

Chu Thị Hương Giang
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Tuyến đường Trường Sơn huyền thoại không chỉ là một kỳ công về mặt quân sự mà còn là nơi hun đúc và tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn cao cả của những con người Việt Nam. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng vạn chiến sĩ, thanh niên xung phong và người dân đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, dốc lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vẻ đẹp tâm hồn của họ được thể hiện rõ nét qua lòng yêu nước nồng nàn và sự tận trung với lý tưởng cách mạng. Họ sẵn sàng rời bỏ gia đình, quê hương, chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm để bảo đảm mạch máu giao thông được thông suốt, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc.Sự kiên cường và bền bỉ của những người con Trường Sơn trước những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và bom đạn địch là minh chứng cho một ý chí phi thường. Họ đối mặt với núi cao vực sâu, rừng thiêng nước độc, với những trận mưa bom bão đạn ác liệt, nhưng không hề nao núng. Tinh thần lạc quan, yêu đời và sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Họ hy sinh tuổi xuân, hạnh phúc cá nhân, thậm chí cả tính mạng cho độc lập, tự do của Tổ quốc, một sự hy sinh vô cùng cao thượng và thiêng liêng.Dù phải sống và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ, những người trên tuyến đường Trường Sơn vẫn giữ vững niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Họ hát vang những bài ca cách mạng, truyền cho nhau ngọn lửa nhiệt huyết và ý chí chiến đấu. Vẻ đẹp tâm hồn của họ còn thể hiện ở sự giản dị, chân thành và tinh thần lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng. Chính những phẩm chất cao đẹp ấy đã tạo nên một tượng đài bất tử về ý chí và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau.
Câu 1
- Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba.
- Dấu hiệu hình thức nhận biết ngôi kể thứ ba: người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong văn bản như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện, chỉ được nhận biết qua lời kể.
câu 2
Hai chi tiết miêu tả hình ảnh bếp lửa ở đoạn trích:
- Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay của Nết đầy khéo léo;
- Khói chỉ lan lờ mờ trong cỏ như sương ban mai rồi tan dần, lửa thì đậu lại.
câu 3
Tác giả đã sử dụng cách kể chuyện đan xen giữa những sự kiện diễn ra ở hiện tại và trong dòng hồi ức của nhân vật Nết. Cách kể chuyện này để lại nhiều tác dụng:
- Khắc họa rõ nét hình ảnh, tâm hồn, tạo chiều sâu tâm lý nhân vật
- Tạo sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giúp cho mạch truyện liền mạch hơn
- Làm nổi bật những nỗi đau, những mất mát mà chiến tranh gây ra cho con người
câu 4
Cách xưng hô “chị - em”, “cái con quỷ”: đậm chất dân dã, đời thường, thể hiện sự gắn kết trong gia đình
- Câu đùa “Hiên ra đây chị gội đầu nào?”: mang sắc thái hài hước, tạo không khí vui vẻ
- Sử dụng từ “bế” thay vì “bắt”; “khóc thét om cả nhà”: cách diễn đạt mang tính khẩu ngữ, tái hiện sinh động cảnh sinh hoạt gia đình
- Câu “Cái con quỷ này lớn xác chỉ khoẻ trêu em!”: không chỉ là lời mắng yêu mà còn thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho các con
Hiệu quả biểu cảm và khắc hoạ nhân vật:
- Nhân vật Nết hiện lên với hình ảnh là một cô chị tinh nghịch, còn cậu em thì nhõng nhẽo, đáng yêu
- Lời nói và hành động được miêu tả tự nhiên, giúp người đọc dễ dàng hình dung bối cảnh gia đình.
=> Việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong câu văn giúp tạo nên một bức tranh gia đình chân thực, ấm áp, làm nổi bật sự hồn nhiên, nghịch ngợm của trẻ con và tình cảm yêu thương giữa các thành viên
câu 5
Câu nói của Nết thể hiện ý chí mạnh mẽ, tinh thần kiên cường trước nghịch cảnh.
- Thay vì yếu đuối, than khóc, Nết chọn cách hoàn thành công việc trước khi bộc lộ cảm xúc => gợi lên bài học về cách con người đối diện với khó khăn trong cuộc sống.
- Mỗi người có một cách phản ứng khác nhau: có người bi quan, buông xuôi, có người mạnh mẽ vươn lên.
