Nguyễn Thị Bích Vân

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Bích Vân
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc ta, là cầu nối giúp chúng ta bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và giữ gìn bản sắc văn hóa. Vì vậy, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là điều rất quan trọng. Ngày nay, khi đất nước ngày càng hội nhập với thế giới, nhiều bạn trẻ có thói quen dùng lẫn tiếng nước ngoài vào lời nói hoặc viết sai chính tả, viết tắt khi nhắn tin, đăng bài trên mạng xã hội. Nếu không cẩn thận, lâu dần tiếng Việt sẽ bị thay đổi và mất đi vẻ đẹp vốn có. Chúng ta cần biết sử dụng tiếng Việt đúng ngữ pháp, rõ ràng và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ là trách nhiệm mà còn là cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Mỗi học sinh chúng ta cần trau dồi vốn từ, chăm chỉ học tập và sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn để góp phần bảo vệ ngôn ngữ thân yêu của dân tộc.



Bài văn nghị luận phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân"

Bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình là lời ca ngợi đầy tình cảm về tiếng Việt – ngôn ngữ thân thương đã gắn bó với dân tộc ta suốt bao đời. Qua những hình ảnh gần gũi và cảm xúc, tác giả giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị quý báu của tiếng mẹ đẻ trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Về nội dung, bài thơ cho thấy tiếng Việt không chỉ là phương tiện để giao tiếp, mà còn là nơi lưu giữ lịch sử, văn hóa và tình cảm của dân tộc. Tiếng Việt từng theo chân cha ông đi mở đất, giữ nước, được ghi trong những trang sử vàng, những áng văn thơ nổi tiếng như Hịch tướng sĩ, Truyện Kiều, hay lời dạy của Bác Hồ. Tiếng Việt cũng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày: trong lời ru, câu hát, tiếng nói đầu đời của em bé, và cả lời chúc đầu năm mới. Tác giả đã dùng hình ảnh mùa xuân để nói về sự tươi mới, trẻ trung của tiếng Việt trong thời đại hôm nay, khi đất nước đang phát triển và đổi mới từng ngày.

Về nghệ thuật, bài thơ được viết bằng lời thơ nhẹ nhàng, giàu hình ảnh và cảm xúc. Tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa... giúp tiếng Việt hiện lên sinh động, gần gũi mà vẫn rất thiêng liêng. Câu thơ ngắn gọn, nhịp điệu đều, dễ đọc, dễ nhớ cũng góp phần làm cho bài thơ thêm hấp dẫn.

Tóm lại, bài thơ là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy yêu quý, giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc – một phần không thể thiếu trong tâm hồn và cuộc sống của người Việt Nam.

câu 1 : văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin

câu 2 : sự thờ ơ về tiếng mẹ đẻ, muốn thể hiện " ra oai " của các tờ báo ở Việt Nam, sự "sính ngoại" của người Việt mà dần quên đi tiếng Việt

câu 3 : để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã đưa ra những lý lẽ như :

- Việc mở cửa, hội nhập với các nước ngoài không đồng nghĩa đến việc làm lu mờ bản sắc dân tộc Việt Nam

- Một quốc gia phát triển vẫn có thể (và cần phải) giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa riêng như một biểu hiện của lòng tự trọng dân tộc.

và cũng có những bằng chứng như :

tại Hàn Quốc : "Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bẳng hiệu chữ Hàn Quốc" , "Những các tờ báo phát hành ở trong nước đều không có mấy trang cuối viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học, ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc."

tại Việt Nam : "Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.", trong khi đó, ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta, có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai”


câu 4 : ý kiến khách quan : Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bẳng hiệu chữ Hàn Quốc. -> đây là một quan sát thực tế tại Hàn Quốc mà tác giả đã chứng kiến, không mang tính đánh giá cá nhân

ý kiến chủ quan :Trong khi đó, ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta, có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai” -> đây là ý kiến cá nhân của tác giả, mang tính phê bình việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong báo chí Việt Nam

câu 5 : cách lập luận của tác giả rất rõ ràng, chặt chẽ và có sức thuyết phục khi đưa được những bằng chứng thực tế, chính xác, so sánh vấn đề rõ ràng cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, không áp đặt