

Trần Thị Hà Linh
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 42): Bà Trưng, Bà Triệu - Khởi nghĩa Bà Triệu (248): Triệu Thị Trinh - Khởi nghĩa Lý Bí (542 - 544): Lý Bí - Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791): Phùng Hưng
Câu 2 Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, ... để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước.
- Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vẫn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”...
Trong dòng chảy không ngừng của xã hội hiện đại, khi công nghệ phát triển mạnh mẽ và cuộc sống ngày càng đa dạng, lý tưởng sống của mỗi người trẻ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lý tưởng sống là kim chỉ nam định hướng cho hành động, quyết định cách con người sống, phấn đấu và cống hiến. Đối với thế hệ trẻ hôm nay – những chủ nhân tương lai của đất nước – việc xây dựng và theo đuổi lý tưởng sống đúng đắn không chỉ góp phần tạo nên thành công cá nhân mà còn mang lại giá trị to lớn cho cộng đồng và xã hội.
Lý tưởng sống của người trẻ có thể được hiểu là những mục tiêu, khát vọng cao đẹp mà họ hướng đến trong suốt hành trình trưởng thành. Đó có thể là ước mơ đóng góp cho đất nước, cống hiến vì cộng đồng, khát khao chinh phục tri thức hay đơn giản là sống một cuộc đời có ích, sống tử tế với bản thân và mọi người. Một người trẻ có lý tưởng sống cao đẹp sẽ biết định hướng cho bản thân, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên bằng chính năng lực và ý chí của mình. Lý tưởng đó không những giúp cá nhân phát triển toàn diện mà còn truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
Trong thực tế, nhiều bạn trẻ ngày nay đã và đang theo đuổi những lý tưởng sống đáng trân trọng. Có người chọn con đường nghiên cứu khoa học để đóng góp cho y học, công nghệ nước nhà; có người dấn thân vào hoạt động xã hội để sẻ chia, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế; có người vươn ra thế giới với khát vọng khẳng định trí tuệ Việt Nam. Những tấm gương như Nguyễn Hà Đông – người tạo ra trò chơi Flappy Bird gây tiếng vang toàn cầu hay Nguyễn Thị Thuỳ Tiên – cô gái mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới với sứ mệnh truyền cảm hứng và làm từ thiện, chính là minh chứng sống động cho sức mạnh của lý tưởng sống khi được nuôi dưỡng và thực hiện bằng đam mê và ý chí.
Tuy nhiên, bên cạnh những người trẻ sống có lý tưởng, vẫn còn không ít bạn rơi vào lối sống thực dụng, thiếu định hướng, dễ bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội, chạy theo hào nhoáng vật chất, bỏ quên những giá trị bền vững của tri thức, đạo đức và lòng nhân ái. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, bởi nếu thiếu lý tưởng sống, con người dễ mất phương hướng, sống hoài, sống phí mà không mang lại giá trị cho bản thân hay cộng đồng.
Để xây dựng lý tưởng sống đúng đắn, người trẻ cần được định hướng từ sớm qua giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Quan trọng hơn, mỗi người cần chủ động tìm hiểu, học hỏi, dấn thân, khám phá khả năng bản thân và kiên trì theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng tin và tinh thần trách nhiệm.
Tóm lại, lý tưởng sống là ngọn lửa soi đường cho thế hệ trẻ trong thời đại mới. Một khi giới trẻ biết sống vì lý tưởng, sống vì cộng đồng, họ không chỉ tạo ra giá trị cho chính mình mà còn góp phần xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và phát triển bền vững. Thế hệ trẻ hãy dũng cảm lựa chọn cho mình một lý tưởng sống cao đẹp và bước đi bằng tất cả đam mê và niềm tin vào tương lai.
Trong đoạn trích "Trai anh hùng, gái thuyền quyên" trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật Từ Hải hiện lên như một hình tượng anh hùng lý tưởng, mang vẻ đẹp của người đàn ông tài giỏi, khí phách và trọng nghĩa tình. Từ Hải không chỉ nổi bật với “tướng mạo phi thường”, “mắt trong sáng như sao” mà còn là người có chí lớn, luôn khao khát vẫy vùng giữa bầu trời rộng lớn, không cam chịu cuộc sống tầm thường, bó buộc. Từ Hải là hiện thân của khát vọng tự do, công lý và lý tưởng giúp đời. Đặc biệt, tình yêu của Từ Hải dành cho Thúy Kiều không chỉ là sự si mê mà còn là sự trân trọng, thấu hiểu và bảo vệ. Hình tượng Từ Hải trở thành điểm tựa tinh thần cho Thúy Kiều, giúp nàng tìm lại chính mình sau những đau khổ. Tuy nhiên, bi kịch của Từ Hải cũng phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công, nơi cái đẹp và lý tưởng dễ bị vùi dập. Nhân vật Từ Hải qua ngòi bút Nguyễn Du vừa thể hiện ước mơ công lý, vừa là tiếng nói đau đáu về số phận người tài trong xã hội cũ.
Một số sự sáng tạo của Nguyễn Du so với Thanh Tâm tài nhân khi xây dựng nhân vật Từ Hải là:
- Nguyễn Du miêu tả chi tiết, cụ thể chân dung của Từ Hải theo những nét đẹp ước lệ, tượng trưng - khuôn mẫu tiêu chuẩn vẻ đẹp người anh hùng thời trung đại.
- Lược bỏ bớt những chi tiết không được đẹp trong lai lịch của Từ Hải góp phần tôn thêm nét đẹp của nhân vật, tạo thiện cảm với bạn đọc.
- Thay vì để cho cuộc gặp gỡ thông qua sự chỉ thị của mụ chủ, Nguyễn Du lại để cho Từ Hải chủ động gửi thiếp danh trước. Chi tiết thể hiện sự lịch thiệp, trang trọng của Từ Hải đồng thời cho thấy Từ Hải cũng rất tôn trọng Thúy Kiều, không coi nàng giống những cô gái lầu xanh khác.
Xác định được bút pháp được sử dụng: ước lệ, lí tưởng hóa.
- Tác dụng của bút pháp miêu tả ước lệ, lí tưởng hóa: Phác họa chân thực, cụ thể chân dung người anh hùng Từ Hải với những nét đẹp tiêu chuẩn, mực thước của xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện sự trân trọng, ngợi ca, tôn vinh mà tác giả dành cho nhân vật.
Những từ ngữ dùng để chỉ nhân vật Từ Hải: khách biên đình, đấng anh hào, anh hùng, trai anh hùng.
- Những từ ngữ, hình ảnh dùng để miêu tả nhân vật Từ Hải: râu hùm, hàm én, mày ngài, vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
- Nhận xét về thái độ của tác giả dành cho Từ Hải: trân trọng, ngợi ca, tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật
Một số điển tích, điển cố trong văn bản là: Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo; mắt xanh; Tấn Dương; Sánh phượng, cưỡi rồng.
Văn bản kể về sự việc từ hải tìm gặp thúy kiều thương cho cảnh ngộ và say mê trước tài sắc vẹn toàn của kiều nên cảm mến mà chuộc nàng ra khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