

Đỗ Gia Bách
Giới thiệu về bản thân



































Câu 9:
- Câu văn: Bố kể nốt câu chuyện cổ tích “Cây khế” còn dang dở mười lăm ngày trước…
-Tác dụng: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm – ở đây là truyện cổ tích Cây khế. - Câu văn: “Đồ mồ côi! Anh em nhà mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi. Ê ồ! Ê ồ!”.
-Tác dụng: Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của lũ trẻ trêu chọc nhân vật.
Câu 10:
Gia đình là nơi bắt đầu của cuộc sống và cũng là nơi cho ta tình yêu thương vô điều kiện. Dù có đi đến đâu, mỗi người đều mong muốn trở về nhà – nơi có cha mẹ, anh chị em chờ đón. Tình cảm gia đình là điểm tựa vững chắc trong những lúc ta mệt mỏi, là ánh sáng soi đường khi ta lạc bước. Những bữa cơm quây quần, những lời hỏi han, hay đơn giản chỉ là ánh mắt quan tâm đều góp phần sưởi ấm trái tim mỗi người. Gia đình không chỉ là mái nhà, mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách sống. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần biết trân trọng và giữ gìn tình cảm thiêng liêng này.
Vào một buổi chiều thứ năm rực nắng vừa qua, sân vận động của trường em như sôi động hẳn lên bởi trận thi đấu bóng đá giữa hai lớp 6A và 6B – hai đối thủ “nặng ký” của khối. Ngay từ đầu giờ chiều, các thầy cô, bạn bè và cả các bạn học sinh các lớp khác đã nô nức kéo đến sân bóng để theo dõi. Hai đội bóng với đồng phục chỉnh tề, gương mặt lộ rõ vẻ hồi hộp và quyết tâm, khởi động kỹ càng, chuẩn bị tinh thần bước vào trận đấu quan trọng này. Cổ động viên thì cầm cờ, băng rôn, có bạn còn tự làm cả bảng cổ vũ với những khẩu hiệu độc đáo như “6A chiến thắng!”, “6B vô địch!”. Không khí náo nhiệt lan tỏa khắp sân trường, khiến ai cũng cảm thấy phấn khích và hồi hộp.
Trận đấu chính thức bắt đầu sau tiếng còi vang lên của thầy trọng tài. Ngay lập tức, bóng được chuyền liên tục giữa các cầu thủ hai đội. Các bạn lớp 6B thể hiện sự ăn ý trong từng đường chuyền, di chuyển linh hoạt, kèm người sát sao. Bạn Quân – cầu thủ xuất sắc của lớp em – đã có những pha đi bóng lắt léo, vượt qua tới ba hậu vệ đối phương và dứt điểm về phía khung thành, nhưng thủ môn đội bạn đã xuất sắc cản phá. Những tiếng “Ồ!” vang lên không ngớt từ phía khán đài, thể hiện sự tiếc nuối và hào hứng. Các bạn lớp 6A cũng không hề kém cạnh, họ phản công nhanh, phối hợp sắc bén và suýt chút nữa đã có bàn mở tỉ số nếu không có sự cứu thua xuất thần của bạn Nam – thủ môn lớp em.
Hiệp một trôi qua đầy căng thẳng nhưng không có bàn thắng nào được ghi.Sau đó,các bạn cầu thủ được thảo luận chiến thuật và nghỉ giải lao trong vòng 15 phút. Sang hiệp hai, dưới sự cổ vũ không ngừng nghỉ từ các cổ động viên, đội lớp em chơi tự tin và quyết liệt hơn. Phút thứ mười lăm của hiệp hai, sau một pha phối hợp của đội bạn, bóng được chuyền vào vòng cấm và đội bạn không bỏ lỡ cơ hội, sút tung lưới đội bạn. Cả sân như vỡ òa, các bạn hò reo, nhảy lên vì sung sướng. Tuy nhiên, lớp em không dễ dàng chấp nhận thất bại. Họ dồn lên tấn công mạnh mẽ và đến phút thứ hai mươi, tỉ số đã được nghiêng về lớp 6A 0-1.
Trận đấu trở nên nghẹt thở, ai cũng hồi hộp theo dõi từng pha bóng. Cuối cùng, khi trận đấu chỉ còn vài phút là kết thúc, lớp em được hưởng quả phạt góc. Từ bên cánh phải, bạn Nam sút bóng vào giữa khung thành, các bạn đã cố gắng hết sức nhưng đã hết giờ. Tuy chúng em đã thua với tỉ số sát nhau là 0-1 nhưng các cầu thủ lớp em đã chơi rất đẹp và cũng cố gắng dành được thắng lợi.
Trận đấu hôm ấy tuy chỉ là một hoạt động thể thao trong trường nhưng lại để lại trong em rất nhiều cảm xúc. Em cảm nhận được rõ tinh thần đồng đội, lòng quyết tâm và sự gắn kết giữa các bạn cùng lớp.Bàn thua không đơn giản chỉ là điểm số mà còn là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Qua trận đấu này, em thấy được sự đoàn kết trong tập thể lớp mình và tinh thần đồng đội sâu sắc đó. Em hy vọng rằng trường sẽ tổ chức nhiều trận đấu như vậy hơn nữa để chúng em có cơ hội rèn luyện sức khỏe, tinh thần và kỹ năng làm việc nhóm.
Trong hành trình học tập và rèn luyện tri thức, học sinh luôn phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ khác nhau: học trên lớp, ôn luyện kiến thức, kiểm tra đánh giá, và đặc biệt là làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc có nên duy trì bài tập về nhà hay không. Một số người cho rằng việc làm bài tập ở nhà là không cần thiết, thậm chí gây áp lực, làm học sinh mất cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi. Nhưng theo em, bài tập về nhà vẫn đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí không thể thiếu trong việc hình thành thói quen học tập chủ động, nâng cao tư duy và phát triển toàn diện ở mỗi học sinh.
