng của Từ Hải đồng thời cho thấy Từ Hải cũng rất tôn trọng Thúy Kiều, không coi nàng giống những cô gái lầu xanh khác.  

- Xác định được bút pháp được sử dụng: ước lệ, lí tưởng hóa.

-  Tác dụng của bút pháp miêu tả ước lệ, lí tưởng hóa: Phác họa chân thực, cụ thể chân dung người anh hùng Từ Hải với những nét đẹp tiêu chuẩn, mực thước của xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện sự trân trọng, ngợi ca, tôn vinh mà tác giả dành cho nhân vật. 

- Những từ ngữ dùng để chỉ nhân vật Từ Hải: khách biên đình, đấng anh hào, anh hùng, trai anh hùng.

- Những từ ngữ, hình ảnh dùng để miêu tả nhân vật Từ Hải: râu hùm, hàm én, mày ngài, vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

- Nhận xét về thái độ của tác giả dành cho Từ Hải: trân trọng, ngợi ca, tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật.

Một số điển tích, điển cố trong văn bản là: Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo; mắt xanh; Tấn Dương; Sánh phượng, cưỡi rồng. 

Văn bản kể về sự việc Từ Hải tìm gặp Thúy Kiều, thương cho cảnh ngộ và say mê trước tài sắc vẹn toàn của Kiều nên cảm mến mà chuộc nàng ra khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ.