

La Kim Trường
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Khởi nghĩa Hai Bà trưng - năm 40- Trưng Trắc, Trưng Nhị Khởi nghĩa Bà Triệu- năm 248- Bà Triệu
Khởi nghĩa Lý Bí -năm 542- 602- Lý Bí
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan - đầu thế kỉ viii- Mai Thúc Loan
Khởi nghĩa Phùng Hưng-Năm 776- Phùng Hưng
Câu 2
Những việc mà công dân có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông: + Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. + Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước. + Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật. + Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc; + Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”…
Trong đoạn trích có một số điển tích, điển cố đáng chú ý sau: Mắt xanh: (Câu 16: "Bây giờ nghe tiếng má đào, Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?") Đây là điển cố chỉ sự quý trọng, ngưỡng mộ của người con trai đối với người con gái. "Mắt xanh" ở đây ý chỉ ánh mắt đặc biệt, không nhìn người một cách hời hợt. Mây rồng: (Câu 19: "Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.") "Mây rồng" là hình ảnh ẩn dụ chỉ bậc anh hùng, người có tài năng xuất chúng. Thúy Kiều ví việc gặp gỡ Từ Hải như việc Tấn Dương (một địa danh) có cơ hội được chiêm ngưỡng mây rồng. Sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng: (Câu cuối: "Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng") Đây là điển tích thường được sử dụng để chúc phúc cho đôi uyên ương. Phượng và rồng là những linh vật cao quý, tượng trưng cho sự cao sang, quyền quý và hạnh phúc lứa đôi. "Sánh phượng", "cưỡi rồng" ý chỉ sự xứng đôi vừa lứa, một cuộc hôn nhân tốt đẹp.
Đoạn trích "Trai anh hùng, gái thuyền quyên" khắc họa Từ Hải như một trang anh hùng cái thế, mang đậm khí phách phi thường. Ngay từ lần xuất hiện, hình ảnh Từ Hải hiện lên với vẻ ngoại hình khác biệt: "Râu hùm, hàm én, mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao" - những chi tiết ước lệ, phóng đại, gợi tả một dáng vóc vạm vỡ, oai phong lẫm liệt. Không chỉ vậy, Từ Hải còn là người có tài năng xuất chúng, "Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài", thể hiện cả sức mạnh võ nghệ và mưu lược hơn người. Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở việc miêu tả vẻ bề ngoài và tài năng, mà còn làm nổi bật khí chất ngang tàng, phóng khoáng của Từ Hải qua câu thơ "Đội trời, đạp đất ở đời". Chàng là người tự do, không bị ràng buộc bởi những lễ giáo thông thường, quen với cuộc sống "Giang hồ quen thú vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo". Sự xuất hiện của Từ Hải bên cạnh Thúy Kiều không chỉ là sự cảm mến nhan sắc mà còn là sự đồng điệu tâm hồn giữa một trang anh hùng và một người con gái tài sắc nhưng truân chuyên. Quyết định "tâm phúc tương cờ" và lời khẳng định "Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?" cho thấy sự tự tin, quyết đoán và trân trọng tri kỷ của Từ Hải. Tóm lại, qua đoạn trích, Từ Hải hiện lên là một hình tượng anh hùng lý tưởng, vừa mạnh mẽ, tài giỏi, vừa có tấm lòng trượng nghĩa và sự trân trọng đối với người tri âm.
