

Lê Việt Dũng
Giới thiệu về bản thân



































A: Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Vì: Nguyên tắc đối xử quốc gia yêu cầu các nước phải đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sau khi đã nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia đó
B: Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Vì: Việc áp dụng thuế 20% đối với sản phẩm từ nước B và 10% đối với sản phẩm từ nước A mà không có lý do hợp lý là vi phạm nguyên tắc này, bởi nước M không thể có sự phân biệt giữa các thành viên WTO mà không có lý do chính đáng
A:Hành vi của anh T là vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
vì:vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc đưa ra quyết định về công việc, tài chính, và chăm sóc con cái
Hậu quả:Gây mất hòa khí trong gia đình, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột.
Chị L có thể bị phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng đến quyền tự chủ cá nhân và cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể là dấu hiệu của bạo lực gia đình về kinh tế, dẫn tới ly hôn hoặc hậu quả pháp lý khác
B: Hành vi của ông M là vi phạm quyền thừa kế
Vì: con nuôi và con đẻ có quyền thừa kế ngang nhau nếu quan hệ nuôi con nuôi hợp pháp
Hậu quả: Có thể dẫn đến tranh chấp tài sản, kiện tụng, gây rạn nứt quan hệ gia đình
Câu1:Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có rất nhiều những đóng góp trong công cuộc đổi mới nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Ông có một kho tàng những truyện ngắn hấp dẫn đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống và thiên nhiên. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng” sáng tác năm 1986. Tác phẩm là sự đấu tranh của cái thiện và cái ác, để rồi lòng trắc ẩn và lương thiện hiện lên thật đẹp đẽ
Tác phẩm là quá trình đi săn của ông Diểu theo trình tự thời gian từ lúc ông lên núi săn mồi đến lúc trở về. Ông Diểu đã nhắm trúng và bắn con khỉ đực. Nhưng khi khỉ bố ngã xuống đất, cả đàn khỉ hỗn loạn chạy đi thì ông Diểu lại lo lắng và sợ hãi. Đây là lúc lương tâm của ông trỗi dậy, ông thấy như mình đang làm điều ác. Hình ảnh con khỉ cái quay lại cứu khỉ đực, ông coi đó là một điều giả dối rồi dọa khỉ cái chạy đi. Nhưng khỉ cái bỏ đi rồi lại chạy về cứu khỉ đực. Chính việc nhìn thấy con khỉ nhỏ rơi xuống vực khiến cho lương tâm ông trỗi dậy nhiều hơn. Ông tái mặt rồi kinh hoàng trước sự việc vừa xảy ra. Sau đó ông lại vô tình gặp lại con khỉ đực mà mình đã bắn. Lần này nhìn thấy con khỉ bị thương trong ông lại dâng lên sự thương lại. Từ một người đi săn với lòng ác bắn con mồi, nhưng giờ đây lương tâm và lòng trắc ẩn của một con người khiến ông quyết định cứu con khỉ. Ông kiếm lá đắp lên miệng vết thương cho nó, lại lấy chiếc quần duy nhất trên cơ thể để băng bó vết thương cho nó và mang con khỉ xuống núi. Nguyễn Huy Thiệp đã miêu tả rất chân thật cái đau đớn, cái khổ sở của con vật trước tác động của con người. Nhưng chúng vẫn có tình cảm, mong được con người cứu giúp. Nếu như ở phần đầu của truyện, ta như thấy được hình ảnh của một con người độc ác, chỉ mang trong mình suy nghĩ đi săn mồi, phá hủy thiên nhiên. Thì bây giờ ông Diểu không màng lấy nguy hiểm mang con khỉ xuống núi, ông đau lòng khi nhìn nó bị xây xước khắp người.
