Ma Ngọc Điểm

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Ma Ngọc Điểm
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Hình ảnh “mưa” trong bài thơ Mưa Thuận Thành của Nguyễn Khoa Điềm là một biểu tượng nghệ thuật xuyên suốt, mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Mưa không chỉ là hiện tượng thiên nhiên, mà còn là sợi dây kết nối tâm hồn nhà thơ với quê hương Thuận Thành – mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và tâm linh. Mưa hiện lên với nhiều hình thái: mưa nhẹ trên cung vua, mưa óng ánh như tơ lụa, mưa khắc khoải trên vai người thiếu nữ, mưa phủ trên mái chùa, bến sông… Tất cả tạo nên một không gian đậm chất cổ tích, linh thiêng nhưng cũng rất đỗi trữ tình. Qua đó, mưa trở thành biểu tượng của nỗi nhớ, của vẻ đẹp người phụ nữ, của những giá trị văn hóa truyền thống. Mưa vừa cụ thể, vừa trừu tượng, như chính dòng cảm xúc miên man của người con xa xứ đang hồi tưởng về quê hương. Chính sự đa nghĩa, biến hóa và giàu hình ảnh của “mưa” đã làm nên chiều sâu nghệ thuật cho bài thơ, khiến người đọc như lạc vào một miền ký ức vừa mơ màng, vừa da diết.

Câu 2

Người phụ nữ từ xưa đến nay luôn giữ vai trò đặc biệt trong gia đình và xã hội. Dù trải qua bao biến động của lịch sử, hình ảnh người phụ nữ vẫn luôn gắn liền với sự hy sinh, tảo tần và giàu tình cảm. Tuy nhiên, bên cạnh những nét tương đồng, số phận của họ cũng có nhiều thay đổi rõ rệt qua thời gian.

Trước hết, một trong những điểm tương đồng dễ nhận thấy là ở bất kỳ thời đại nào, người phụ nữ cũng đều mang trong mình phẩm chất cao đẹp: hiền hậu, chịu thương chịu khó, biết hy sinh vì gia đình và cộng đồng. Họ là những người mẹ, người vợ tảo tần, âm thầm gánh vác trách nhiệm chăm lo con cái, gìn giữ hạnh phúc gia đình. Dù trong xã hội phong kiến xưa với nhiều bất công, người phụ nữ vẫn toát lên vẻ đẹp tâm hồn, ý chí bền bỉ và lòng vị tha sâu sắc. Ngày nay, phẩm chất ấy vẫn được kế thừa và phát huy trong hình ảnh người phụ nữ hiện đại – vừa chu toàn gia đình, vừa đóng góp tích cực cho xã hội.

Tuy nhiên, giữa hai thời đại, số phận người phụ nữ cũng có những khác biệt rõ nét. Người phụ nữ xưa sống trong chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, bị bó buộc bởi lễ giáo, khuôn phép. Họ không có tiếng nói, không được tự quyết định cuộc đời mình, thậm chí số phận gắn liền với thân phận “con ong làm dâu”, “con ở trong nhà chồng”. Những số phận như Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương hay Kiều trong Truyện Kiều là minh chứng điển hình cho bi kịch của người phụ nữ thời ấy: đẹp đẽ nhưng bất hạnh, tài giỏi nhưng bị dồn vào đường cùng.

Người phụ nữ ngày nay đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ những tiến bộ về giáo dục, pháp luật và nhận thức xã hội, họ được học hành, làm việc và thể hiện bản thân trên nhiều lĩnh vực. Họ có quyền lựa chọn con đường sống, có tiếng nói trong gia đình và xã hội. Hình ảnh người phụ nữ hiện đại năng động, tự tin, làm chủ cuộc sống đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, họ cũng đối mặt với những áp lực mới: vừa phải thành công trong công việc, vừa đảm đang việc nhà, và đôi khi vẫn chịu định kiến giới trong một số môi trường.

Tóm lại, số phận người phụ nữ xưa và nay vừa có sự tiếp nối về phẩm chất, vừa có sự chuyển biến tích cực về vị thế. Từ những người sống trong khuôn phép chật hẹp, họ đã vươn mình mạnh mẽ để khẳng định giá trị. Điều đó không chỉ phản ánh sự tiến bộ của xã hội, mà còn là minh chứng cho bản lĩnh, ý chí và vẻ đẹp trường tồn của người phụ nữ Việt Nam qua mọi thời đại.

Câu 1 Thể thơ tự do

Câu 2

Hình ảnh tượng trưng xuyên suốt là “mưa” – tượng trưng cho nỗi nhớ, quê hương, vẻ đẹp văn hóa và người phụ nữ Việt.

Câu 3

“Hạt mưa sành sứ / Vỡ gạch Bát Tràng / Hai mảnh đa mang” → Gợi sự mong manh, tinh xảo của quê hương và thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ giàu tình cảm và nỗi niềm.

Câu 4

Bài thơ cấu tứ tự do, theo mạch liên tưởng – hoài niệm – cảm xúc, đi từ hiện tại nhớ mưa đến quá khứ văn hóa – lịch sử.

Câu 5

Bài thơ thể hiện tình yêu sâu sắc với quê hương Thuận Thành, ca ngợi vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và con người nơi đây

Nguyễn Du đã sáng tạo bằng cách nâng tầm Từ Hải từ một nhân vật phản diện trở thành một người anh hùng lý tưởng, mang trong mình những khát vọng lớn lao và tinh thần tự do, điều này không thấy rõ trong cách xây dựng nhân vật của Thanh Tâm tài nhân

Bút phát ước lệ tượng trưng và bút pháp lý tưởng hoá

Có tác dụng tạo hình tượng anh hùng lý tưởng, thể hiện khát vọng của Nguyễn Du về tự do và công lý, đồng thời gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả nhân vật Từ Hải Nguyễn Du đã sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh đặc sắc để khắc họa Từ Hải là một người anh hùng lý tưởng, mang vóc dáng phi thường và chí khí lớn lao: 1. Miêu tả ngoại hình và thần thái: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”: tướng mạo phi phàm, mạnh mẽ và uy nghi. “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”: dáng người to lớn, khỏe mạnh – như một anh hùng trong truyền thuyết. “Đường đường một đấng anh hào”: khẳng định vị thế, bản lĩnh. 2. Miêu tả tài năng và chí hướng: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”: vừa giỏi võ thuật, vừa có tài thao lược. “Đội trời, đạp đất ở đời”: hình ảnh mang tính chất phóng đại, khẳng định sự phi thường, “không ai sánh bằng”. “Giang hồ quen thú vẫy vùng”: thể hiện bản chất phóng khoáng, thích tự do, hành động lớn. 3. Tư tưởng và tình cảm: “Tâm phúc tương cờ”: khao khát tìm tri kỷ, không phải yêu đương tạm bợ. “Một lời đã biết đến ta”: đề cao sự đồng điệu về tâm hồn giữa anh hùng và người tri âm. “Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau”: trân trọng mối duyên tri kỷ với Thúy Kiều, không so đo tiền bạc.

Thái độ của tác giả về nhân vật Từ Hải.

Nguyễn Du dành cho Từ Hải một thái độ trân trọng, ngưỡng mộ và lý tưởng hoá

Gươm đàn nữa gánh, non sông một chèo; Mắt xanh; Tần Dương được thấy mây rồng có phen; Trần ai; Băng nhân; Thuyền Quyên; Sáng phương, cưỡi rồng

Văn bản kế vè sự việc Từ Hải gặp thúy kiều