Trước hết, bài tập về nhà giúp học sinh có thể ghi nhớ sâu được những kiến thức đã học trên lớp. Trong thời gian học chính khóa, do lượng kiến thức nhiều và thời gian giới hạn, học sinh chỉ có thể tiếp thu ở mức cơ bản. Nếu không có thời gian ôn tập và luyện tập thêm ở nhà, các em dễ quên bài, khó nắm chắc nội dung đã học. Bài tập về nhà chính là cơ hội để học sinh ghi nhớ sâu hơn, vận dụng lý thuyết vào thực hành. Ví dụ, sau khi học một công thức toán, nếu không làm bài tập, học sinh sẽ không thể rèn kỹ năng giải bài, từ đó dễ mất gốc về sau.
Thứ hai, bài tập về nhà rèn luyện cho mỗi học sinh có ý thức tự học,ko cần cha,mẹ giúp đỡ – một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong thời đại ngày nay. Không phải lúc nào giáo viên cũng có thể kèm cặp sát sao từng học sinh, và học sinh cũng không thể mãi phụ thuộc vào người lớn. Khi làm bài ở nhà, học sinh phải tự đọc lại sách, tự tìm hiểu bài học, thậm chí chủ động tìm kiếm tài liệu bổ sung. Điều đó giúp hình thành tinh thần trách nhiệm, tính kiên trì và khả năng giải quyết vấn đề – những phẩm chất vô cùng cần thiết không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống sau này.
Không chỉ vậy, làm bài tập còn là cách để rèn cho mình sự sáng tạo của bản thân. Nếu giáo viên biết cách thiết kế bài tập phù hợp, thay vì yêu cầu máy móc, học sinh sẽ được thử thách bản thân, khám phá nhiều cách giải khác nhau. Trong môn Văn, bài tập về nhà có thể là những đề nghị luận mở giúp học sinh nêu chính kiến, luyện tập diễn đạt. Trong môn Khoa học, đó có thể là các thí nghiệm nhỏ, hoạt động quan sát thiên nhiên, từ đó kích thích sự ham học và tư duy phản biện. Những bài tập như vậy giúp học sinh không chỉ học lý thuyết mà còn biết cách vận dụng vào thực tiễn.
Thêm vào đó, bài tập về nhà cũng là cách đánh giá học lực của mỗi học sinh một cách hợp lý. Trong lớp, học sinh có thể dựa vào bạn bè hoặc giáo viên. Nhưng khi ở nhà, việc làm bài thể hiện đúng năng lực và sự hiểu bài của mỗi cá nhân. Giáo viên có thể dựa vào kết quả đó để điều chỉnh phương pháp giảng dạy, còn học sinh có thể biết mình cần khắc phục điều gì. Hơn nữa, phụ huynh cũng có thể thông qua bài tập để theo dõi quá trình học tập của con, từ đó phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục.
Tuy nhiên, em cũng hoàn toàn đồng tình rằng việc giao bài tập cần có sự điều chỉnh.Thực tế hiện nay có nhiều học sinh bị giao quá nhiều bài tập, phải thức khuya, không có thời gian chơi hoặc nghỉ ngơi, dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng. Việc này vô tình phản tác dụng, khiến các em chán học. Bên cạnh đó, nếu bài tập chỉ mang tính lặp đi lặp lại, không tạo hứng thú thì học sinh dễ làm qua loa, sao chép hoặc phụ thuộc vào công cụ hỗ trợ như mạng internet, làm giảm hiệu quả học tập. Do đó, thầy cô nên cân nhắc kỹ lưỡng: không giao quá nhiều, mà cần hướng đến chất lượng, tính thực tiễn và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ngoài ra, gia đình và nhà trường cũng phải hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà. Cha mẹ nên tạo điều kiện, khuyến khích nhưng không ép buộc hay làm thay con. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, biết quản lý thời gian hợp lý giữa học và chơi. Nếu được định hướng tốt, bài tập về nhà sẽ không còn là gánh nặng, mà sẽ trở thành công cụ tuyệt vời giúp học sinh tiến bộ mỗi ngày.
Tóm lại, bài tập về nhà là một phần không thể thiếu trong hành trình học tập của học sinh. Nó không chỉ giúp củng cố kiến thức, rèn kỹ năng tự học, phát triển tư duy mà còn hình thành thói quen học tập tích cực, có trách nhiệm. Vấn đề không phải là có nên làm bài tập về nhà hay không, mà là cách giao bài ra sao để phù hợp, hiệu quả và tạo động lực cho học sinh. Em tin rằng nếu biết cách tổ chức, bài tập về nhà sẽ luôn là người bạn đồng hành đáng quý của mỗi chúng ta trên con đường học vấn.
Câu 9:
-Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu là so sánh.
-Tác dụng: So sánh “rượu được rót tràn bát” với “tình cảm của người vùng cao” giúp làm nổi bật sự nồng hậu, chan chứa và chân thành trong tình cảm của người dân vùng cao, đồng thời tạo hình ảnh sinh động, gợi cảm xúc cho người đọc.
Câu 10:
Văn bản giúp em hiểu thêm về nét đẹp độc đáo trong văn hóa các dân tộc vùng cao ở Việt Nam, đặc biệt là phiên chợ tình Khau Vai. Đây không chỉ là nơi giao lưu buôn bán mà còn là dịp để những người yêu nhau gặp lại, thể hiện sự thủy chung, tình cảm sâu sắc. Em cảm nhận được vẻ đẹp trong trang phục, âm thanh và không khí lễ hội đậm bản sắc. Qua đó, em thêm tự hào và ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.