

NGUYỄN THỊ LÂM ANH
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1 Luận đề của văn bản: Nghĩ thêm về chi tiết cái bóng trong truyện" Chuyện người con gái Nam Xương "
Câu 2 : Theo người viết, truyện"Chuyện người con gái Nam Xương" hấp dẫn bởi tình huống:"Nguyễn Dữ đã viết thêm đoạn kết ( không có trong văn bản truyện cổ dân gian) có tính chất "thần kỳ". Đoạn kết ấy không chỉ để câu chuyện thêm hấp dẫn!...."
Câu 3:Mục đích của việc nhắc đến tình huống truyện ở phần mở đầu: Giúp người đọc hình dung được điểm hấp dẫn chính của truyện và làm cơ sở để bàn luận sâu về chi tiết cái bóng sau đó
Câu 4 :
Chi tiết khách quan: “Ngày xưa chưa có tivi, đến cả 'rối hình' cũng không có, tối tối con cái thường quây quần quanh cha mẹ, ông bà, chơi trò soi bóng trên tường.”
Chi tiết chủ quan: “Có lẽ vì muốn con luôn cảm thấy người cha vẫn có mặt ở nhà, và để tự an ủi mình...”
Nhận xét: Việc kết hợp giữa trình bày khách quan (bối cảnh thực tế) và chủ quan (cảm xúc, suy nghĩ nhân vật) giúp người đọc hiểu rõ hơn hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật và giá trị biểu đạt của chi tiết cái bóng.
Câu 5 : Chi tiết cái bóng là chi tiết nghệ thuật đặc sắc vì: Nó vừa xuất phát từ đời sống thực, gần gũi với người đọc, vừa được nâng lên thành một chi tiết giàu giá trị biểu cảm và tạo nên tình huống truyện bất ngờ, góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Câu 1: Luận đề của văn bản: Bi kịch trong hồi kết “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” Câu 2 :Mục đích của người viết: Phân tích sâu sắc bi kịch của cái đẹp và người nghệ sĩ Vũ Như Tô, đồng thời khẳng định giá trị trường tồn của cái đẹp và nghệ thuật chân chính. Câu 3: Nhận xét về hệ thống luận điểm: Hệ thống luận điểm được triển khai rõ ràng, chặt chẽ theo trình tự logic – lần lượt phân tích năm biểu hiện của cái đẹp bị bức tử, kết hợp dẫn chứng và lập luận thuyết phục. Câu 4: Chi tiết khách quan: “Hành động cầu xin tha mạng cho Vũ Như Tô... bị coi là lời xin của con ‘dâm phụ’ cho kẻ ‘gian phu’.” Chi tiết chủ quan: “Thật đau đớn và chua xót cho một tấm lòng ‘vì thiên hạ’ mà chịu nỗi oan tày đình như thế.” Tác dụng: Cách trình bày khách quan giúp tăng tính thuyết phục, còn cách trình bày chủ quan thể hiện cảm xúc của người viết, tạo sự đồng cảm nơi người đọc. Câu 5. Theo em, Vũ Như Tô đáng thương hơn đáng trách, vì ông là nghệ sĩ có lý tưởng cao đẹp, nhưng bị hiểu lầm, lợi dụng và chà đạp trong một thời đại không thấu hiểu cái đẹp; bi kịch của ông là sự hi sinh cho nghệ thuật.
Câu 1: Luận điểm của đoạn trích:"Khát vọng sống đẹp, sống có ích, biết hòa mình vào cộng đồng một cách khiêm nhường nhưng vẫn giữ được bản sắc cá nhân – đó là lời nhắn nhủ sâu sắc của Thanh Hải trong khổ thơ thứ tư của bài Mùa xuân nho nhỏ."
Câu 2: tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh:
"Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến"
Câu 3 :việc dẫn dắt này không chỉ làm rõ hoàn cảnh, tư tưởng và giá trị bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, mà còn mở rộng chiều sâu liên văn bản, gợi người đọc suy ngẫm về trách nhiệm cá nhân trong cộng đồng, về cái đẹp trong sự hòa hợp giữa con người với nhau và với cuộc sống.
