

Vũ Thị Thu Thảo
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Thể thơ: Tự do
Câu 2
Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn với những cảnh sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi nhỏ, dấu chân bấm mặt đường xa.
Câu 3
Dấu ngoặc kép trong dòng thơ "Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt có công dụng dẫn trực tiếp lời của trò chơi, tái hiện sinh động không khí tuổi thơ.
Câu 4
Cú pháp: Biết ơn (đối tượng)... (đã ảnh hưởng như thế nào tới nhân vật trữ tình).
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo nhịp điệu.
+ Nhấn mạnh, khẳng định, khắc sâu nội dung về đối tượng và tầm ảnh hưởng đối với cuộc đời nhân vật trữ tình, thể hiện tình cảm của tác giả. Mỗi đối tượng nêu ra dù nhỏ bé (con sẻ, trò chơi chuyển, dấu chân), và tuổi mụ đã làm cho nhân vật thêm yêu tuổi thơ, yêu năm tháng tuổi trẻ, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những thành quả người trước để lại.
Câu 5
Thông điệp ý nghĩa nhất là sự biết ơn dành cho những thứ đơn giản quanh ta. Cuộc sống của chúng ta luôn có nhiều bộn bề, lo lắng. Không phải ai cũng có thể tìm thấy giá trị của cuộc sống thông qua những điều gần gũi, giản dị xung quanh ta. Hạnh phúc của mỗi chúng ta đơn giản lắm khi mà chỉ cần một bữa cơm gia đình có đủ thành viên cũng làm cho mọi người vui và thấy thật ấm áp. Giá trị cuộc sống chính là những điều bình thường, giản dị mà nhiều khi khiến chúng ta lãng quên nói. Điều giản dị đó có thể là những dòng tin nhắn, những cuộc gọi ngắn của người thân gọi hỏi thăm thấy tình yêu thương của chúng ta lại ùa về lúc nào không hay. Nhưng nhiều người lại thờ ơ, lãng quên điều đó, mà thay vào đó đi tìm những thứ hào nhoáng, những điều viển vông mà không hề nhận ra nó luôn bên ta chứ đâu xa.
Câu 1
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2
- Hai hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung là:
+ Câu ví dặm nằm nghiêng/ Trên nắng và dưới cát (chỉ một vùng đất đầy nắng gắt và cát bao phủ, thể hiện một vùng đất khô cằn và khắc nghiệt)
+ Chỉ có gió bão là tốt tươi như cỏ/ Không ai gieo mọc trắng mặt người. (Chỉ một hiện tượng thiên nhiên đặc trưng của vùng đất miền Trung: nhiều bão lũ, mưa giông.)
Câu 3
- Những dòng thơ trên gợi ta nghĩ đến mảnh đất và con người miền Trung:
+ Câu thơ Eo đất này thắt đáy lưng ong gợi ra một mảnh đất miền Trung bé nhỏ, dài và hẹp, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, đất đai cằn cỗi, không màu mỡ. Tất cả các yếu tố đó khiến cho mảnh đất miền Trung trở nên khó sống, khó phát triển.
+ Câu thơ Cho tình người đọng mật dường như tạo nên một sự đối lập với câu trước đó. Có thể thiên nhiên nghiệt ngã nhưng tình người thì không. Cũng như những giọt mật dâng hiến cho đời, con người nơi đây đậm tình đậm nghĩa, giàu yêu thương, giàu nghị lực, ý chí vươn lên, không ngại khó ngại khổ. Con người vẫn gắn bó với nhau với mảnh đất nơi đây bằng tình yêu chân thành, giản dị.
Câu 4
- Việc vận dụng thành ngữ "mồng tơi không kịp rớt" trong dòng thơ "Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt" có tác dụng: Nhấn mạnh sự cằn cỗi, khô hạn của đất đai đến mức ngay cả loại rau dễ trồng như mồng tơi cũng không thể phát triển, gợi tả một cách sinh động sự nghèo khó, thiếu thốn.
Câu 5
Đọc đoạn trích ta có thể cảm nhận rất rõ tình cảm của tác giả đối với mảnh đất miền Trung:Trước hết, đó là một tình thương mến, một sự đồng cảm dành cho Miền Trung. Những câu thơ như Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt hay Đến câu hát cũng hai lần sàng lại … gợi một nỗi trăn trở, day dứt, một niềm thương cảm sâu sắc đối với mảnh đất khô cằn, thiên nhiên không ưu đãi, luôn gieo bao nỗi tai ương lên cuộc sống vốn đã nhọc nhằn của người dân nơi đây. Đó còn là niềm cảm phục về ý chí, nghị lực của người dân miền Trung. Ta còn cảm nhận được một sự khắc khoải, một khát khao về một lối thoát cho miền Trung qua đoạn thơ cuối… Một sự hi vọng về những người con rồi sẽ trở về gây dựng quê hương, làm cho quê hương thức dậy những tiềm năng…
Câu 1
Phương thức biểu đạt chíng trong bài thơ là phương thức biểu cảm.