Như Nết, ta cần hiểu rằng khóc lóc không giải quyết vấn đề, mà hành động mới quan trọng.
Cuộc sống luôn có những thử thách, nhưng thái độ trước khó khăn quyết định sự thành công.
- Học cách kiên cường giúp ta mạnh mẽ hơn và truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
1. Xác định vấn đề: Vấn đề là dự đoán và phân tích sự biến động của giá nông sản qua các năm (ví dụ: giá gạo, lúa, ngô) và tìm hiểu yếu tố tác động đến sự biến động đó (các yếu tố như sản lượng, thời tiết, và nhu cầu thị trường).
2. Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu giá của các mặt hàng nông sản như gạo, ngô, cà phê từ các năm 2015 đến 2020, thông qua các báo cáo thị trường hoặc dữ liệu từ các cơ quan thống kê nông nghiệp.
3. Chuẩn bị dữ liệu: Loại bỏ các dòng dữ liệu bị thiếu thông tin; Thống kê giá cả hàng tháng thành giá trung bình theo năm; Chuyển đổi các giá trị giá cả thành đồng VND nếu chúng được ghi nhận bằng các đơn vị tiền tệ khác.
4. Phân tích và khai phá dữ liệu: Vẽ biểu đồ sự thay đổi giá của gạo, ngô, cà phê qua các năm; Tính toán các chỉ số thống kê như trung bình, độ lệch chuẩn của giá nông sản để phân tích mối quan hệ giữa yếu tố như sản lượng nông sản, thời tiết, và giá cả.
5. Đánh giá và giải thích: Đánh giá hoặc phân tích để xem kết quả có chính xác hay không và giải thích dự đoán giá gạo trong năm tiếp theo và so sánh với dữ liệu thực tế. Giải thích các yếu tố tác động đến biến động giá, như thời tiết xấu hoặc thay đổi trong chính sách xuất khẩu.
6. Ra quyết định và triển khai: Dựa trên dự đoán giá trong năm tiếp theo, nông dân có thể chọn thời điểm bán gạo để tối đa hóa lợi nhuận. Các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư vào các mặt hàng nông sản có tiềm năng lợi nhuận cao.
Các giai đoạn này giúp xây dựng một hệ thống dự báo giá nông sản chính xác, hỗ trợ ra quyết định cho nông dân, nhà đầu tư và các bên liên quan trong ngành nông nghiệp.
Ngành này giúp người Quản trị mạng có kiến thức và kỹ năng để quản lý, bảo mật và tối ưu hệ thống mạng, đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao.
- Hiểu về cấu trúc và hoạt động của mạng, nắm vững các thành phần và giao thức mạng để quản lý hệ thống mạng hiệu quả.
- Xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng mạng, thiết kế và triển khai các mạng LAN, WAN, VPN, v.v.
- Học cách bảo vệ mạng khỏi các tấn công và lỗ hổng bảo mật.
- Kiến thức về quản lý hiệu suất và tối ưu hóa mạng.
- Kĩ năng giải quyết sự cố và duy trì hệ thống, xử lý sự cố mạng và đảm bảo tính ổn định của hệ thống.
- Có chứng chỉ và cơ hội nghề nghiệp tốt trong lĩnh vực mạng máy tính.
Bước 1. Thu thập dữ liệu: Thu thập bộ dữ liệu hình ảnh "Chó" và "Mèo", sau đó tiến hành gắn nhãn cho các ảnh này theo quy ước: chó - 1, mèo - 0.
Bước 2. Chuẩn bị dữ liệu: Chuyển đổi kích thước thành cùng kích thước là 200*200 pixel, chuẩn hóa về định dạng và bố cục, chia tách dữ liệu thanh hai tập là huấn luyện và kiểm tra.
Bước 3. Huấn luyện mô hình: Lựa chọn mô hình học có giám sát
Bước 4. Kiểm thử mô hình: Đánh giá mô hình với dữ liệu kiểm tra và điều chỉnh nếu cần.
Bước 5. Triển khai mô hình: Đưa mô hình vào ứng dụng thực tế và giám sát hiệu quả của nó.