Câu 4: Tác giả đã kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau để miêu tả ví dụ liệt kê : liệt kê những hình ảnh của mùa xuân " vầng trăng , tiếng chim hót,..." nhằm gợi lên vẻ đẹp của thiên . Điệp ngữ : " mãi mãi mãi, vĩnh cửu" được lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh sự trường tồn...Việc kết hợp nhiều biện pháp tu từ này làm cho câu văn trở nên giàu hình ảnh, có chiều sâu tư tưởng và nhạc điệu, khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc về vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, nghệ thuật và cuộc sống.
Câu 5 :Người dẫn cho rằng việc "làm con chim hót", "làm một cành hoa", "nhập vào hòa ca" là biểu tượng cho khát vọng sống cống hiến thầm lặng mà vẫn mang bản sắc riêng. Dù mỗi người chỉ là một cá thể nhỏ bé, khiêm tốn (một “nốt trầm”), nhưng vẫn mang giá trị riêng, không thể bị hòa tan hay đánh đồng một cách vô vị, nhạt nhẽo. Sự cống hiến ấy cần có cá tính, bản sắc, và tồn tại hài hòa trong cộng đồng.Em đồng tình với quan điểm của người dẫn. Bởi lẽ, mỗi con người đều có giá trị và cá tính riêng. Khát vọng sống đẹp, sống có ích – dù thầm lặng như một “nốt trầm” – vẫn rất đáng trân trọng nếu nó mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú bản "hòa ca" của cuộc sống. Quan điểm này vừa thể hiện sự tôn trọng cá nhân, vừa nhấn mạnh vai trò của sự đa dạng, đoàn kết trong cộng đồng – đúng với tinh thần bài thơ của Thanh Hải.
Câu 1: Luận điểm của đoạn trích:"Khát vọng sống đẹp, sống có ích, biết hòa mình vào cộng đồng một cách khiêm nhường nhưng vẫn giữ được bản sắc cá nhân – đó là lời nhắn nhủ sâu sắc của Thanh Hải trong khổ thơ thứ tư của bài Mùa xuân nho nhỏ."
Câu 2: tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh:
"Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến"
Câu 3 :việc dẫn dắt này không chỉ làm rõ hoàn cảnh, tư tưởng và giá trị bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, mà còn mở rộng chiều sâu liên văn bản, gợi người đọc suy ngẫm về trách nhiệm cá nhân trong cộng đồng, về cái đẹp trong sự hòa hợp giữa con người với nhau và với cuộc sống.
Câu 4: Tác giả đã kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau để miêu tả ví dụ liệt kê : liệt kê những hình ảnh của mùa xuân " vầng trăng , tiếng chim hót,..." nhằm gợi lên vẻ đẹp của thiên . Điệp ngữ : " mãi mãi mãi, vĩnh cửu" được lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh sự trường tồn...Việc kết hợp nhiều biện pháp tu từ này làm cho câu văn trở nên giàu hình ảnh, có chiều sâu tư tưởng và nhạc điệu, khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc về vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, nghệ thuật và cuộc sống.
Câu 5 :Người dẫn cho rằng việc "làm con chim hót", "làm một cành hoa", "nhập vào hòa ca" là biểu tượng cho khát vọng sống cống hiến thầm lặng mà vẫn mang bản sắc riêng. Dù mỗi người chỉ là một cá thể nhỏ bé, khiêm tốn (một “nốt trầm”), nhưng vẫn mang giá trị riêng, không thể bị hòa tan hay đánh đồng một cách vô vị, nhạt nhẽo. Sự cống hiến ấy cần có cá tính, bản sắc, và tồn tại hài hòa trong cộng đồng.Em đồng tình với quan điểm của người dẫn. Bởi lẽ, mỗi con người đều có giá trị và cá tính riêng. Khát vọng sống đẹp, sống có ích – dù thầm lặng như một “nốt trầm” – vẫn rất đáng trân trọng nếu nó mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú bản "hòa ca" của cuộc sống. Quan điểm này vừa thể hiện sự tôn trọng cá nhân, vừa nhấn mạnh vai trò của sự đa dạng, đoàn kết trong cộng đồng – đúng với tinh thần bài thơ của Thanh Hải.