Câu 2
- Bài thơ đã gợi nhắc đến 2 tác phẩm nào của nhà văn Andersen:
+ Nàng tiên cá nột bật nhất qua câu thơ “Em là nàng tiên mang trái tim trần thế/ Bởi biết yêu nên đã hoá con người”
+ Cô gái bán diêm nột bật nhất qua câu thơ “Que diêm cuối cùng vẫn cháy trọn tình yêu”.
Câu 3- Tác dụng:
+ Gợi dẫn đến những truyện cổ tích của nhà văn Andersen, mang đến cho người đọc những cảm nhận nhẹ nhàng mà thấm thía từ những câu chuyện cổ.
+ Mang đến màu sắc cổ tích cho bài thơ.
Câu 4
- Biện pháp nghệ thuật: So sánh (Biển mặn mòi như nước mắt của em)
- Tác dụng: Là cách nói hình ảnh nhắc đến nàng tiên cá trong câu chuyện cổ của Andersen nhưng cũng là người phụ nữ hiền dịu, sẵn sàng vượt qua những khó khăn gian khổ trong đời sống thực. Việc sử dụng so sánh khiến hình ảnh thơ gần gũi, sinh động, hấp dẫn, giàu sức gợi hơn.
Câu 5
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người đam mê truyện cổ tích, những câu chuyện đem đến những bài học ý nghĩa của cuộc đời, gắn bó với cuộc đời thật. Đây là một con người giàu ước mơ, hi vọng vào tương lai. Cách nói “Dẫu tuyết lạnh vào ngày mai bão tố/ Dẫu thạch thảo nở hoa bốn mùa dang dở” khẳng định cuộc đời vẫn có thể có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng nếu con người giữ vững niềm đam mê cuộc sống, tin tưởng vào một cuộc đời tốt đẹp thì vẫn có thể vượt qua.Nhân vật trữ tình còn là một người giàu tình yêu cuộc sống, yêu con người: “Que diêm cuối cùng sẽ cháy trọn tình yêu”. Vừa gợi lại câu chuyện cổ Cô bé bán diêm, tác giả cũng xây dựng hình ảnh nhân vật trữ tình luôn hướng về những điều tốt đẹp trong tình yêu cuộc sống.
Câu 1
Trong khung cảnh đêm vắng lặng, bức tranh quê hiện lên qua lăng kính thơ mộng và bình dị. Tiếng võng kẽo kẹt như nhịp thở đều đặn của không gian, ru êm cả giấc ngủ lơ mơ của chú chó nơi thềm nhà. Bóng cây "lơi lả" bên hàng dậu gợi một vẻ thanh bình, tĩnh tại, nơi thời gian dường như ngừng trôi. Bốn câu thơ đầu đã khắc họa một không gian yên ả, thấm đượm sự thanh vắng đặc trưng của làng quê Việt Nam. Sang đến những câu thơ tiếp theo, bức tranh thêm phần sống động và ấm áp. Hình ảnh ông lão nằm thư thái giữa sân, ngắm nhìn ánh trăng ngân lấp loáng trên tàu cau, toát lên vẻ an nhiên, tự tại. Sự xuất hiện của "thằng cu" đứng vịn bên thành chõng, dõi theo con mèo đang quyện dưới chân, lại gợi lên nét hồn nhiên, trong trẻo của tuổi thơ. Ánh trăng không chỉ chiếu sáng cảnh vật mà còn như một sợi dây vô hình kết nối con người với thiên nhiên, tạo nên một bức tranh hài hòa, ấm áp tình người. Vẻ đẹp của bức tranh quê trong đoạn thơ không chỉ nằm ở những hình ảnh bình dị mà còn ở cái hồn quê mộc mạc, chân chất, khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc nhẹ nhàng, yêu mến.