Một ai đó đã nói rằng: “Lý tưởng là ước mơ cao cả nhất của con người, khó thực hiện nhưng có thể đạt được nếu phấn đấu, kiên nhẫn…”. Trong cuộc sống, lí tưởng có vai trò vô cùng quan trọng. Lí tưởng là gì? Đó là ước mơ, là khát vọng định hướng cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng không có gì quý hơn độc lập, tự do và suốt đời Người theo đuổi một khát vọng: mọi người đều có cơm ăn áo mặc, đều được học hành. Đó là lí tưởng của một vĩ nhân. Lí tưởng như một ngọn đèn chỉ đường, là mục tiêu chúng ta hướng đến trong cuộc sống. Mục tiêu có thể cao đẹp hoặc tầm thường, nhưng lí tưởng chỉ bao gồm những mục tiêu cao đẹp. Nhờ có lí tưởng, con người trở nên mạnh mẽ, can đảm và kiên trì hơn khi đối mặt với thử thách. Những người sống có lí tưởng biết mình mong muốn điều gì và sẽ kiên trì để đạt được. Ngược lại, khi không có lí tưởng, con người dễ mất phương hướng, sống vô ích và không thể phát huy điểm mạnh của bản thân. Chính vì vậy, thanh niên cần xác định một lí tưởng đúng đắn và kiên trì theo đuổi. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh – khi bắt đầu cuộc hành trình cứu nước, Người chỉ là một thanh niên tuổi đôi mươi. Với tinh thần yêu nước và đam mê cách mạng, Người ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Dù gặp phải khó khăn, vất vả ở nơi xa quê nhà, nhưng chàng trai Nguyễn Tất Thành không bao giờ từ bỏ. Lý tưởng giúp Người tìm ra con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam luôn sáng trong trong tâm hồn. Đó là động lực thúc đẩy Bác không ngừng nỗ lực học tập và khám phá lý tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đó, Người đã khám phá ra con đường dẫn tới sự giải phóng cho dân tộc. Ngày nay, có những người Việt đã theo đuổi những thành tựu mà cha ông đã tạo ra. Trong lĩnh vực thể thao, đội tuyển bóng đá Việt Nam đã liên tục đạt được những thành tích đáng kinh ngạc: Á quân U23 châu Á, vô địch AFF Cup 2018 với các tên tuổi như Quang Hải, Công Phượng, Duy Mạnh… Tuy nhiên, đáng tiếc vẫn còn không ít người sống không có lý tưởng. Họ sống mòn mỏi với cuộc sống hàng ngày mà không có mục tiêu. Họ luôn phụ thuộc vào gia đình, thầy cô và bạn bè. Họ mất phương hướng cho tương lai và cuộc sống của họ trở nên vô ích và nhàm chán. Là học sinh, chúng tôi luôn nỗ lực học tập và rèn luyện để trở nên hoàn thiện hơn. Chúng tôi cũng tự xác định một lý tưởng cao đẹp để có động lực và nỗ lực. Tóm lại, lý tưởng sống là ngọn đèn soi sáng tương lai của mỗi người. Hãy tự tạo cho mình một lý tưởng cao đẹp để hướng tới thành công và hạnh phúc trong cuộc sống
Nguyễn Du và Thanh Tâm tài nhân đều khắc họa Từ Hải là một trang anh hùng hào kiệt ngay từ lần xuất hiện đầu tiên. Tuy nhiên, bút pháp của hai tác giả có sự khác biệt. Thanh Tâm tài nhân tập trung miêu tả ngoại hình phi thường, khí chất khác biệt của Từ Hải qua những chi tiết như "lực lưỡng", "oai phong lẫm liệt", "khí khái hiên ngang". Ngược lại, Nguyễn Du không đi sâu vào miêu tả ngoại hình cụ thể mà tập trung khắc họa cốt cách anh hùng thông qua hành động và lời nói. Từ Hải xuất hiện với "áo vải thô", "ngồi trơ tráo", nhưng lời nói và hành động lại thể hiện chí khí "tung hoành bốn bể", "rộng rãi hơn người". Nguyễn Du gợi ra một hình tượng anh hùng phóng khoáng, tự do, không câu nệ hình thức, khác biệt với vẻ ngoài có phần "lẫm liệt" mà Thanh Tâm tài nhân miêu tả.
Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công người anh hùng Từ Hải mang trong mình khát khao lớn lao, được vùng vẫy trong bốn biển. Đồng thời hình ảnh Từ Hải cũng gửi gắm niềm tin về công lý, về sự nghiệp của Nguyễn Du
Râu hùn, hàm én, mày ngày,vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ trân trọng, ca ngợi của Nguyễn du đối với người anh hùng Từ Hải
Kể lại sự việc tự Hải đến lầu xanh gặp gỡ Thúy Kiều và đem lòng yêu mến nàng