Câu 1
Thơ là tâm hồn, tình cảm. Nó diễn đạt rất thành công mọi cung bậc tình cảm đa dạng và phong phú của con người: niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, nỗi trăn trở, băn khoăn, sự hồi hợp, phấp phỏng, một nỗi buồn vu vơ. Một nỗi niềm bâng khuâng khó tả, một sự run rẩy thoáng qua, một phút chốc ngẩn ngơ… Có những tâm trạng và cung bậc tình cảm của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Chính vì thế thơ không chỉ nói hộ lòng mình, thơ còn là sự an ủi, vỗ về, động viên khích lệ người ta đứng dậy đi tới. Hai khổ thơ cuối của bài thơ "Bàn giao" chứa đựng những tình cảm sâu lắng, chân thành mà người ông dành cho thế hệ cháu con. Trong từng câu chữ, ông không chỉ trao lại những giá trị vật chất hay cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, mà còn gửi gắm những trải nghiệm tâm hồn và bài học sống quý giá. Câu thơ “Ông chỉ bàn giao một chút buồn/ Ngậm ngùi một chút, chút cô đơn” gợi lên sự day dứt, trăn trở và cả tình yêu thương vô bờ. Người ông không muốn cháu phải chịu đựng những khổ đau, nỗi buồn lớn lao mà bản thân ông đã trải qua, chỉ muốn cháu thấu hiểu chúng như một phần nhỏ để trưởng thành, để biết trân trọng hơn cuộc sống an lành hiện tại. Hình ảnh người ông hiện lên đầy bao dung, nhân hậu, mong muốn cháu con được sống trong hạnh phúc và yêu thương trọn vẹn. Đặc biệt, câu thơ “Câu thơ vững gót làm người ấy/ Ông cũng bàn giao cho cháu luôn” chính là thông điệp sâu sắc nhất mà người ông gửi lại. Đó không chỉ là một bài học làm người, mà còn là lời dặn dò về ý chí kiên cường, về cách đứng vững trước thử thách, nghịch cảnh của cuộc sống. Ông không chỉ truyền lại những điều tươi đẹp mà còn dạy cháu cách đối mặt với khó khăn, cách trân trọng mọi giá trị trong cuộc đời. Hai khổ thơ cuối không chỉ là biểu hiện của tình yêu thương sâu sắc giữa các thế hệ, mà còn khơi dậy trách nhiệm lớn lao của thế hệ trẻ trong việc tiếp nối, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy. Hình ảnh người ông và những lời bàn giao đong đầy tình yêu thương không chỉ mang tính cá nhân mà còn đại diện cho tình yêu thương, kỳ vọng của thế hệ đi trước dành cho tương lai. Từ đó, bài thơ khẳng định vai trò quan trọng của sự truyền thụ và kế thừa, kết nối quá khứ với tương lai, để những giá trị đẹp mãi trường tồn và tỏa sáng trong cuộc sống.
Câu 2
Tuổi trẻ được xem như khoảnh khắc tươi đẹp và quý báu nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đây là giai đoạn đặc biệt, đón nhận chúng ta với một khoảng thời gian quý báu để thực hiện những ước mơ và phấn đấu để biến chúng thành hiện thực. Đồng thời, sức khỏe của chúng ta cũng đạt đến đỉnh cao, cho phép chúng ta hoạt động mạnh mẽ để trải nghiệm cuộc sống một cách tối đa. Đây là khoảnh khắc để ta khám phá, học hỏi và trải nghiệm.
Trải nghiệm là một phần quan trọng của sự trưởng thành và học hỏi. Nó bao gồm việc tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm thông qua việc thám hiểm thế giới xung quanh. Chúng ta có thể trải nghiệm cuộc sống qua nhiều hình thức khác nhau như học tập, giao tiếp, du lịch, hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện.
Không ai được sinh ra đã trở thành người tài năng và sâu sắc từ ngay lập tức. Dù ta có dành cả cuộc đời để học hỏi, chúng ta vẫn không thể hoàn thiện hoàn toàn. Điều này làm cho trải nghiệm cuộc sống trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Qua những trải nghiệm này, chúng ta học được những bài học quý báu mà không có cuốn sách nào hoặc lý thuyết nào có thể thay thế. Mỗi vùng đất mới chúng ta đến, mỗi người mà chúng ta gặp gỡ đều đóng góp vào sự trưởng thành của chúng ta. Chăm chỉ, dũng cảm, kiên nhẫn, lòng nhân ái, và nhiều phẩm chất khác được phát triển thông qua trải nghiệm cuộc sống. Trải nghiệm cung cấp động lực và cảm hứng để chúng ta theo đuổi những ước mơ lớn lao và trân trọng những gì chúng ta đang có. Hơn nữa, càng trải nghiệm nhiều, chúng ta càng nhận ra sự đa dạng và rộng lớn của thế giới xung quanh, giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều và tích cực hơn về cuộc sống. Nếu không có trải nghiệm, chúng ta sẽ bị hạn chế trong tư duy và tự hẹp bản thân, giống như "Ếch ngồi đáy giếng."