Câu 2
Tuổi trẻ, với sức trẻ dồi dào, nhiệt huyết sục sôi và khát vọng chinh phục, luôn là lực lượng tiên phong trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh thế giới ngày càng đổi mới và cạnh tranh, sự nỗ lực hết mình của tuổi trẻ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó không chỉ là chìa khóa để mỗi cá nhân gặt hái thành công mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
Hiểu một cách đơn giản, nỗ lực là cố gắng hết mình khi làm bất cứ công việc gì. Người nỗ lực biết bản thân mình muốn gì, tương lai đang hướng đến như thế nào? Từ đó, đặt ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện. Biểu hiện khác của người nỗ lực đó là họ luôn kiên định trong suy nghĩ. Họ biết rằng cuộc đời là một chặng đường dài, con người sẽ không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Vậy nên khi gặp khó khăn, ta sẽ nỗ lực vươn lên chứ không dừng lại bỏ cuộc.
Nỗ lực giúp ta có sức mạnh để vượt qua khó khăn, từ đó hướng đến cuộc sống ý nghĩa hơn. Ở Tây Ban Nha, có họa sĩ nổi tiếng Picasso, ông đã truyền động lực cho rất nhiều người. Trước khi trở thành một danh họa lừng danh ông đã phải trải qua cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn trăm bề. Nhưng bằng sự nỗ lực, ông đã biến ước mơ thành hiện thực. Vậy rõ ràng, nỗ lực sẽ giúp ta thay đổi bản thân, trở thành một người mới tốt hơn mình của ngày hôm qua. Trước khi muốn thay đổi cuộc sống, chúng ta cần phải thay đổi chính bản thân mình. Và sự cố gắng, nỗ lực sẽ mang bạn đến một phiên bản mới hoàn hảo hơn, từ đó trở thành tấm gương sáng cho mọi người xung quanh noi theo.
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực đáng ghi nhận, chúng ta cũng không thể phủ nhận một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay vẫn còn thiếu ý chí vươn lên, sống buông thả, dựa dẫm vào người khác. Họ dễ dàng nản lòng trước những khó khăn, chưa thực sự xác định được mục tiêu và phương hướng phấn đấu rõ ràng. Điều này không chỉ gây lãng phí tiềm năng của bản thân mà còn tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội.
Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Một phần có thể do sự thiếu định hướng từ gia đình và nhà trường, khiến một số bạn trẻ cảm thấy mơ hồ về tương lai. Mặt khác, sự cám dỗ của lối sống hưởng thụ, sự phát triển của mạng xã hội đôi khi cũng khiến giới trẻ xao nhãng, quên đi những giá trị cốt lõi của sự nỗ lực và phấn đấu.
Để khơi dậy và phát huy tinh thần nỗ lực hết mình của tuổi trẻ, cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần tạo môi trường yêu thương, khích lệ, đồng thời định hướng giá trị sống đúng đắn cho con em. Nhà trường cần đổi mới phương pháp giáo dục, chú trọng phát triển toàn diện nhân cách, khơi gợi đam mê và ý chí tự lực ở học sinh, sinh viên. Xã hội cần tạo ra những cơ hội học tập, làm việc công bằng, đồng thời tôn vinh những tấm gương nỗ lực, sáng tạo của tuổi trẻ.
Bản thân mỗi người trẻ cũng cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với tương lai. Hãy xác định mục tiêu rõ ràng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và kiên trì thực hiện. Hãy không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đừng ngại thất bại, hãy coi đó là bài học quý giá để trưởng thành và vươn lên mạnh mẽ hơn.
Tóm lại, sự nỗ lực hết mình của tuổi trẻ là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mỗi cá nhân và sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, việc khơi dậy và phát huy tinh thần nỗ lực ấy càng trở nên cấp thiết. Bằng sự chung tay của gia đình, nhà trường, xã hội và ý chí quyết tâm của mỗi người trẻ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, nơi sức trẻ Việt Nam tỏa sáng rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
Câu 1
Trong khung cảnh đêm vắng lặng, bức tranh quê hiện lên qua lăng kính thơ mộng và bình dị. Tiếng võng kẽo kẹt như nhịp thở đều đặn của không gian, ru êm cả giấc ngủ lơ mơ của chú chó nơi thềm nhà. Bóng cây "lơi lả" bên hàng dậu gợi một vẻ thanh bình, tĩnh tại, nơi thời gian dường như ngừng trôi. Bốn câu thơ đầu đã khắc họa một không gian yên ả, thấm đượm sự thanh vắng đặc trưng của làng quê Việt Nam. Sang đến những câu thơ tiếp theo, bức tranh thêm phần sống động và ấm áp. Hình ảnh ông lão nằm thư thái giữa sân, ngắm nhìn ánh trăng ngân lấp loáng trên tàu cau, toát lên vẻ an nhiên, tự tại. Sự xuất hiện của "thằng cu" đứng vịn bên thành chõng, dõi theo con mèo đang quyện dưới chân, lại gợi lên nét hồn nhiên, trong trẻo của tuổi thơ. Ánh trăng không chỉ chiếu sáng cảnh vật mà còn như một sợi dây vô hình kết nối con người với thiên nhiên, tạo nên một bức tranh hài hòa, ấm áp tình người. Vẻ đẹp của bức tranh quê trong đoạn thơ không chỉ nằm ở những hình ảnh bình dị mà còn ở cái hồn quê mộc mạc, chân chất, khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc nhẹ nhàng, yêu mến.
