Phạm Minh Hậu

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Minh Hậu
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a) Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Nêu một số ví dụ về các hệ sinh thái này.

- Hệ sinh thái tự nhiên:

  • Khái niệm: Là hệ sinh thái hình thành và phát triển một cách tự nhiên, không có hoặc ít chịu sự tác động của con người.
  • Đặc điểm: Có tính đa dạng sinh học cao, các mối quan hệ sinh học phức tạp và cân bằng.
  • Ví dụ: Rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, rạn san hô, hồ tự nhiên.

- Hệ sinh thái nhân tạo:

  • Khái niệm: Là hệ sinh thái do con người tạo ra và quản lý, nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế, xã hội.
  • Đặc điểm: Có tính đa dạng sinh học thấp hơn, các mối quan hệ sinh học đơn giản hơn và chịu sự chi phối của con người.
  • Ví dụ: Đồng ruộng, vườn cây ăn quả, hồ nuôi cá, khu đô thị.

b) Nếu không có sự can thiệp của con người, hệ sinh thái nhân tạo sẽ bị biến đổi thành hệ sinh thái tự nhiên. Hãy giải thích và cho biết hiện tượng này chứng tỏ điều gì?

- Hệ sinh thái nhân tạo được duy trì và hoạt động dựa trên sự can thiệp liên tục của con người (như bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh,...). → Khi không có sự can thiệp của con người, các yếu tố tự nhiên như sự cạnh tranh giữa các loài, môi trường biến đổi,... sẽ chi phối, dần dần làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái nhân tạo. Khi đó các loài sinh vật hoang dại sẽ có cơ hội phát triển, lấn át các loài cây trồng, vật nuôi. Kết quả là hệ sinh thái nhân tạo sẽ dần dần biến đổi thành một hệ sinh thái tự nhiên.

- Hiện tượng này chứng tỏ rằng:

  • Hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự phục hồi và tự duy trì trạng thái cân bằng.
  • Sự can thiệp của con người có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, nhưng không thể hoàn toàn thay thế các quy luật tự nhiên.
  • Tính bền vững của hệ sinh thái tự nhiên.

Một số nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với con người:

- Rừng:

  • Vai trò: Cung cấp gỗ, thực phẩm, dược phẩm, điều hòa khí hậu, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính,...
  • Biện pháp sử dụng hợp lí: Ngăn chặn chặt phá rừng; trồng rừng, phủ xanh đồi trọc; ngăn chặn việc săn bắt các loài hoang dã sống trong rừng, đặc biệt là các loài quý hiếm; tăng cường quản lí và giáo dục bảo vệ rừng;...

- Khoáng sản:

  • Vai trò: Cung cấp năng lượng, vật liệu sản xuất công nghiệp,... 
  • Biện pháp sử dụng hợp lí: Hạn chế khai thác; lựa chọn sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khác,...

- Nước:

  • Vai trò: Là nguồn sống của hầu hết các loài sinh vật, nguyên liệu của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, điều hòa nhiệt độ,...
  • Biện pháp sử dụng hợp lí: Xử lí nước thải, tiết kiệm nước, quản lí sử dụng nước đầu nguồn,...

cỏ->thỏ->cáo/cú

cỏ-> chuột-> cáo

cỏ-> châu chấu-> chim sẻ->cáo

a. Từ năm 2008 đến năm 2023, Việt Nam lần lượt thiết lập, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản. b. Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế: năm 1995 gia nhập ASEAN, năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam kí hiệp định tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), kí kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP),... và nhiều hiệp định quan trọng khác. Việt Nam tích cực triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương với các đối tác trọng tâm có tầm ảnh hưởng và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, ưu tiên là kinh tế, quốc phòng - an ninh.

a.Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1917: - Ngày 5/6/1911: Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba đã rời bến Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước. - Trong hành trình đó, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều quốc gia, châu lục: Năm 1911, Nguyễn Tất Thành tới Pháp. Từ đây, Người lên con tàu mới, đi đến châu Phi, sang châu Mỹ và sinh sống ở Mỹ một thời gian. Năm 1914, Nguyễn Tất Thành đến Luân Đôn và ở lại đây sinh sống, làm việc. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành quay trở lại Pháp và tích cực hoạt động cách mạng. b. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Bởi, sau khi đến nhiều châu lục, làm nhiều nghề khác nhau, Nguyễn Ái Quốc ra rút ra được bài học và đi đến nhận định: "Ở đâu chủ nghĩa thực dân đế quốc cũng tàn bạo, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức cùng cực". Các phong trào đấu tranh cách mạng ở trong nước theo khuynh hướng phong kiến hay tư sản đều chưa giành được kết quả. Do đó, Nguyễn Ái Quốc quyết định lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam. * Nội dung con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Giải phóng dân tộc phải gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, chủ nghĩa xã hội là phương hướng tiến lên.