Khánh Vy, người vừa nhận được học bổng toàn phần từ Chính phủ Anh sau ba lần bị từ chối, đã chia sẻ về tầm quan trọng của trải nghiệm trong thành công cá nhân của cô. Trong quá khứ, cô thường tập trung vào lý thuyết hơn là chia sẻ những trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, lần này, Khánh Vy quyết định kể về những trải nghiệm thực tế, những thách thức mà cô đã đối mặt, cách mà cô đã giải quyết chúng, và cống hiến của cô cho xã hội.
Ngược lại, vẫn còn nhiều người trong xã hội chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc trải nghiệm. Họ lười biếng, không muốn thay đổi, hoặc tỏ ra bảo thủ. Cuối cùng, họ sẽ tự đẩy mình vào tình thế tồi tệ và trở thành những người thất bại trong cuộc sống.
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn là sống buồn bã suốt trăm năm." Hãy mở lòng mình và sẵn sàng để trải nghiệm. Khi chúng ta bước chân ra ngoài để khám phá vẻ đẹp của thế giới, chúng ta sẽ thấy tâm hồn mình tươi sáng và phong cách sống của chúng ta thêm phong cách và đáng sống.
Câu 1:
- Thể thơ: Tự do.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
- Nhân vật trữ tình: Người ông.
Câu 2:
Trong bài thơ, người ông sẽ bàn giao cho cháu:
- Những điều đẹp đẽ như: gió heo may, góc phố với mùi ngô nướng, tháng giêng hương bưởi, mùa xuân xanh, những gương mặt đẫm nắng, yêu thương trên trái đất.
- Một chút buồn, ngậm ngùi, chút cô đơn, và câu thơ về nghị lực sống "Cắn răng mà chịu thiệt, vững gót để làm người".
Câu 3:
Ở khổ thơ thứ hai, người ông không muốn bàn giao cho cháu những thứ như: những tháng ngày vất vả, sương muối lạnh giá, sự rung chuyển của đất, xóm làng loạn lạc, ngọn đèn mờ, mưa bụi. Lý do ông không muốn trao những điều này là bởi ông không mong cháu phải gánh chịu những khổ đau, khó khăn và mất mát mà ông từng trải qua. Tấm lòng yêu thương của ông dành cho cháu được thể hiện rõ ràng qua sự lựa chọn chỉ trao lại những điều đẹp đẽ, hy vọng cháu được sống trong một thế giới an lành hơn, đầy ắp niềm vui, yêu thương và hy vọng.
Câu 4:
Biện pháp điệp ngữ "bàn giao" được lặp lại nhiều lần trong bài thơ. Việc lặp lại từ này tạo nên nhịp điệu sâu lắng, đồng thời nhấn mạnh tình cảm yêu thương, trách nhiệm và sự kỳ vọng của người ông đối với thế hệ sau. Điệp ngữ không chỉ làm nổi bật những giá trị quý báu mà ông trân trọng muốn truyền lại, mà còn thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng mà cháu sẽ kế thừa và phát huy. Nhờ biện pháp điệp ngữ, bài thơ trở nên giàu cảm xúc và có sức lay động mạnh mẽ hơn.
Câu 5:
Chúng ta cần có thái độ trân trọng và biết ơn đối với những điều quý giá mà thế hệ cha ông đã bàn giao. Sự trân trọng đó cần được thể hiện qua việc gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần mà họ để lại. Đồng thời, chúng ta cần phát huy những giá trị ấy, áp dụng chúng vào cuộc sống hiện tại để tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội. Hơn thế nữa, mỗi người cần ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, để lại những di sản có ý nghĩa cho thế hệ mai sau. Chỉ khi chúng ta biết kế thừa và phát triển, những công lao và kỳ vọng của cha ông mới thực sự được trân quý và phát huy trọn vẹn.