Câu 2
Tuổi trẻ, với sức trẻ dồi dào, nhiệt huyết sục sôi và khát vọng chinh phục, luôn là lực lượng tiên phong trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh thế giới ngày càng đổi mới và cạnh tranh, sự nỗ lực hết mình của tuổi trẻ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó không chỉ là chìa khóa để mỗi cá nhân gặt hái thành công mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
Hiểu một cách đơn giản, nỗ lực là cố gắng hết mình khi làm bất cứ công việc gì. Người nỗ lực biết bản thân mình muốn gì, tương lai đang hướng đến như thế nào? Từ đó, đặt ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện. Biểu hiện khác của người nỗ lực đó là họ luôn kiên định trong suy nghĩ. Họ biết rằng cuộc đời là một chặng đường dài, con người sẽ không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Vậy nên khi gặp khó khăn, ta sẽ nỗ lực vươn lên chứ không dừng lại bỏ cuộc.
Nỗ lực giúp ta có sức mạnh để vượt qua khó khăn, từ đó hướng đến cuộc sống ý nghĩa hơn. Ở Tây Ban Nha, có họa sĩ nổi tiếng Picasso, ông đã truyền động lực cho rất nhiều người. Trước khi trở thành một danh họa lừng danh ông đã phải trải qua cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn trăm bề. Nhưng bằng sự nỗ lực, ông đã biến ước mơ thành hiện thực. Vậy rõ ràng, nỗ lực sẽ giúp ta thay đổi bản thân, trở thành một người mới tốt hơn mình của ngày hôm qua. Trước khi muốn thay đổi cuộc sống, chúng ta cần phải thay đổi chính bản thân mình. Và sự cố gắng, nỗ lực sẽ mang bạn đến một phiên bản mới hoàn hảo hơn, từ đó trở thành tấm gương sáng cho mọi người xung quanh noi theo.
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực đáng ghi nhận, chúng ta cũng không thể phủ nhận một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay vẫn còn thiếu ý chí vươn lên, sống buông thả, dựa dẫm vào người khác. Họ dễ dàng nản lòng trước những khó khăn, chưa thực sự xác định được mục tiêu và phương hướng phấn đấu rõ ràng. Điều này không chỉ gây lãng phí tiềm năng của bản thân mà còn tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội.
Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Một phần có thể do sự thiếu định hướng từ gia đình và nhà trường, khiến một số bạn trẻ cảm thấy mơ hồ về tương lai. Mặt khác, sự cám dỗ của lối sống hưởng thụ, sự phát triển của mạng xã hội đôi khi cũng khiến giới trẻ xao nhãng, quên đi những giá trị cốt lõi của sự nỗ lực và phấn đấu.
Để khơi dậy và phát huy tinh thần nỗ lực hết mình của tuổi trẻ, cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần tạo môi trường yêu thương, khích lệ, đồng thời định hướng giá trị sống đúng đắn cho con em. Nhà trường cần đổi mới phương pháp giáo dục, chú trọng phát triển toàn diện nhân cách, khơi gợi đam mê và ý chí tự lực ở học sinh, sinh viên. Xã hội cần tạo ra những cơ hội học tập, làm việc công bằng, đồng thời tôn vinh những tấm gương nỗ lực, sáng tạo của tuổi trẻ.
Bản thân mỗi người trẻ cũng cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với tương lai. Hãy xác định mục tiêu rõ ràng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và kiên trì thực hiện. Hãy không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đừng ngại thất bại, hãy coi đó là bài học quý giá để trưởng thành và vươn lên mạnh mẽ hơn.
Tóm lại, sự nỗ lực hết mình của tuổi trẻ là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mỗi cá nhân và sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, việc khơi dậy và phát huy tinh thần nỗ lực ấy càng trở nên cấp thiết. Bằng sự chung tay của gia đình, nhà trường, xã hội và ý chí quyết tâm của mỗi người trẻ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, nơi sức trẻ Việt Nam tỏa sáng rực rỡ trên mọi lĩnh vực.