Hình ảnh đẹp nhất truyện có lẽ là khi ông Diểu may mắn gặp được hoa tử huyền. Đó là loài cứ ba chục năm mới nở một lần, khi rừng kết muối là điềm báo của đất nước thanh bình. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn. Đây có lẽ là thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới người đọc. Nhan đề “Muối và rừng” như tượng trưng một biểu tượng thiêng liêng, một khát khao hướng thiện. Con người sẽ luôn tồn tại những góc khuất cần đào bới, nếu ngay từ đầu ông Diểu là người đang tàn phá thiên nhiên, thì về ông lại là người đang cứu chúng, ông được trở về với bản chất của con người tốt đẹp vốn có của mình. Tác giả đã mang đến những ngôn từ đặc sắc, những câu văn ấn tượng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên chính là bức tranh phản chiếu thái độ sống của con người. Khi con người biết bảo vệ, biết dành tình yêu cho thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ mang lại rất nhiều tài nguyên cho con người.
Bức tranh thiên nhiên, lòng trắc ẩn của con người đã được Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rất sâu sắc và chân thực qua truyện ngắn “Muối của rừng”. Qua đó thấy được tệ nạn săn bắn thú rừng ở Việt Nam và lời kêu gọi con người bảo vệ thiên nhiên.
Câu2:Trong những năm gần đây, mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều clip ghi lại hình ảnh các bạn trẻ tình nguyện thu gom rác thải tại ao hồ, chân cầu, bãi biển trên khắp cả nước. Không phô trương, không ồn ào, những việc làm thầm lặng ấy lại gây ấn tượng mạnh mẽ bởi tinh thần trách nhiệm, tình yêu thiên nhiên và ý thức cộng đồng sâu sắc. Từ góc nhìn của một người trẻ, tôi cho rằng đây là một tín hiệu tích cực và cần được lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội hiện đại.
Trước hết, hành động thu gom rác thải thể hiện nhận thức rõ ràng của người trẻ về thực trạng ô nhiễm môi trường – một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay. Khi tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng nhanh, lượng rác thải sinh hoạt, nhựa và chất thải công nghiệp cũng theo đó gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Ao hồ trở nên đục ngầu, bãi biển ngập ngụa rác thải… không chỉ làm mất mỹ quan mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sự sống của các loài sinh vật. Trước thực trạng đó, nhiều bạn trẻ đã không chọn cách đứng ngoài cuộc mà dấn thân, hành động cụ thể để góp phần cải thiện môi trường sống.
Thứ hai, việc các bạn trẻ chủ động làm sạch môi trường là minh chứng cho tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái. Giới trẻ hôm nay không chỉ sống cho riêng mình mà còn sống có trách nhiệm với cộng đồng, với thế hệ tương lai. Những chiến dịch “Clean Up”, “Challenge For Change” hay các hoạt động của nhóm “Green Trips”, “Đạp xe nhặt rác”… không chỉ dừng lại ở việc làm sạch môi trường mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về lối sống bền vững và thân thiện với thiên nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương đẹp, vẫn còn không ít người thờ ơ, coi việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai đó chứ không phải của chính mình. Sự thờ ơ ấy thể hiện qua hành động xả rác bừa bãi, sử dụng túi nilon một cách vô tội vạ hay không phân loại rác đúng cách. Do đó, những hành động đẹp của giới trẻ không chỉ đáng được khen ngợi mà còn cần được nhân rộng bằng các chương trình giáo dục, truyền thông và chính sách hỗ trợ cụ thể từ phía nhà trường, gia đình và xã hội.
Tôi tin rằng, nếu mỗi người trẻ đều có ý thức và hành động nhỏ như dọn rác, hạn chế nhựa dùng một lần, trồng thêm cây xanh…, thì một tương lai xanh – sạch – đẹp không còn là điều xa vời. Môi trường sống là tài sản chung của nhân loại, và giới trẻ hôm nay chính là những người sẽ kế thừa và xây dựng tương lai ấy. Chúng ta không chỉ nói yêu thiên nhiên, mà hãy bắt đầu từ những hành động cụ thể, như cách nhiều bạn trẻ đang lặng lẽ làm mỗi ngày.
Câu 1: cái đẹp trong truyện ngắn
Câu 2:”vẻ đẹp cuả sự hướng thiện”.”cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên con người”
Câu3: mối quan hệ giữa nội dung và nhan đề
Câu 4:biện pháp liệt kê trong câu văn trên không chỉ có giá trị miêu tả mà còn góp phần biểu đạt cảm xúc, làm nổi bật chủ đề và truyền tải thông điệp một cách mạnh mẽ.